Chiều 1/8, giáo sư Trịnh Quân Huấn - Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cho biết, về sự việc ba cháu bé tử vong sau tiêm chủng tại tỉnh Quảng Trị, đến nay ngành y tế đã loại trừ khả năng trẻ tử vong do đột tử.
Phát biểu tại buổi tọa đàm: “Nhìn lại chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia” do Đài truyền hình kỹ thuật số VTC tổ chức chiều cùng ngày tại Hà Nội, vị chuyên gia cao cấp này phân tích, đối với trẻ tử vong sau khi tiêm chủng có ba nguyên nhân chủ yếu của các tai biến gồm: Thứ nhất, do vắcxin; thứ hai, do quy trình tiêm chủng; và thứ ba, do bệnh tật và hội chứng đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi.
[Ký cam kết trước khi tiêm chủng là ngược quy trình]
Tuy nhiên, qua những điều tra và phân tích sau sự việc vừa qua, ông Huấn cho biết, các chuyên gia của ngành y tế đã loại trừ hoàn toàn khả năng ba cháu bé trên tử vong do nguyên nhân đột tử. Như vậy, hiện nay công tác điều tra vụ việc trên sẽ chỉ tập trung vào hai nguyên nhân là do vắcxin hoặc là do những sai sót trong quy trình tiêm chủng.
Vị chuyên gia cao cấp này phân tích, những năm qua chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia được đánh giá là chương trình nhân đạo và hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho người dân cao nhất. Tuy nhiên, sau những sự cố đau lòng xảy ra đối với ba cháu bé tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vừa qua, ông Huấn cho hay, những sai sót đó phải được kiểm tra và giám sát chặt chẽ hơn để giảm những tai biến có thể xảy ra.
“Tôi rất băn khoăn về nguyên nhân tại sao trẻ chết lại có những dấu hiệu giống nhau như vậy. Trong công tác điều tra và tìm hiểu nguyên nhân, nếu trong trường hợp ba trẻ tử vong là do vắcxin thì nhà sản xuất hoặc người tiêm phải chịu trách nhiệm,” ông Huấn nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trọng An – Phó Cục trưởng Cục bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) bày tỏ quan điểm: “Sự việc ba cháu bé tử vong vừa qua là một sự tổn thất rất nặng nề cho gia đình của các cháu bé. Các cháu bé có quyền sống, vậy mà chỉ chưa đầy 24 giờ sau sinh các bé đã bị tước đi tính mạng của mình. Vì vậy, ngành y tế và các cơ quan chức năng có liên quan cần phải vào cuộc nhanh chóng để tìm ra những nguyên nhân thỏa đáng và nghiêm trị những người có liên quan.”
Là một cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ông An đề nghị đối với gia đình ba cháu bé tử vong, những đơn vị có nhiệm vụ phải phản ứng nhanh và có sự bồi thường thỏa đáng theo luật./.
Phát biểu tại buổi tọa đàm: “Nhìn lại chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia” do Đài truyền hình kỹ thuật số VTC tổ chức chiều cùng ngày tại Hà Nội, vị chuyên gia cao cấp này phân tích, đối với trẻ tử vong sau khi tiêm chủng có ba nguyên nhân chủ yếu của các tai biến gồm: Thứ nhất, do vắcxin; thứ hai, do quy trình tiêm chủng; và thứ ba, do bệnh tật và hội chứng đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi.
[Ký cam kết trước khi tiêm chủng là ngược quy trình]
Tuy nhiên, qua những điều tra và phân tích sau sự việc vừa qua, ông Huấn cho biết, các chuyên gia của ngành y tế đã loại trừ hoàn toàn khả năng ba cháu bé trên tử vong do nguyên nhân đột tử. Như vậy, hiện nay công tác điều tra vụ việc trên sẽ chỉ tập trung vào hai nguyên nhân là do vắcxin hoặc là do những sai sót trong quy trình tiêm chủng.
Vị chuyên gia cao cấp này phân tích, những năm qua chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia được đánh giá là chương trình nhân đạo và hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho người dân cao nhất. Tuy nhiên, sau những sự cố đau lòng xảy ra đối với ba cháu bé tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vừa qua, ông Huấn cho hay, những sai sót đó phải được kiểm tra và giám sát chặt chẽ hơn để giảm những tai biến có thể xảy ra.
“Tôi rất băn khoăn về nguyên nhân tại sao trẻ chết lại có những dấu hiệu giống nhau như vậy. Trong công tác điều tra và tìm hiểu nguyên nhân, nếu trong trường hợp ba trẻ tử vong là do vắcxin thì nhà sản xuất hoặc người tiêm phải chịu trách nhiệm,” ông Huấn nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trọng An – Phó Cục trưởng Cục bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) bày tỏ quan điểm: “Sự việc ba cháu bé tử vong vừa qua là một sự tổn thất rất nặng nề cho gia đình của các cháu bé. Các cháu bé có quyền sống, vậy mà chỉ chưa đầy 24 giờ sau sinh các bé đã bị tước đi tính mạng của mình. Vì vậy, ngành y tế và các cơ quan chức năng có liên quan cần phải vào cuộc nhanh chóng để tìm ra những nguyên nhân thỏa đáng và nghiêm trị những người có liên quan.”
Là một cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ông An đề nghị đối với gia đình ba cháu bé tử vong, những đơn vị có nhiệm vụ phải phản ứng nhanh và có sự bồi thường thỏa đáng theo luật./.
Trong cuộc trả lời báo chí chiều qua (31/7), ông Nguyễn Văn Bình - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện tại, Bộ Y tế rất ít nghĩ đến chất lượng vắcxin không an toàn, vì vắcxin đã tiêm ở nhiều nơi với khoảng 600.000 liều. Nếu do vắcxin, cơ địa phản ứng sẽ khác nhau. Nhưng về nguyên tắc, Bộ Y tế không bỏ sót nguyên nhân này, nên ngành y tế vẫn đưa chất lượng vắcxin vào tầm ngắm. Do đó, vắcxin sẽ được đưa đi kiểm định tại nước ngoài về tính an toàn, theo yêu cầu của cơ quan công an. Tổ chức Y tế thế giới đang giúp Bộ Y tế tìm một phòng thí nghiệm ở Anh hoặc một phòng thí nghiệm tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để xét nghiệm. |
Thùy Giang (Vietnam+)