Làng Đông Hồ được biết đến với nghề làm tranh truyền thống từ cách đây hơn nửa thế kỷ, với những bức tranh được làm thủ công từ giấy dó, vỏ điệp, sơn hồ... Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, nghề làm vàng mã ở làng tranh Đông Hồ (hay còn gọi là làng Đông Khê), xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đã mang lại cho người dân nơi đây cuộc sống ngày càng sung túc.
Cả làng có gần 400 hộ với hơn 1.500 nhân khẩu, trong đó hơn 90% số các hộ sản xuất và buôn bán vàng mã. Trong làng bây giờ số hộ giữ được nghề truyền thống như gia đình cụ Trần Nhật Sở, cụ Nguyễn Đăng Chế... không nhiều. Cũng thật dễ hiểu, bởi một người chơi tranh thì trăm người đốt vàng mã, có cung ắt có cầu. Vì thế nghề vàng mã phát triển.
Theo người dân địa phương, nghề làm vàng mã ở đây có từ những năm 1985-1990. Khi đó chỉ có vài hộ sản xuất, sau đó các hộ khác thấy nhu cầu đốt vàng mã ngày một tăng, nên đã mua các sản phẩm vàng mã về rồi bắt chước làm theo. Nghề vàng mã lan rộng ra cả làng, rồi cả xã và nhiều vùng phụ cận.
Tìm hiểu nghề làm vàng mã nơi đây mới thấy, mỗi hộ gia đình thường chỉ tập trung sản xuất 1-2 sản phẩm riêng.
Chị Vương Thanh Hà - một hộ sản xuất giầy, hia tại địa phương cho biết đa số người dân ở đây sản xuất vàng mã với quy mô hộ gia đình, do đó, việc chuyên về sản xuất một mặt hàng giúp tăng số lượng sản phẩm và tiết kiệm được thời gian.
Đến với gia đình chị vào thời gian tất bật nhất năm, chị co biết cứ vào những tháng cuối năm âm lịch, người dân ở đây hoạt động luôn tay, luôn chân, dường như không có thời gian nghỉ ngơi. Vào thời điểm này, một người ở đây có thể làm việc 14 giờ/ngày, vậy mà vẫn không đủ hàng để xuất cho các đại lý và các tiểu thương. Có gia đình còn phải thuê thêm nhân công, tùy theo tay nghề, mỗi người cũng được nhận từ 50.000-60.000 đồng/ngày.
Riêng gia đình chị Hà, với 4 lao động, trung bình mỗi ngày sản xuất được 400 đôi hài, với giá thành 1.600 đồng/đôi, thu lãi 50%. Hàng năm, riêng nghề vàng mã cũng đem lại cho gia đình chị thu nhập gần 100 triệu đồng.
Nếu như trước đây, nghề hàng mã được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, thì giờ đây người dân nơi đây đã áp dụng cả công nghệ, máy móc vào sản xuất như máy cắt bằng điện, máy in màu, photo màu...; từ đó nâng sản lượng lên gấp nhiều lần.
Đại lý vàng mã Nguyễn Ngọc Tôn trưng bày đủ các loại mẫu hàng vàng mã, không chỉ các mặt hàng truyền thống như ngựa, quần áo, giày dép, tiền vàng..., mà còn cả hàng mã là các tiện nghi hiện đại như nồi cơm điện, đầu kỹ thuật số, lò vi sóng, máy giặt, ôtô...
Ông chủ đại lý cho biết người sống dùng đồ gì thì ở đây đều có hết. Giá các mặt hàng cũng phong phú như các sản phẩm, từ hàng chục cho đến hàng trăm nghìn đồng.
Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán, ôtô, xe máy ra vào làng nườm nượp. Các lái buôn ở khắp các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng... cũng về đây để lấy hàng.
Một số chủ cửa hàng cho biết vào những ngày cao điểm này, thương lái còn lấy hàng tiêu thụ sang Đài Loan (Trung Quốc).
Ông Nguyễn Như Điều - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Song Hồ chia sẻ không riêng gì Đông Hồ, cả xã Song Hồ cũng có hơn 70% số hộ dân sản xuất và buôn bán vàng mã trên tổng số 1.400 hộ với gần 6.000 nhân khẩu. Hiện nay, số hộ khá, giàu trên địa bàn xã chiếm xấp xỉ 85%.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, làng nghề vàng mã ở Song Hồ vẫn tiếp tục mở rộng và "phất" lên không ngừng. Dẫu vậy, không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến nghề làm tranh truyền thống - tranh Đông Hồ rất nổi tiếng và đặc sắc./.
Cả làng có gần 400 hộ với hơn 1.500 nhân khẩu, trong đó hơn 90% số các hộ sản xuất và buôn bán vàng mã. Trong làng bây giờ số hộ giữ được nghề truyền thống như gia đình cụ Trần Nhật Sở, cụ Nguyễn Đăng Chế... không nhiều. Cũng thật dễ hiểu, bởi một người chơi tranh thì trăm người đốt vàng mã, có cung ắt có cầu. Vì thế nghề vàng mã phát triển.
Theo người dân địa phương, nghề làm vàng mã ở đây có từ những năm 1985-1990. Khi đó chỉ có vài hộ sản xuất, sau đó các hộ khác thấy nhu cầu đốt vàng mã ngày một tăng, nên đã mua các sản phẩm vàng mã về rồi bắt chước làm theo. Nghề vàng mã lan rộng ra cả làng, rồi cả xã và nhiều vùng phụ cận.
Tìm hiểu nghề làm vàng mã nơi đây mới thấy, mỗi hộ gia đình thường chỉ tập trung sản xuất 1-2 sản phẩm riêng.
Chị Vương Thanh Hà - một hộ sản xuất giầy, hia tại địa phương cho biết đa số người dân ở đây sản xuất vàng mã với quy mô hộ gia đình, do đó, việc chuyên về sản xuất một mặt hàng giúp tăng số lượng sản phẩm và tiết kiệm được thời gian.
Đến với gia đình chị vào thời gian tất bật nhất năm, chị co biết cứ vào những tháng cuối năm âm lịch, người dân ở đây hoạt động luôn tay, luôn chân, dường như không có thời gian nghỉ ngơi. Vào thời điểm này, một người ở đây có thể làm việc 14 giờ/ngày, vậy mà vẫn không đủ hàng để xuất cho các đại lý và các tiểu thương. Có gia đình còn phải thuê thêm nhân công, tùy theo tay nghề, mỗi người cũng được nhận từ 50.000-60.000 đồng/ngày.
Riêng gia đình chị Hà, với 4 lao động, trung bình mỗi ngày sản xuất được 400 đôi hài, với giá thành 1.600 đồng/đôi, thu lãi 50%. Hàng năm, riêng nghề vàng mã cũng đem lại cho gia đình chị thu nhập gần 100 triệu đồng.
Nếu như trước đây, nghề hàng mã được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, thì giờ đây người dân nơi đây đã áp dụng cả công nghệ, máy móc vào sản xuất như máy cắt bằng điện, máy in màu, photo màu...; từ đó nâng sản lượng lên gấp nhiều lần.
Đại lý vàng mã Nguyễn Ngọc Tôn trưng bày đủ các loại mẫu hàng vàng mã, không chỉ các mặt hàng truyền thống như ngựa, quần áo, giày dép, tiền vàng..., mà còn cả hàng mã là các tiện nghi hiện đại như nồi cơm điện, đầu kỹ thuật số, lò vi sóng, máy giặt, ôtô...
Ông chủ đại lý cho biết người sống dùng đồ gì thì ở đây đều có hết. Giá các mặt hàng cũng phong phú như các sản phẩm, từ hàng chục cho đến hàng trăm nghìn đồng.
Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán, ôtô, xe máy ra vào làng nườm nượp. Các lái buôn ở khắp các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng... cũng về đây để lấy hàng.
Một số chủ cửa hàng cho biết vào những ngày cao điểm này, thương lái còn lấy hàng tiêu thụ sang Đài Loan (Trung Quốc).
Ông Nguyễn Như Điều - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Song Hồ chia sẻ không riêng gì Đông Hồ, cả xã Song Hồ cũng có hơn 70% số hộ dân sản xuất và buôn bán vàng mã trên tổng số 1.400 hộ với gần 6.000 nhân khẩu. Hiện nay, số hộ khá, giàu trên địa bàn xã chiếm xấp xỉ 85%.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, làng nghề vàng mã ở Song Hồ vẫn tiếp tục mở rộng và "phất" lên không ngừng. Dẫu vậy, không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến nghề làm tranh truyền thống - tranh Đông Hồ rất nổi tiếng và đặc sắc./.
Thái Sơn (TTXVN)