Ngày 13/10, trung tâm nghiên cứu Fujitsu Laboratories đã trình làng công nghệ mới trên smartphone, với khả năng nhận diện chủ đề bằng giọng nói từ người sử dụng, và sau đó hồi đáp những nội dung tin tức phong phú liên quan tới chủ đề đó bằng cách đọc to qua loa ngoài, giúp cho người dùng dễ dàng nắm bắt thông tin bổ trợ mà không phải nhìn vào màn hình smartphone.
Trong lúc nghe nội dung tin tức, người dùng có thể nêu ra những cụm từ gợi mở, và sau đó phần mềm của Fujitsu trên smartphone sẽ đọc vang những thông tin phong phú, liên quan tới chủ đề xuất phát từ cụm từ gợi mở đó.
Với công nghệ này, những người dùng đang lái xe hoặc làm việc có thể được cung cấp thông tin theo chế độ “rảnh tay” rất hữu ích.
Hiện nay, hầu hết smartphone hay các thiết bị di động khác đều yêu cầu người dùng phải thao tác với thiết bị (chạm, bấm...), cũng như tập trung lên màn hình để sử dụng các tính năng dịch vụ.
Song vấn đề ở chỗ, nhiều trường hợp ứng dụng smartphone trong hoàn cảnh không thể tập trung “tay-mắt” vào thiết bị như khi đi bộ, lái xe hoặc làm việc.
Do vậy, nhờ có công nghệ nhận diện lời nói (để hiểu được chủ đề do người dùng đưa vào) và công nghệ tổng hợp nội dung (để đọc lớn các thông tin liên quan), người dùng smartphone sẽ có một “phụ tá” thực sự qua chiếc smartphone quen thuộc của mình.
Để có thực hiện được công việc “khó nhằn” này, Fujitsu đã xây dựng trung tâm dữ liệu như một từ điển tổng hợp, cho phép hệ thống nhận biết được chủ đề mà người dùng đưa vào, giữa nhiều tạp âm xung quanh.
Nhằm nắm bắt được cả những thuật ngữ mới, hệ thống của Fujitsu có khả năng tự động quét các nội dung trên Internet để bổ sung các cụm từ mới vào từ điển tổng hợp của mình, từ đó giúp tăng cường khả năng hiểu chính xác những gì người dùng nêu ra.
Sau khi nắm được chủ đề yêu cầu, hệ thống sẽ vận dụng trung tâm dữ liệu khổng lồ của mình để hồi đáp những thông tin liên quan chính xác cho người sử dụng.
Như vậy, dù đang bận rộn và không thể tập trung vào màn hình thiết bị, người dùng vẫn có thể nhận được các thông tin một cách hiệu quả dựa trên “người phụ tá” smartphone./.
Trong lúc nghe nội dung tin tức, người dùng có thể nêu ra những cụm từ gợi mở, và sau đó phần mềm của Fujitsu trên smartphone sẽ đọc vang những thông tin phong phú, liên quan tới chủ đề xuất phát từ cụm từ gợi mở đó.
Với công nghệ này, những người dùng đang lái xe hoặc làm việc có thể được cung cấp thông tin theo chế độ “rảnh tay” rất hữu ích.
Hiện nay, hầu hết smartphone hay các thiết bị di động khác đều yêu cầu người dùng phải thao tác với thiết bị (chạm, bấm...), cũng như tập trung lên màn hình để sử dụng các tính năng dịch vụ.
Song vấn đề ở chỗ, nhiều trường hợp ứng dụng smartphone trong hoàn cảnh không thể tập trung “tay-mắt” vào thiết bị như khi đi bộ, lái xe hoặc làm việc.
Do vậy, nhờ có công nghệ nhận diện lời nói (để hiểu được chủ đề do người dùng đưa vào) và công nghệ tổng hợp nội dung (để đọc lớn các thông tin liên quan), người dùng smartphone sẽ có một “phụ tá” thực sự qua chiếc smartphone quen thuộc của mình.
Để có thực hiện được công việc “khó nhằn” này, Fujitsu đã xây dựng trung tâm dữ liệu như một từ điển tổng hợp, cho phép hệ thống nhận biết được chủ đề mà người dùng đưa vào, giữa nhiều tạp âm xung quanh.
Nhằm nắm bắt được cả những thuật ngữ mới, hệ thống của Fujitsu có khả năng tự động quét các nội dung trên Internet để bổ sung các cụm từ mới vào từ điển tổng hợp của mình, từ đó giúp tăng cường khả năng hiểu chính xác những gì người dùng nêu ra.
Sau khi nắm được chủ đề yêu cầu, hệ thống sẽ vận dụng trung tâm dữ liệu khổng lồ của mình để hồi đáp những thông tin liên quan chính xác cho người sử dụng.
Như vậy, dù đang bận rộn và không thể tập trung vào màn hình thiết bị, người dùng vẫn có thể nhận được các thông tin một cách hiệu quả dựa trên “người phụ tá” smartphone./.
Văn Hưng (Vietnam+)