Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Thanh tra chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện việc thanh kiểm tra, điều tra về những sai phạm của các cá nhân, lãnh đạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và sẽ có biện pháp xử lý nghiêm.
Vẫn trong tầm kiểm soát
Phát biểu tại cuộc họp báo sau phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 7 ngày 4/8, Phó Thủ tướng Sinh Hùng cho hay tới đây sẽ thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin nhằm tổ chức chỉ đạo có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp “thanh lọc” tập đoàn này.
Thừa nhận những yếu kém trong công tác quản lý điều hành của nhà nước cũng như năng lực quản trị của bản thân tập đoàn chưa theo kịp với tiến trình phát triển, song Phó Thủ tướng cũng tin tưởng rằng với một loạt những biện pháp mạnh mẽ đã và đang triển khai, Vinashin sẽ từng bước ổn định trở lại và có lãi vào năm 2013.
“Tình hình vẫn ở trong tầm kiểm soát và mục tiêu hiện nay là phải nhanh chóng tái cơ cấu Vinashin nhằm khôi phục sự phát triển của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam,” ông Hùng nói.
Riêng về công tác thanh tra, Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền cho biết cơ quan này cũng đang vào cuộc để làm rõ những sai phạm và trách nhiệm của từng cá nhân, lãnh đạo Tập đoàn Vinashin.
Cũng theo ông Truyền, từ năm 2006-2010, đã có tổng cộng 11 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát đối với Vinashin. Trong các lần thanh kiểm tra này, các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra chính phủ… đã tiến hành kiểm tra việc huy động và sử dụng vốn trái phiếu, công tác xây dựng, đầu tư…
Riêng năm 2009, mặc dù đã có kế hoạch, nhưng do “vướng” tập trung vào gói kích cầu nên việc thanh tra Vinashin lại bị "bỏ lỡ.”
“Một Vinashin mới không còn đa ngành theo kiểu cũ"
Không đa ngành chính là biện pháp để tái cơ cấu lại Vinashin, một trong những tập đoàn lớn nhất của Việt Nam sau khủng hoảng, theo lời Phó Thủ tướng Sinh Hùng.
Chính phủ chủ trương tái cơ cấu toàn diện Vinashin với sự hỗ trợ trực tiếp, mạnh mẽ từ kinh tế nhà nước và của các định chế tài chính tín dụng để duy trì và từng bước ổn định, phát triển tập đoàn này với hiệu quả cao, trả được nợ, thu hồi được vốn và làm được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển, với mục tiêu ít thiệt hại nhất và có lợi nhất về kinh tế, chính trị của đất nước.
Cụ thể, sẽ xác định lại chiến lược phát triển, cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin theo hướng thu hẹp ngành kinh doanh. Ngành kinh doanh chính của Vinashin sẽ chỉ còn là đóng tàu, sửa chữa tàu và các ngành công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu.
Mặt khác, đối với những dự án, công ty con không nằm trong những ngành nghề chính sẽ được bán, chuyển nhượng hoặc cổ phần hóa để thu hồi vốn trả nợ, tập trung vốn cho ngành nghề kinh doanh chính.
“Chính phủ sẽ không đứng ra trả nợ cho Vinashin, nhưng sẽ đảm bảo đủ vốn điều lệ cho tập đoàn này trong quá trình tái cơ cấu hoạt động,” Phó Thủ tướng Sinh Hùng nhấn mạnh.
Về khoản nợ lên tới 86.000 tỷ đồng của Vinashin, Phó Thủ tướng cho hay ngoài biện pháp tái cơ cấu lại các khoản tín dụng mà tổ chức này vay các ngân hàng, thì một trong những biện pháp cũng sẽ được tính đến là chính phủ có thể cân nhắc phát hành trái phiếu cho Vinashin vay.
Bên cạnh đó, Vinashin cần khẩn trương thoái vốn ở những doanh nghiệp ngoài ngành kinh doanh chính, rà soát để bán hay chuyển giao các dự án, di dời nhà máy đóng tàu để sử dụng quỹ đất cho mục tiêu mới nhằm có thêm nguồn vốn phục vụ sản xuất.
Tập đoàn cũng phải khẩn trương kiện toàn tổ chức, phê duyệt điều lệ, quy chế quản lý tài chính và các quy chế nội bộ, dồn sức cho các hợp đồng đóng tàu còn lại để bàn giao cho khách hàng, hạn chế tối đa việc huỷ hợp đồng
Chính phủ cũng điều chỉnh lại phương án phát triển của Tập đoàn một cách toàn diện và khả thi, phê duyệt lại chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp tàu thuỷ cho giai đoạn 2011-2015, có tính đến 2020./.
Vẫn trong tầm kiểm soát
Phát biểu tại cuộc họp báo sau phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 7 ngày 4/8, Phó Thủ tướng Sinh Hùng cho hay tới đây sẽ thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin nhằm tổ chức chỉ đạo có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp “thanh lọc” tập đoàn này.
Thừa nhận những yếu kém trong công tác quản lý điều hành của nhà nước cũng như năng lực quản trị của bản thân tập đoàn chưa theo kịp với tiến trình phát triển, song Phó Thủ tướng cũng tin tưởng rằng với một loạt những biện pháp mạnh mẽ đã và đang triển khai, Vinashin sẽ từng bước ổn định trở lại và có lãi vào năm 2013.
“Tình hình vẫn ở trong tầm kiểm soát và mục tiêu hiện nay là phải nhanh chóng tái cơ cấu Vinashin nhằm khôi phục sự phát triển của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam,” ông Hùng nói.
Riêng về công tác thanh tra, Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền cho biết cơ quan này cũng đang vào cuộc để làm rõ những sai phạm và trách nhiệm của từng cá nhân, lãnh đạo Tập đoàn Vinashin.
Cũng theo ông Truyền, từ năm 2006-2010, đã có tổng cộng 11 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát đối với Vinashin. Trong các lần thanh kiểm tra này, các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra chính phủ… đã tiến hành kiểm tra việc huy động và sử dụng vốn trái phiếu, công tác xây dựng, đầu tư…
Riêng năm 2009, mặc dù đã có kế hoạch, nhưng do “vướng” tập trung vào gói kích cầu nên việc thanh tra Vinashin lại bị "bỏ lỡ.”
“Một Vinashin mới không còn đa ngành theo kiểu cũ"
Không đa ngành chính là biện pháp để tái cơ cấu lại Vinashin, một trong những tập đoàn lớn nhất của Việt Nam sau khủng hoảng, theo lời Phó Thủ tướng Sinh Hùng.
Chính phủ chủ trương tái cơ cấu toàn diện Vinashin với sự hỗ trợ trực tiếp, mạnh mẽ từ kinh tế nhà nước và của các định chế tài chính tín dụng để duy trì và từng bước ổn định, phát triển tập đoàn này với hiệu quả cao, trả được nợ, thu hồi được vốn và làm được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển, với mục tiêu ít thiệt hại nhất và có lợi nhất về kinh tế, chính trị của đất nước.
Cụ thể, sẽ xác định lại chiến lược phát triển, cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin theo hướng thu hẹp ngành kinh doanh. Ngành kinh doanh chính của Vinashin sẽ chỉ còn là đóng tàu, sửa chữa tàu và các ngành công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu.
Mặt khác, đối với những dự án, công ty con không nằm trong những ngành nghề chính sẽ được bán, chuyển nhượng hoặc cổ phần hóa để thu hồi vốn trả nợ, tập trung vốn cho ngành nghề kinh doanh chính.
“Chính phủ sẽ không đứng ra trả nợ cho Vinashin, nhưng sẽ đảm bảo đủ vốn điều lệ cho tập đoàn này trong quá trình tái cơ cấu hoạt động,” Phó Thủ tướng Sinh Hùng nhấn mạnh.
Về khoản nợ lên tới 86.000 tỷ đồng của Vinashin, Phó Thủ tướng cho hay ngoài biện pháp tái cơ cấu lại các khoản tín dụng mà tổ chức này vay các ngân hàng, thì một trong những biện pháp cũng sẽ được tính đến là chính phủ có thể cân nhắc phát hành trái phiếu cho Vinashin vay.
Bên cạnh đó, Vinashin cần khẩn trương thoái vốn ở những doanh nghiệp ngoài ngành kinh doanh chính, rà soát để bán hay chuyển giao các dự án, di dời nhà máy đóng tàu để sử dụng quỹ đất cho mục tiêu mới nhằm có thêm nguồn vốn phục vụ sản xuất.
Tập đoàn cũng phải khẩn trương kiện toàn tổ chức, phê duyệt điều lệ, quy chế quản lý tài chính và các quy chế nội bộ, dồn sức cho các hợp đồng đóng tàu còn lại để bàn giao cho khách hàng, hạn chế tối đa việc huỷ hợp đồng
Chính phủ cũng điều chỉnh lại phương án phát triển của Tập đoàn một cách toàn diện và khả thi, phê duyệt lại chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp tàu thuỷ cho giai đoạn 2011-2015, có tính đến 2020./.
Anh Quân (Vietnam+)