Khi được tin Trần Quang Thiều nhận giải thưởng của ngành khoa học kỹ thuật (Vifotec), tôi không ngạc nhiên. Biết lão từ khá lâu, từng đi theo lão trong những lần đặt bẫy chuột, mới thấy biệt danh “vua diệt chuột” mà đông đảo người dân “phong” cho lão quả có lý.
Cất lời qua điện thoại hẹn gặp, vẫn cái giọng khàn khàn “thuốc lá đá thuốc lào,” đặc sệt của anh nông dân, lão chối phắt: “Chú mày biết tớ rõ rồi mà, nói qua điện thoại đi, bận quá. Ngày mai (20/1), tớ làm vài chục mâm… mời đối tác, bạn hữu ăn mừng nhân việc “rinh” giải và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Chú mày về uống chén rượu mừng...”
Sát thủ diệt… ông Tý
Lão Thiều sinh năm 1954. Nhà nghèo, học chưa hết lớp 9, lão đã bỏ trường lớp, dành thời gian để phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng.
Cảnh nhà nông quấn lấy Trần Quang Thiều như số phận của nhiều chàng trai thôn Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) khi ấy. Rồi lão lấy vợ, đẻ con. Cuộc sống khấm khá dần với những lần xoay chuyển trong chăn nuôi, trồng trọt.
“Cái duyên diệt chuột” của lão Thiều bắt nguồn từ “cay chuột”. Cách đây hơn 10 năm, lão được làm đội trưởng đội sản xuất của thôn Bình Vọng. Năm ấy, đội sản xuất được xã giao trồng giống lúa siêu nguyên chủng để làm giống. Nhưng, ngay từ khi gieo mạ, các “ông Tý” đã ở đâu kéo đến “bủa vây” làm hỏng 30% thửa ruộng. Sợ không hoàn thành nhiệm vụ với… nhà nước, lão thức ngày đêm tìm cách tiêu diệt lũ chuột đáng ghét.
Anh em trong đội sản xuất hiến nhiều kế, nhiều giải pháp. Nào thì đánh bả, đào hang, đặt bẫy dính… mà kết quả được là bao. Điên tiết, đêm đến, lão bỏ vợ ở nhà một mình, ra đồng “rình” chuột.
Sau nhiều đêm “ăn sương nằm gió” để tìm hiểu, Trần Quang Thiều đã nắm bắt được tập quán của lũ “giặc”. Theo lão, chuột thường đi kiếm ăn mạnh nhất vào lúc chập tối đến 21 giờ và từ 3 giờ tới sáng. Đặc biệt, chúng đi kiếm ăn và trở về duy nhất bằng một con đường...
Về nhà, lão dốc tiền túi đi mua bẫy bán nguyệt bán trên thị trường, đặt trên “đường đi” của lũ chuột. Nhờ đó, ruộng mạ giống của đội sản xuất đã bớt bị cắn phá hơn.
Nhưng, Trần Quang Thiều sớm phát hiện ra, những chiếc bẫy bán nguyệt mình mua có nhiều nhược điểm. Đầu tiên phải kể đến những con chuột nhỏ sẽ lọt qua bẫy vì bẫy khi căng ra có hình tròn, lò xo thì yếu, bẫy lại dùng mồi nên chuột phải kéo mồi thì bẫy mới sập…
Năm ấy, lão cũng được xã cho đi học một lớp về quản lý chuột. Nhờ kiến thức học được, lão hiểu ra việc việc cắn hoa màu của chuột chỉ là để mài răng, bảo đảm sự sống chứ không phải mục đích kiếm ăn.
Từ đó, lão Thiều “nghĩ mưu” để “chế” lại chiếc bẫy. Ngoài việc làm lại lò xo, lão làm bẫy thành hình bầu dục để đỡ lọt chuột nhỏ. Lũ chuột lại không "thiết” mồi nên lão thay vào đó một miếng nhựa, xốp, to hơn bao diêm (lão gọi là miếng đối trọng). Khi đặt bẫy, lão đào một hố nhỏ làm sao tạo độ bập bênh với miếng đối trọng. Chuột to, nhỏ chỉ cần va vào miếng đối trọng, tạo ra độ lún là “dính” ngay lập tức…
“Mê” diệt chuột, lão còn dày công “nghiên cứu” ra cách diệt chuột bơi dưới nước, leo cây, leo dây... Lão còn khoe rằng, mới phát hiện ra một loại chuột đuôi dài gấp 2 thân người. Loài này chuyên dùng đuôi cuốn vào cành cây để di chuyển và lão cũng đã nghĩ ra phương pháp “tiễu trừ”.
Lên bục vinh quang
Nhớ lại chuyện cũ thì lão Thiều cũng là kẻ “gặp thời” khi vào những 1999, nạn chuột phá hoại mùa màng diễn ra rất khó chịu. Đám ruộng của lão, từ chỗ bị phá đến 30% đã giảm xuống còn 0,5% khi những chiếc bẫy chuột cải tiến, không cần mồi được lão sử dụng.
Tiếng lành đồn xa, lão được người ở xã Văn Phú (huyện Thường Tín) mời đi diệt chuột. Trong một đêm, với 800 chiếc bẫy, lão đã tiêu diệt gần 2.000 con chuột. Dần dà, nhiều nơi đã đến mời lão đi diệt chuột, hoặc tập huấn cho nông dân cách đặt bẫy (Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa…).
Thấy có thể vừa “kiếm được tiền”, vừa giúp dân tránh nạn chuột, lão Thiều mạnh dạn thành lập cơ sở diệt chuột. Từ đó, nhiều hợp đồng của các công ty lớn, các cánh đồng… đã đến với lão. Hiện, cơ sở diệt chuột của Trần Quang Thiều có những đối tác như các nhà máy bia: Đông Nam Á, Việt Hà, Sài Gòn; một số nhà máy may, Công ty Vinamilk, Ford Cẩm Giàng (Hải Dương)…
Bao nhiêu kinh nghiệm diệt chuột, lão Thiều đúc rút, viết ra cuốn sách với cái tên: “Giáo trình diệt chuột”. Trong đó, lão hướng dẫn 12 cách đặt bẫy, 15 cách phát hiện đường đi của chuột cả ngoài đồng lẫn trong thành thị. Lão bảo, sẽ cho in cuốn sách trong tương lai.
Theo lão nông này, quan trọng nhất để diệt chuột đạt kết quả cao chính là phải phát hiện đường đi, rồi mới đặt bẫy sao cho hợp lý.
Ngần ấy những “chiến tích,” lão nông Trần Quang Thiều đã được tặng nhiều bằng khen của tỉnh Hà Tây (cũ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật...
Đặc biệt, trong Hội thi sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ X (2008-2009), lão nông Trần Quang Thiều được trao Giải Nhất trong lĩnh vực “Giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác.” Lão còn khoe, sẽ được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong buổi lễ diễn ra vào tối 19/1.
Không giấu nổi niềm vui, lão bảo đợt này bận vì nhận được nhiều việc quá. Bởi thế, lão vừa thôi chức Trưởng thôn Bình Vọng để tập trung vào công việc diệt "ông Tý”.
Đến giờ, “biệt đội” diệt chuột của lão Thiều đã lên tới 50 người, hưởng lương từ 3-4 triệu đồng/tháng. Lão cũng đặt “văn phòng đại diện” tại nhà mình, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để những ai có nhu cầu tiện bề liên hệ./.
Cất lời qua điện thoại hẹn gặp, vẫn cái giọng khàn khàn “thuốc lá đá thuốc lào,” đặc sệt của anh nông dân, lão chối phắt: “Chú mày biết tớ rõ rồi mà, nói qua điện thoại đi, bận quá. Ngày mai (20/1), tớ làm vài chục mâm… mời đối tác, bạn hữu ăn mừng nhân việc “rinh” giải và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Chú mày về uống chén rượu mừng...”
Sát thủ diệt… ông Tý
Lão Thiều sinh năm 1954. Nhà nghèo, học chưa hết lớp 9, lão đã bỏ trường lớp, dành thời gian để phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng.
Cảnh nhà nông quấn lấy Trần Quang Thiều như số phận của nhiều chàng trai thôn Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) khi ấy. Rồi lão lấy vợ, đẻ con. Cuộc sống khấm khá dần với những lần xoay chuyển trong chăn nuôi, trồng trọt.
“Cái duyên diệt chuột” của lão Thiều bắt nguồn từ “cay chuột”. Cách đây hơn 10 năm, lão được làm đội trưởng đội sản xuất của thôn Bình Vọng. Năm ấy, đội sản xuất được xã giao trồng giống lúa siêu nguyên chủng để làm giống. Nhưng, ngay từ khi gieo mạ, các “ông Tý” đã ở đâu kéo đến “bủa vây” làm hỏng 30% thửa ruộng. Sợ không hoàn thành nhiệm vụ với… nhà nước, lão thức ngày đêm tìm cách tiêu diệt lũ chuột đáng ghét.
Anh em trong đội sản xuất hiến nhiều kế, nhiều giải pháp. Nào thì đánh bả, đào hang, đặt bẫy dính… mà kết quả được là bao. Điên tiết, đêm đến, lão bỏ vợ ở nhà một mình, ra đồng “rình” chuột.
Sau nhiều đêm “ăn sương nằm gió” để tìm hiểu, Trần Quang Thiều đã nắm bắt được tập quán của lũ “giặc”. Theo lão, chuột thường đi kiếm ăn mạnh nhất vào lúc chập tối đến 21 giờ và từ 3 giờ tới sáng. Đặc biệt, chúng đi kiếm ăn và trở về duy nhất bằng một con đường...
Về nhà, lão dốc tiền túi đi mua bẫy bán nguyệt bán trên thị trường, đặt trên “đường đi” của lũ chuột. Nhờ đó, ruộng mạ giống của đội sản xuất đã bớt bị cắn phá hơn.
Nhưng, Trần Quang Thiều sớm phát hiện ra, những chiếc bẫy bán nguyệt mình mua có nhiều nhược điểm. Đầu tiên phải kể đến những con chuột nhỏ sẽ lọt qua bẫy vì bẫy khi căng ra có hình tròn, lò xo thì yếu, bẫy lại dùng mồi nên chuột phải kéo mồi thì bẫy mới sập…
Năm ấy, lão cũng được xã cho đi học một lớp về quản lý chuột. Nhờ kiến thức học được, lão hiểu ra việc việc cắn hoa màu của chuột chỉ là để mài răng, bảo đảm sự sống chứ không phải mục đích kiếm ăn.
Từ đó, lão Thiều “nghĩ mưu” để “chế” lại chiếc bẫy. Ngoài việc làm lại lò xo, lão làm bẫy thành hình bầu dục để đỡ lọt chuột nhỏ. Lũ chuột lại không "thiết” mồi nên lão thay vào đó một miếng nhựa, xốp, to hơn bao diêm (lão gọi là miếng đối trọng). Khi đặt bẫy, lão đào một hố nhỏ làm sao tạo độ bập bênh với miếng đối trọng. Chuột to, nhỏ chỉ cần va vào miếng đối trọng, tạo ra độ lún là “dính” ngay lập tức…
“Mê” diệt chuột, lão còn dày công “nghiên cứu” ra cách diệt chuột bơi dưới nước, leo cây, leo dây... Lão còn khoe rằng, mới phát hiện ra một loại chuột đuôi dài gấp 2 thân người. Loài này chuyên dùng đuôi cuốn vào cành cây để di chuyển và lão cũng đã nghĩ ra phương pháp “tiễu trừ”.
Lên bục vinh quang
Nhớ lại chuyện cũ thì lão Thiều cũng là kẻ “gặp thời” khi vào những 1999, nạn chuột phá hoại mùa màng diễn ra rất khó chịu. Đám ruộng của lão, từ chỗ bị phá đến 30% đã giảm xuống còn 0,5% khi những chiếc bẫy chuột cải tiến, không cần mồi được lão sử dụng.
Tiếng lành đồn xa, lão được người ở xã Văn Phú (huyện Thường Tín) mời đi diệt chuột. Trong một đêm, với 800 chiếc bẫy, lão đã tiêu diệt gần 2.000 con chuột. Dần dà, nhiều nơi đã đến mời lão đi diệt chuột, hoặc tập huấn cho nông dân cách đặt bẫy (Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa…).
Thấy có thể vừa “kiếm được tiền”, vừa giúp dân tránh nạn chuột, lão Thiều mạnh dạn thành lập cơ sở diệt chuột. Từ đó, nhiều hợp đồng của các công ty lớn, các cánh đồng… đã đến với lão. Hiện, cơ sở diệt chuột của Trần Quang Thiều có những đối tác như các nhà máy bia: Đông Nam Á, Việt Hà, Sài Gòn; một số nhà máy may, Công ty Vinamilk, Ford Cẩm Giàng (Hải Dương)…
Bao nhiêu kinh nghiệm diệt chuột, lão Thiều đúc rút, viết ra cuốn sách với cái tên: “Giáo trình diệt chuột”. Trong đó, lão hướng dẫn 12 cách đặt bẫy, 15 cách phát hiện đường đi của chuột cả ngoài đồng lẫn trong thành thị. Lão bảo, sẽ cho in cuốn sách trong tương lai.
Theo lão nông này, quan trọng nhất để diệt chuột đạt kết quả cao chính là phải phát hiện đường đi, rồi mới đặt bẫy sao cho hợp lý.
Ngần ấy những “chiến tích,” lão nông Trần Quang Thiều đã được tặng nhiều bằng khen của tỉnh Hà Tây (cũ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật...
Đặc biệt, trong Hội thi sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ X (2008-2009), lão nông Trần Quang Thiều được trao Giải Nhất trong lĩnh vực “Giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác.” Lão còn khoe, sẽ được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong buổi lễ diễn ra vào tối 19/1.
Không giấu nổi niềm vui, lão bảo đợt này bận vì nhận được nhiều việc quá. Bởi thế, lão vừa thôi chức Trưởng thôn Bình Vọng để tập trung vào công việc diệt "ông Tý”.
Đến giờ, “biệt đội” diệt chuột của lão Thiều đã lên tới 50 người, hưởng lương từ 3-4 triệu đồng/tháng. Lão cũng đặt “văn phòng đại diện” tại nhà mình, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để những ai có nhu cầu tiện bề liên hệ./.
Trung Hiền (Vietnam+)