Ngày 8/10, nhà Vua Bỉ Albert II đã chỉ định Chủ tịch đảng Liên minh Flemish Mới (N-VA) của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Hà Lan, ông Bart De Wever, nối lại các cuộc đàm phán về thành lập chính phủ mới, đồng thời yêu cầu ông Wever thực hiện quyết định này trong vòng 10 ngày tới.
Theo thông báo của Hoàng gia Bỉ, ông Wever sẽ phải tìm cách thu hẹp bất đồng giữa 7 đảng tham gia tiến trình đàm phán về những vấn đề gây chia rẽ từng là nguyên nhân khiến các cuộc đàm phán trước đó thất bại, và phải trình kết quả đàm phán lên Nhà Vua vào ngày 18/10 tới.
Bỉ chưa có chính phủ mới kể từ cuộc tổng tuyển cử tháng Sáu vừa qua. Các nỗ lực thành lập chính phủ trước đó, do Chủ tịch đảng Xã hội của cộng đồng người nói tiếng Pháp Elio di Rupo và Chủ tịch N-VA chủ trì, đều lần lượt thất bại.
N-VA muốn ba khu vực của Bỉ gồm vùng Flander ở miền Bắc nói tiếng Hà Lan, vùng Wallonia ở miền Nam nói tiếng Pháp và vùng Brussels-Halle-Vinvoorde nói hai thứ tiếng, tăng thu nhập từ thuế để cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách liên bang trầm trọng hiện nay.
Tuy nhiên, vùng Flander lo ngại đề xuất này khiến vùng Wallonia vốn đã nghèo càng nghèo hơn, và có thể dẫn đến việc nước Bỉ bị chia cắt thành hai thực thể riêng rẽ, một nói tiếng Pháp, một nói tiếng Hà Lan. Các quyền của cộng đồng người nói tiếng Pháp ở các khu vực xung quanh vùng Brussels cũng là một chủ đề tranh cãi gay gắt./.
Theo thông báo của Hoàng gia Bỉ, ông Wever sẽ phải tìm cách thu hẹp bất đồng giữa 7 đảng tham gia tiến trình đàm phán về những vấn đề gây chia rẽ từng là nguyên nhân khiến các cuộc đàm phán trước đó thất bại, và phải trình kết quả đàm phán lên Nhà Vua vào ngày 18/10 tới.
Bỉ chưa có chính phủ mới kể từ cuộc tổng tuyển cử tháng Sáu vừa qua. Các nỗ lực thành lập chính phủ trước đó, do Chủ tịch đảng Xã hội của cộng đồng người nói tiếng Pháp Elio di Rupo và Chủ tịch N-VA chủ trì, đều lần lượt thất bại.
N-VA muốn ba khu vực của Bỉ gồm vùng Flander ở miền Bắc nói tiếng Hà Lan, vùng Wallonia ở miền Nam nói tiếng Pháp và vùng Brussels-Halle-Vinvoorde nói hai thứ tiếng, tăng thu nhập từ thuế để cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách liên bang trầm trọng hiện nay.
Tuy nhiên, vùng Flander lo ngại đề xuất này khiến vùng Wallonia vốn đã nghèo càng nghèo hơn, và có thể dẫn đến việc nước Bỉ bị chia cắt thành hai thực thể riêng rẽ, một nói tiếng Pháp, một nói tiếng Hà Lan. Các quyền của cộng đồng người nói tiếng Pháp ở các khu vực xung quanh vùng Brussels cũng là một chủ đề tranh cãi gay gắt./.
(TTXVN/Vietnam+)