Cuộc họp báo do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức chiều 30/8 về những vi phạm trong tu bổ, tôn tạo nhà Tổ, gác Khánh di tích chùa Trăm Gian, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội chủ yếu xoay quanh công tác quản lý, xử lý các cá nhân vi phạm cùng đơn vị liên quan và vấn đề phục hồi di tích.
Mặc dù đơn vị chịu trách nhiệm cao nhất của thành phố về lĩnh vực này là Sở Văn hóa Thể thao Du lịch lên tiếng muộn nhưng cũng đã lý giải được nhiều vấn đề dư luận đang quan tâm. Việc vi phạm là rất nghiêm trọng nhưng cái sai lại bắt nguồn từ ý thức và cả nhận thức của các cấp ngành, từ sư trụ trì, Ban quản lý di tích, chính quyền từ xã, huyện đến các sở ngành ...
Sai về nhận thức
Sự việc bắt đầu từ việc nhà Tổ, gác Khánh chùa Trăm Gian bị xuống cấp nghiêm trọng và được chính quyền xã Tiên Phương lý giải, không thể để lâu hơn vì mùa mưa bão đang đến và đang đe dọa sự an toàn của khách thập phương.
Trong khi đó, việc xin phép tu bổ, tôn tạo hai hạng mục này đã thực hiện từ lâu (năm 2008), đã được thành phố chấp thuận về mặt chủ trương nhưng kéo dài tới nay chưa được triển khai.
Ngày 26/2/2012, các cụ tứ bích lại có đơn đề xuất lên Ủy ban nhân dân xã xin phép tu bổ tôn tạo. Ngày 28/2, Ủy ban nhân dân xã Tiên Phương tiếp tục có công văn đề xuất lên huyện Chương Mỹ tu bổ, tôn tạo hai hạng mục.
Tuy nhiên, quá trình xin ý kiến chưa tiếp tục đi tới đích cần đến thì ngày 1/6 âm lịch (ngày 19/7) sư trụ trì Thích Đàm Khoa đã cho hạ giải. Đến nay, hai hạng mục hoàn thiện tới 80% và xảy ra nhiều sai lệch với nguyên bản gốc.
Đáng nói là, trong quá trình hạ giải hai hạng mục trên, sư trụ trì đã ra Ủy ban nhân dân xã Tiên Phương nhờ thông báo trên loa phát thanh để nhân dân công đức tiền bạc, công sức.
Và như vậy, Ủy ban nhân dân xã hoàn toàn biết sự việc nhưng do không nắm rõ các quy định pháp luật về việc bảo tồn, tôn tạo di tích nên đã vô tình tạo “hậu thuẫn” cho việc vi phạm di tích.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiên Phương Vũ Văn Doãn còn cho rằng: “Xã thấy việc hạ giải nhà Tổ và gác Khánh rất cấp bách nhưng khi mùa mưa bão đang đến gần, nếu không hạ giải để xảy ra tai nạn thì xã không thể gánh trách nhiệm. Còn việc làm như thế nào là trách nhiệm của nhà chùa”.
Riêng cái sai của sư trụ trì trong việc tự ý hạ giải, xây dựng lại nhà Tổ, gác Khánh là không phải bàn cãi, mặc dù có thiện chí tốt. Cái sai đó bắt nguồn từ việc nhận thức vụ việc giản đơn, không hiểu về các quy định của pháp luật.
Sai về ý thức
Sở dĩ để xảy ra tình trạng vi phạm nghiêm trọng trên, đến độ đích thân Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phải chủ trì cuộc họp khẩn về vấn đề này phải kể đến cái sai trong ý thức quản lý của cơ quan quản lý văn hóa từ xã, huyện đến các Sở ngành thành phố.
Bản chất của vấn đề là buông lỏng quản lý, thiếu sự phối hợp, giám sát cũng như chưa bài bản trong công tác phân cấp quản lý; chưa dành ưu tiên đầu tư cho di tích đã được cảnh báo là xuống cấp trầm trọng. Bởi lẽ, chỉ cách đó 10 ngày, một đoàn công tác của Phòng Quản lý Di sản – Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã ghé kiểm tra chùa Trăm Gian.
Trước đó, ngày 13/4/2010, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử chùa Trăm Gian và giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội làm chủ đầu tư.
Ngày 10/10/2011, các sở ngành liên quan đã đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép chủ đầu tư hạ giải ngay các hạng mục, trong đó có nhà Tổ xuống cấp trong tình trạng nguy hiểm và triển khai thi công ngay trong năm 2011.
Tuy nhiên, do cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết 11/NQ-CP nên dự án chưa thể triển khai được. Tuy vậy, với một công trình đang bị xuống cấp trầm trọng, việc đầu tư đáng được sử dụng từ một nguồn vốn khác của thành phố nhưng Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội không linh hoạt trong việc này.
Vấn đề này đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ ra tại cuộc họp chiều ngày 29/8. Do việc chậm cấp kinh phí đầu tư, là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến Sư trụ trì tự ý tháo dỡ và thi công nhà Tổ, gác Khánh.
Quá trình tháo dỡ và thi công hai hạng mục trên kéo dài tới 1 tháng 6 ngày nhưng cả huyện, Sở và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội không hay biết. Chỉ khi phương tiện thông tin đại chúng lên tiếng, sự việc mới vỡ lỡ. Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ không biết vì cho rằng xã Tiên Phương không báo cáo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội không biết vì cho rằng huyện không báo cáo...
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội - ông Phạm Quang Long thừa nhận: “Việc phân cấp quản lý văn hóa của Hà Nội còn lúng túng, chính vì vậy dẫn tới việc không sâu sát trong quá trình quản lý nên để xảy ra tình trạng trên”.
Sự việc đã xảy ra, Hà Nội cũng như Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang tìm hướng giải quyết. Cùng với việc đánh giá lại mức độ vi phạm để đưa ra phương án phục hồi di tích gần nhất với giá trị gốc thì việc xử lý các cá nhân, đơn vị cũng đang thực hiện.
Đó cũng là bài học đắt giá về công tác quản lý nói chung và quản lý di tích nói riêng của Hà Nội./.
Mặc dù đơn vị chịu trách nhiệm cao nhất của thành phố về lĩnh vực này là Sở Văn hóa Thể thao Du lịch lên tiếng muộn nhưng cũng đã lý giải được nhiều vấn đề dư luận đang quan tâm. Việc vi phạm là rất nghiêm trọng nhưng cái sai lại bắt nguồn từ ý thức và cả nhận thức của các cấp ngành, từ sư trụ trì, Ban quản lý di tích, chính quyền từ xã, huyện đến các sở ngành ...
Sai về nhận thức
Sự việc bắt đầu từ việc nhà Tổ, gác Khánh chùa Trăm Gian bị xuống cấp nghiêm trọng và được chính quyền xã Tiên Phương lý giải, không thể để lâu hơn vì mùa mưa bão đang đến và đang đe dọa sự an toàn của khách thập phương.
Trong khi đó, việc xin phép tu bổ, tôn tạo hai hạng mục này đã thực hiện từ lâu (năm 2008), đã được thành phố chấp thuận về mặt chủ trương nhưng kéo dài tới nay chưa được triển khai.
Ngày 26/2/2012, các cụ tứ bích lại có đơn đề xuất lên Ủy ban nhân dân xã xin phép tu bổ tôn tạo. Ngày 28/2, Ủy ban nhân dân xã Tiên Phương tiếp tục có công văn đề xuất lên huyện Chương Mỹ tu bổ, tôn tạo hai hạng mục.
Tuy nhiên, quá trình xin ý kiến chưa tiếp tục đi tới đích cần đến thì ngày 1/6 âm lịch (ngày 19/7) sư trụ trì Thích Đàm Khoa đã cho hạ giải. Đến nay, hai hạng mục hoàn thiện tới 80% và xảy ra nhiều sai lệch với nguyên bản gốc.
Đáng nói là, trong quá trình hạ giải hai hạng mục trên, sư trụ trì đã ra Ủy ban nhân dân xã Tiên Phương nhờ thông báo trên loa phát thanh để nhân dân công đức tiền bạc, công sức.
Và như vậy, Ủy ban nhân dân xã hoàn toàn biết sự việc nhưng do không nắm rõ các quy định pháp luật về việc bảo tồn, tôn tạo di tích nên đã vô tình tạo “hậu thuẫn” cho việc vi phạm di tích.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiên Phương Vũ Văn Doãn còn cho rằng: “Xã thấy việc hạ giải nhà Tổ và gác Khánh rất cấp bách nhưng khi mùa mưa bão đang đến gần, nếu không hạ giải để xảy ra tai nạn thì xã không thể gánh trách nhiệm. Còn việc làm như thế nào là trách nhiệm của nhà chùa”.
Riêng cái sai của sư trụ trì trong việc tự ý hạ giải, xây dựng lại nhà Tổ, gác Khánh là không phải bàn cãi, mặc dù có thiện chí tốt. Cái sai đó bắt nguồn từ việc nhận thức vụ việc giản đơn, không hiểu về các quy định của pháp luật.
Sai về ý thức
Sở dĩ để xảy ra tình trạng vi phạm nghiêm trọng trên, đến độ đích thân Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phải chủ trì cuộc họp khẩn về vấn đề này phải kể đến cái sai trong ý thức quản lý của cơ quan quản lý văn hóa từ xã, huyện đến các Sở ngành thành phố.
Bản chất của vấn đề là buông lỏng quản lý, thiếu sự phối hợp, giám sát cũng như chưa bài bản trong công tác phân cấp quản lý; chưa dành ưu tiên đầu tư cho di tích đã được cảnh báo là xuống cấp trầm trọng. Bởi lẽ, chỉ cách đó 10 ngày, một đoàn công tác của Phòng Quản lý Di sản – Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã ghé kiểm tra chùa Trăm Gian.
Trước đó, ngày 13/4/2010, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử chùa Trăm Gian và giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội làm chủ đầu tư.
Ngày 10/10/2011, các sở ngành liên quan đã đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép chủ đầu tư hạ giải ngay các hạng mục, trong đó có nhà Tổ xuống cấp trong tình trạng nguy hiểm và triển khai thi công ngay trong năm 2011.
Tuy nhiên, do cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết 11/NQ-CP nên dự án chưa thể triển khai được. Tuy vậy, với một công trình đang bị xuống cấp trầm trọng, việc đầu tư đáng được sử dụng từ một nguồn vốn khác của thành phố nhưng Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội không linh hoạt trong việc này.
Vấn đề này đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ ra tại cuộc họp chiều ngày 29/8. Do việc chậm cấp kinh phí đầu tư, là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến Sư trụ trì tự ý tháo dỡ và thi công nhà Tổ, gác Khánh.
Quá trình tháo dỡ và thi công hai hạng mục trên kéo dài tới 1 tháng 6 ngày nhưng cả huyện, Sở và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội không hay biết. Chỉ khi phương tiện thông tin đại chúng lên tiếng, sự việc mới vỡ lỡ. Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ không biết vì cho rằng xã Tiên Phương không báo cáo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội không biết vì cho rằng huyện không báo cáo...
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội - ông Phạm Quang Long thừa nhận: “Việc phân cấp quản lý văn hóa của Hà Nội còn lúng túng, chính vì vậy dẫn tới việc không sâu sát trong quá trình quản lý nên để xảy ra tình trạng trên”.
Sự việc đã xảy ra, Hà Nội cũng như Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang tìm hướng giải quyết. Cùng với việc đánh giá lại mức độ vi phạm để đưa ra phương án phục hồi di tích gần nhất với giá trị gốc thì việc xử lý các cá nhân, đơn vị cũng đang thực hiện.
Đó cũng là bài học đắt giá về công tác quản lý nói chung và quản lý di tích nói riêng của Hà Nội./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)