Chương trình "Vua hài đất Việt" bên cạnh cái được còn rất khiêm tốn thì cái gây phản cảm, băn khoăn lại quá nhiều. Hài là để vui nhưng chương trình Vua hài đất Việt đã đưa lên những tiết mục gây buồn khôn tả. Những trò diễn từ các thí sinh đã khiến khán giả theo dõi "nhiều phen" lắc đầu...
Lên sóng vào mỗi chiều chủ nhật từ ngày 18/9 trên VTV3, ngay từ đầu, chương trình “Vua hài đất Việt” nuôi mong muốn thành một chương trình truyền hình thực tế để có thể cạnh tranh cùng các cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc, điện ảnh - truyền hình như: Vietnam Idol, Sao Mai - Điểm hẹn, Người mẫu việt Nam- Việt Nam Next top model… Đặc biệt là danh xưng rất phô trương “một chốc lên…Vua” của chương trình.
Vui song đừng nhảm
Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Công ty Heartlink - đơn vị chính tổ chức cuộc thi, từng nói rằng ban tổ chức sẽ “chọn lọc” kỹ. Trong trường hợp “thí sinh có tiểu phẩm chất lượng kém, ngôn từ, cử chỉ phản cảm đều lập tức bị loại.”
Cũng theo Ban tổ chức, tất cả thí sinh đều nhận được sự đóng góp, định hướng, chỉ dẫn của ban giám khảo trong và sau khi hoàn tất phần thi. Ông Hải khẳng định: “Chúng tôi ghi hình 12 giờ/ngày để lấy 45 phút sẽ phát sóng, bảo đảm chương trình khi đến người xem là chất lượng, hài hước, ngôn từ đúng mực.”
Khán giả nhớ lại trong số phát sóng ngày 6/11, có một thí sinh bị chấm trượt đã nói một câu rất tự tin: “Nếu đây là cuộc thi Vua liều đất Việt, em vẫn sẽ dự thi vì em rất…liều.” Quả nhiên là các thí sin hđã rất liều vì quá tự tin lăn lê bò toài, bôi hề, giả gái, nhập vai mù, ngọng, câm, điếc như bất biết cảm giác của Ban giám khảo và khán giả xem đài.
Thí sinh có số báo danh (SBD) 0311 đem hình tượng những người buôn gánh bán bưng vất vả nhọc nhằn ra, để chọc cười, công việc của cô là mua lông gà, lông vịt nhưng cứ cố tình nói và có điệu bộ “em mua một ký lông anh!” Hay thí sinh có SBD 0869 diễn vai người say rượu, đứng ở ven đường “tè bậy” và mô phỏng cả những…lúc lắc như khi làm việc ấy.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnam+, ông Trần Luân Kim, nguyên Chủ tịch Hội Điện Ảnh Việt Nam nói: “Không phải cứ cái gì có trong cuộc sống là đưa nguyên lên màn ảnh, lên sân khấu. Điều mà nghệ thuật cần tránh là sa vào tự nhiên chủ nghĩa. Nhất khi đó lại là cái tự nhiên dung tục.”
Cũng trong tập phát hình ngày 6/11, ba thí sinh chọn nhân vật tật nguyền, ăn mày để chọc cười. Thí sinh có SBD 0867, ngoài việc nhái giọng, giả làm người tật nguyền, chân đi cà thọt, cố tình tạo tiếng cười trên nỗi đau của người khác.
Nhiều khán giả được hỏi đã đồng tình rằng: Cái hài không nhất thiết phải bẩn thỉu, tật nguyền và nói nhiều không dừng lại được. Chương trình đưa lên sóng truyền hình quốc gia những trò diễn chưa qua bộ lọc cần thiết nên thành sân chơi cho không ít trò nhí nhố, hạ thấp giá trị thẩm mỹ, làm mất giá trị thực của sân khấu hài.
Vua- vinh danh thái quá!
Phải chăng Đài Truyền hình Việt Nam quá dễ dãi. Nghệ sĩ Minh Nhí, thành viên Ban giám khảo phía Nam từng băn khoăn: “Ở vòng loại, tôi và NSƯT Minh Vượng được mời chuốt tiểu phẩm hài cho các thí sinh. Song rất khó khi trong một thời gian ngắn đòi hỏi các thí sinh không chuyên tiếp thu tốt và tạo được tiếng cười sảng khoái như nghệ sĩ chuyên nghiệp.”
Thể lệ tham dự của cuộc thi là dành cho những khán giả không chuyên thuộc mọi lứa tuổi, có quốc tịch Việt Nam. Sau nhiều vòng sơ tuyển ở ba khu vực Bắc, Trung, Nam 15 thí sinh sẽ vào chung kết. Người đội vương miện Vua hài sẽ nhận số tiền thưởng lên đến 100 triệu đồng.
Khán giả Như Ngọc ở Đống Đa, Hà Nội thắc mắc: Nếu lên Vua hài dễ thế thì các danh hài thực sự sẽ còn từ nào để tôn vinh họ nữa. Cho dù nhiều nghệ sĩ khiêm tốn không cần danh xưng nhưng nếu sau này con đường nghệ thuật vốn "bất thình lình" đưa "Vua hài" diễn chung một chương trình với các nghệ sĩ giỏi mà chưa được suy tôn "Vua“ thì sẽ gọi là gì khi giới thiệu?
Tuy nhà tổ chức giải thích thí sinh thắng cuộc chỉ là "Vua" của một sân chơi nhưng sẽ là trớ trêu khi người thắng giải, nhờ danh xưng ở cuộc thi này được xếp trên cả các tên tuổi lẫy lừng trong làng hài Việt.
Giám khảo diễn hài và dạy thí sinh
Điểm thú vị của cuộc thi này là Ban giám khảo. Đó là các nghệ sĩ hài Tự Long, Xuân Bắc và Hồng Vân. Họ là các nghệ sĩ hài đã có tiếng lâu năm, chính vì vậy, không chỉ đơn thuần là những người chấm chọn mà họ còn đưa ra những lời nhận xét, lời khuyên cho các thí sinh.
Các giám khảo còn có vai trò rất ấn tượng là dạy bảo thí sinh, chính việc này cũng gây cười rất thỏa đáng và tạo nên hấp dẫn của cuộc thi “Vua hài đất Việt.” Xuân Bắc đã vừa hài vừa thẳng thắn khi nhận xét và tỏ thái độ không khuyến khích việc pha trò bằng "nhại thô" một ai đó. Vì thí sinh đã nhại vai Tiến sĩ Xoáy của Xuân Bắc trong chuyên mục "Hỏi Xoáy đáp Xoay."
Hay nghệ sĩ Đức Hải đã cảnh báo khéo một thí sinh cố giống Vân Dung rằng sân khấu hài không cần có những người lặp lại người khác. Và nếu cố tình bắt chước ai đó thì vừa mất sáng tạo cá nhân vừa thú nhận cơ hội của mình là lúc "thần tượng mẫu" bị ốm mà thôi!
Trong hai buổi diễn để ghi hình 3/4-11, sau phần dự thi với tiểu phẩm “Cho chừa,” vì muốn thử thách thêm các thí sinh, các giám khảo đã nhất trí bắt họ diễn thêm một tiết mục thú vị, trong đó ba thí sinh sẽ đóng vai con chó, cùng tranh nhau một khúc xương. Không con nào chịu nhường con nào nên đã gây ra đụng độ... và cuộc đấu tranh chỉ kết thúc khi có hiệu lệnh "dừng lại" của Ban giám khảo.
Trong tập phát ngày 6/11, Giám khảo chơi khó một nữ thí sinh khi yêu cầu đóng một lúc ba vai vừa "ôsin," vừa bà chủ và lại vừa vào vai con chó Mi-nu. Thí sinh này đã thể hiện khá đạt nên có thể thấy công ra đề "sáng tạo" đến bất ngờ là ở giám khảo Xuân Bắc.
Thỉnh thoảng các giám khảo còn chê và mời ra ngoài một nhóm thí sinh diễn khá. Ống kính tiếp tục theo dõi sự bất mãn của thí sinh. Để rồi giám khảo ra cho quạt-tấm vé vào vòng trong một cách bất ngờ! Tuy chiêu này hơi lạm dụng và có lượt “lộ vở” nên thí sinh vẫn ở thế chủ động.
Điều nguy hiểm là sân khấu hài đang cần nhân tài mới lại bị hiểu sai đi rằng diễn hài là bắt chước và nhảm nhí!
Lên sóng vào mỗi chiều chủ nhật từ ngày 18/9 trên VTV3, ngay từ đầu, chương trình “Vua hài đất Việt” nuôi mong muốn thành một chương trình truyền hình thực tế để có thể cạnh tranh cùng các cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc, điện ảnh - truyền hình như: Vietnam Idol, Sao Mai - Điểm hẹn, Người mẫu việt Nam- Việt Nam Next top model… Đặc biệt là danh xưng rất phô trương “một chốc lên…Vua” của chương trình.
Vui song đừng nhảm
Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Công ty Heartlink - đơn vị chính tổ chức cuộc thi, từng nói rằng ban tổ chức sẽ “chọn lọc” kỹ. Trong trường hợp “thí sinh có tiểu phẩm chất lượng kém, ngôn từ, cử chỉ phản cảm đều lập tức bị loại.”
Cũng theo Ban tổ chức, tất cả thí sinh đều nhận được sự đóng góp, định hướng, chỉ dẫn của ban giám khảo trong và sau khi hoàn tất phần thi. Ông Hải khẳng định: “Chúng tôi ghi hình 12 giờ/ngày để lấy 45 phút sẽ phát sóng, bảo đảm chương trình khi đến người xem là chất lượng, hài hước, ngôn từ đúng mực.”
Khán giả nhớ lại trong số phát sóng ngày 6/11, có một thí sinh bị chấm trượt đã nói một câu rất tự tin: “Nếu đây là cuộc thi Vua liều đất Việt, em vẫn sẽ dự thi vì em rất…liều.” Quả nhiên là các thí sin hđã rất liều vì quá tự tin lăn lê bò toài, bôi hề, giả gái, nhập vai mù, ngọng, câm, điếc như bất biết cảm giác của Ban giám khảo và khán giả xem đài.
Thí sinh có số báo danh (SBD) 0311 đem hình tượng những người buôn gánh bán bưng vất vả nhọc nhằn ra, để chọc cười, công việc của cô là mua lông gà, lông vịt nhưng cứ cố tình nói và có điệu bộ “em mua một ký lông anh!” Hay thí sinh có SBD 0869 diễn vai người say rượu, đứng ở ven đường “tè bậy” và mô phỏng cả những…lúc lắc như khi làm việc ấy.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnam+, ông Trần Luân Kim, nguyên Chủ tịch Hội Điện Ảnh Việt Nam nói: “Không phải cứ cái gì có trong cuộc sống là đưa nguyên lên màn ảnh, lên sân khấu. Điều mà nghệ thuật cần tránh là sa vào tự nhiên chủ nghĩa. Nhất khi đó lại là cái tự nhiên dung tục.”
Cũng trong tập phát hình ngày 6/11, ba thí sinh chọn nhân vật tật nguyền, ăn mày để chọc cười. Thí sinh có SBD 0867, ngoài việc nhái giọng, giả làm người tật nguyền, chân đi cà thọt, cố tình tạo tiếng cười trên nỗi đau của người khác.
Nhiều khán giả được hỏi đã đồng tình rằng: Cái hài không nhất thiết phải bẩn thỉu, tật nguyền và nói nhiều không dừng lại được. Chương trình đưa lên sóng truyền hình quốc gia những trò diễn chưa qua bộ lọc cần thiết nên thành sân chơi cho không ít trò nhí nhố, hạ thấp giá trị thẩm mỹ, làm mất giá trị thực của sân khấu hài.
Vua- vinh danh thái quá!
Phải chăng Đài Truyền hình Việt Nam quá dễ dãi. Nghệ sĩ Minh Nhí, thành viên Ban giám khảo phía Nam từng băn khoăn: “Ở vòng loại, tôi và NSƯT Minh Vượng được mời chuốt tiểu phẩm hài cho các thí sinh. Song rất khó khi trong một thời gian ngắn đòi hỏi các thí sinh không chuyên tiếp thu tốt và tạo được tiếng cười sảng khoái như nghệ sĩ chuyên nghiệp.”
Thể lệ tham dự của cuộc thi là dành cho những khán giả không chuyên thuộc mọi lứa tuổi, có quốc tịch Việt Nam. Sau nhiều vòng sơ tuyển ở ba khu vực Bắc, Trung, Nam 15 thí sinh sẽ vào chung kết. Người đội vương miện Vua hài sẽ nhận số tiền thưởng lên đến 100 triệu đồng.
Khán giả Như Ngọc ở Đống Đa, Hà Nội thắc mắc: Nếu lên Vua hài dễ thế thì các danh hài thực sự sẽ còn từ nào để tôn vinh họ nữa. Cho dù nhiều nghệ sĩ khiêm tốn không cần danh xưng nhưng nếu sau này con đường nghệ thuật vốn "bất thình lình" đưa "Vua hài" diễn chung một chương trình với các nghệ sĩ giỏi mà chưa được suy tôn "Vua“ thì sẽ gọi là gì khi giới thiệu?
Tuy nhà tổ chức giải thích thí sinh thắng cuộc chỉ là "Vua" của một sân chơi nhưng sẽ là trớ trêu khi người thắng giải, nhờ danh xưng ở cuộc thi này được xếp trên cả các tên tuổi lẫy lừng trong làng hài Việt.
Giám khảo diễn hài và dạy thí sinh
Điểm thú vị của cuộc thi này là Ban giám khảo. Đó là các nghệ sĩ hài Tự Long, Xuân Bắc và Hồng Vân. Họ là các nghệ sĩ hài đã có tiếng lâu năm, chính vì vậy, không chỉ đơn thuần là những người chấm chọn mà họ còn đưa ra những lời nhận xét, lời khuyên cho các thí sinh.
Các giám khảo còn có vai trò rất ấn tượng là dạy bảo thí sinh, chính việc này cũng gây cười rất thỏa đáng và tạo nên hấp dẫn của cuộc thi “Vua hài đất Việt.” Xuân Bắc đã vừa hài vừa thẳng thắn khi nhận xét và tỏ thái độ không khuyến khích việc pha trò bằng "nhại thô" một ai đó. Vì thí sinh đã nhại vai Tiến sĩ Xoáy của Xuân Bắc trong chuyên mục "Hỏi Xoáy đáp Xoay."
Hay nghệ sĩ Đức Hải đã cảnh báo khéo một thí sinh cố giống Vân Dung rằng sân khấu hài không cần có những người lặp lại người khác. Và nếu cố tình bắt chước ai đó thì vừa mất sáng tạo cá nhân vừa thú nhận cơ hội của mình là lúc "thần tượng mẫu" bị ốm mà thôi!
Trong hai buổi diễn để ghi hình 3/4-11, sau phần dự thi với tiểu phẩm “Cho chừa,” vì muốn thử thách thêm các thí sinh, các giám khảo đã nhất trí bắt họ diễn thêm một tiết mục thú vị, trong đó ba thí sinh sẽ đóng vai con chó, cùng tranh nhau một khúc xương. Không con nào chịu nhường con nào nên đã gây ra đụng độ... và cuộc đấu tranh chỉ kết thúc khi có hiệu lệnh "dừng lại" của Ban giám khảo.
Trong tập phát ngày 6/11, Giám khảo chơi khó một nữ thí sinh khi yêu cầu đóng một lúc ba vai vừa "ôsin," vừa bà chủ và lại vừa vào vai con chó Mi-nu. Thí sinh này đã thể hiện khá đạt nên có thể thấy công ra đề "sáng tạo" đến bất ngờ là ở giám khảo Xuân Bắc.
Thỉnh thoảng các giám khảo còn chê và mời ra ngoài một nhóm thí sinh diễn khá. Ống kính tiếp tục theo dõi sự bất mãn của thí sinh. Để rồi giám khảo ra cho quạt-tấm vé vào vòng trong một cách bất ngờ! Tuy chiêu này hơi lạm dụng và có lượt “lộ vở” nên thí sinh vẫn ở thế chủ động.
Điều nguy hiểm là sân khấu hài đang cần nhân tài mới lại bị hiểu sai đi rằng diễn hài là bắt chước và nhảm nhí!
Nguyễn Anh (Vietnam+)