Ngày 6/2 (tức mùng 4 Tết Tân Mão), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình Vui xuân Tân Mão 2011 với nhiều hoạt động, sinh hoạt văn hóa dân gian của gần 10 dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt, lần đầu tiên có sự tham gia của những người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận, những người Dao Lô gang và người Na Miẻo ở tỉnh Lạng Sơn.
Chương trình có những hoạt động như trình diễn nghệ thuật dân gian với những sắc thái đa dạng mà nổi bật là những giai điệu âm nhạc mừng năm mới, cầu an, cầu mùa của người Raglai, Dao Lô gang, Na Miẻo và Tày; điệu múa sư tử của người Nùng. Cùng với đó là múa rối nước của làng quê với các tích trò vui nhộn, nghệ thuật thư pháp với sự tham gia của cả hai thế hệ già và trẻ.
Tại Chương trình vui Xuân, những nghệ nhân làng Đông Hồ trình diễn in tranh và những du khách có thể tự tay in bức tranh mà mình yêu thích.
Cùng với hàng loạt trò chơi của người Kinh như đáo mẹt, đáo cọc, đáo đĩa, pháo đất, kéo co, đánh đu, đấu vật, đẩy lưng, “chọi trâu,” ô ăn quan, cờ toán, còn có nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc khác như ném còn của người Tày, Nùng, Thái; cầu lông gà của người Hmông, Thái, Pà Thẻn; đẩy gậy và nhảy bao bố của người Nùng, Tày, Việt;, đi cà kheo của người Hmông, Tày, Nùng, Việt; cờ gánh của người Việt, Thái; đánh quay của người Dao, Tày, Nùng, Hmông và Việt.
Đến với chương trình vui Xuân năm nay, du khách còn có cơ hội trải nghiệm làm nhiều loại đồ chơi dân gian như chong chóng, tò he, hoa quả bằng bột, tô vẽ mặt nạ, trang trí con giống giấy bồi, 12 con giáp nặn bằng đất và được hướng dẫn làm thử những loại hoa giấy để trang trí.
Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức những hương vị cổ truyền của người Tày như lợn quay lá mác mật, thịt trâu khô xào chua ngọt, lạp xường treo gác bếp, xôi cẩm, bánh pẻng khô, bánh cóc mò, bánh khẩu si, rượu men lá…
Chương trình Vui xuân Tân Mão sẽ kết thúc vào ngày 8/2, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam./.
Đặc biệt, lần đầu tiên có sự tham gia của những người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận, những người Dao Lô gang và người Na Miẻo ở tỉnh Lạng Sơn.
Chương trình có những hoạt động như trình diễn nghệ thuật dân gian với những sắc thái đa dạng mà nổi bật là những giai điệu âm nhạc mừng năm mới, cầu an, cầu mùa của người Raglai, Dao Lô gang, Na Miẻo và Tày; điệu múa sư tử của người Nùng. Cùng với đó là múa rối nước của làng quê với các tích trò vui nhộn, nghệ thuật thư pháp với sự tham gia của cả hai thế hệ già và trẻ.
Tại Chương trình vui Xuân, những nghệ nhân làng Đông Hồ trình diễn in tranh và những du khách có thể tự tay in bức tranh mà mình yêu thích.
Cùng với hàng loạt trò chơi của người Kinh như đáo mẹt, đáo cọc, đáo đĩa, pháo đất, kéo co, đánh đu, đấu vật, đẩy lưng, “chọi trâu,” ô ăn quan, cờ toán, còn có nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc khác như ném còn của người Tày, Nùng, Thái; cầu lông gà của người Hmông, Thái, Pà Thẻn; đẩy gậy và nhảy bao bố của người Nùng, Tày, Việt;, đi cà kheo của người Hmông, Tày, Nùng, Việt; cờ gánh của người Việt, Thái; đánh quay của người Dao, Tày, Nùng, Hmông và Việt.
Đến với chương trình vui Xuân năm nay, du khách còn có cơ hội trải nghiệm làm nhiều loại đồ chơi dân gian như chong chóng, tò he, hoa quả bằng bột, tô vẽ mặt nạ, trang trí con giống giấy bồi, 12 con giáp nặn bằng đất và được hướng dẫn làm thử những loại hoa giấy để trang trí.
Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức những hương vị cổ truyền của người Tày như lợn quay lá mác mật, thịt trâu khô xào chua ngọt, lạp xường treo gác bếp, xôi cẩm, bánh pẻng khô, bánh cóc mò, bánh khẩu si, rượu men lá…
Chương trình Vui xuân Tân Mão sẽ kết thúc vào ngày 8/2, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam./.
Hoàng Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)