Trước thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo khởi xướng và điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã phản đối việc DOC chấp nhận đơn kiện của Liên minh công nghiệp tôm vùng Vịnh Mỹ (COGSI) và tiến hành điều tra vụ kiện với những cáo buộc không hợp lý.
Theo Vasep, vụ kiện này là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh và thiếu cơ sở, gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam, các nhà nhập khẩu Mỹ và người tiêu dùng Mỹ, đồng thời tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại song phương Việt-Mỹ.
Việc DOC ra quyết định khởi kiện và nếu một mức thuế chống trợ cấp (CVD) nhất định được thông qua sẽ là một đòn nghiêm trọng đánh vào không chỉ các doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến tôm của Mỹ mà còn ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của nhiều triệu nông dân, các doanh nghiệp chế biến tại bảy nước có liên quan tới vụ kiện; trong đó có Việt Nam.
Vasep cho rằng việc COGSI đại diện cho số ít 10% nguồn cung cấp tôm tại Mỹ khởi xướng vụ kiện chống lại tôm nhập khẩu (90% nhu cầu dùng tôm của người Mỹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu) là bất hợp lý.
Cáo buộc của COGSI liên quan đến giá của hai loại sản phẩm là tôm khai thác trong nước và tôm nuôi nhập khẩu đã thể hiện rõ sự so sánh và lập luận thiếu logic và cơ sở khoa học.
Vấn đề của các nhà khai thác và chế biến tôm Mỹ là đã không quảng bá và tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu được bản chất của sự khác biệt về giá tôm khai thác so với tôm nuôi nhập khẩu, mà họ chỉ biết đổ lỗi cho tôm nuôi nhập khẩu làm giảm sức cạnh tranh của họ.
Tôm nuôi và tôm khai thác là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau, chất lượng và đối tượng tiêu dùng khác nhau, vì vậy không thể cạnh tranh với nhau trên thị trường và trở thành đối tượng kiện nhau.
Trong khi đó, việc giá thành phẩm tôm nhập khẩu từ bảy nước thấp hơn là do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, quy trình nuôi trồng và đánh bắt đã được chuẩn hóa. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến tôm của Mỹ ngày càng tăng cường nhập khẩu tôm từ bên ngoài còn vì nguồn cung ổn định, chấp nhận được những đơn hàng lớn, dài hạn, đáp ứng được nhiều nhu cầu chế biến khác nhau (như bỏ đầu, bóc vỏ…)./.
Theo Vasep, vụ kiện này là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh và thiếu cơ sở, gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam, các nhà nhập khẩu Mỹ và người tiêu dùng Mỹ, đồng thời tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại song phương Việt-Mỹ.
Việc DOC ra quyết định khởi kiện và nếu một mức thuế chống trợ cấp (CVD) nhất định được thông qua sẽ là một đòn nghiêm trọng đánh vào không chỉ các doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến tôm của Mỹ mà còn ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của nhiều triệu nông dân, các doanh nghiệp chế biến tại bảy nước có liên quan tới vụ kiện; trong đó có Việt Nam.
Vasep cho rằng việc COGSI đại diện cho số ít 10% nguồn cung cấp tôm tại Mỹ khởi xướng vụ kiện chống lại tôm nhập khẩu (90% nhu cầu dùng tôm của người Mỹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu) là bất hợp lý.
Cáo buộc của COGSI liên quan đến giá của hai loại sản phẩm là tôm khai thác trong nước và tôm nuôi nhập khẩu đã thể hiện rõ sự so sánh và lập luận thiếu logic và cơ sở khoa học.
Vấn đề của các nhà khai thác và chế biến tôm Mỹ là đã không quảng bá và tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu được bản chất của sự khác biệt về giá tôm khai thác so với tôm nuôi nhập khẩu, mà họ chỉ biết đổ lỗi cho tôm nuôi nhập khẩu làm giảm sức cạnh tranh của họ.
Tôm nuôi và tôm khai thác là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau, chất lượng và đối tượng tiêu dùng khác nhau, vì vậy không thể cạnh tranh với nhau trên thị trường và trở thành đối tượng kiện nhau.
Trong khi đó, việc giá thành phẩm tôm nhập khẩu từ bảy nước thấp hơn là do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, quy trình nuôi trồng và đánh bắt đã được chuẩn hóa. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến tôm của Mỹ ngày càng tăng cường nhập khẩu tôm từ bên ngoài còn vì nguồn cung ổn định, chấp nhận được những đơn hàng lớn, dài hạn, đáp ứng được nhiều nhu cầu chế biến khác nhau (như bỏ đầu, bóc vỏ…)./.
Thúy Hiền (TTXVN)