Một vụ bê bối biển thủ nhiều triệu USD liên quan đến Cơ quan Du lịch quốc gia Hy Lạp (GNTO) đang gây chấn động ở đất nước vẫn chìm trong khủng hoảng nợ công này.
Vụ việc diễn ra khi dư luận Hy Lạp đều cho rằng sự lụn bại của nền kinh tế hiện nay có phần tiếp tay không nhỏ từ giới chính khách lợi dụng chức quyền thu lợi cho bản thân.
Các nhà kiểm toán cuối tháng 12/2012 đã yêu cầu kiểm tra sổ sách của GNTO và phát hiện ra một loạt giao dịch bất hợp lý trong giai đoạn từ năm 2003 trở lại đây, tổng cộng trị giá khoảng 12 triệu euro (15,8 triệu USD).
Ba người, trong đó có cựu chuyên viên tư vấn GNTO Costas Vasilakos đã bị bắt và tạm giữ để điều tra.
Vụ việc trên được coi là cú sốc mới đối với ngành "công nghiệp không khói" Hy Lạp khi chính phủ nước này đang lên kế hoạch tập trung thúc đẩy lĩnh vực du lịch, ngành trụ cột của nền kinh tế với hy vọng phục hồi phát triển kinh tế đất nước.
Hy Lạp đã trải qua năm thứ sáu suy thoái kinh tế. Hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch Hy Lạp ngày càng sa sút và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế trong những năm qua.
Năm ngoái, ước tính doanh thu ngành dịch vụ ăn uống của Hy Lạp giảm khoảng 40%, từ mức 3 tỷ euro xuống 1,8 tỷ euro. Riêng tại thủ đô Athens đã có khoảng 4.000 doanh nghiệp đóng cửa và khoảng 30.000 người mất việc làm, đưa tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc đạt mức cao kỷ lục trên 25%.
Là nước có nhiều khu nghỉ dưỡng mùa Hè nổi tiếng, hiện Hy Lạp hướng tới thu hút du khách từ Đông Âu - khu vực chiếm hơn 17% tổng lượng khách du lịch của "xứ sở các vị thần."
Ngành "công nghiệp không khói" này là một trong những ngành có khả năng vực dậy nền kinh tế, hiện chiếm khoảng 1/6 GDP của Hy Lạp và có số lao động chiếm 1/5 tổng số việc làm của đất nước.
GNTO là tổ chức du lịch có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh của Hy Lạp ra bên ngoài, chủ yếu thông qua các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị.
Ngay sau khi được tin về vụ bê bối, Bộ trưởng Du lịch Hy Lạp, Olga Kefalogianni đã yêu cầu các ủy viên công tố vào cuộc, song không bình luận công khai về vụ này./.
Vụ việc diễn ra khi dư luận Hy Lạp đều cho rằng sự lụn bại của nền kinh tế hiện nay có phần tiếp tay không nhỏ từ giới chính khách lợi dụng chức quyền thu lợi cho bản thân.
Các nhà kiểm toán cuối tháng 12/2012 đã yêu cầu kiểm tra sổ sách của GNTO và phát hiện ra một loạt giao dịch bất hợp lý trong giai đoạn từ năm 2003 trở lại đây, tổng cộng trị giá khoảng 12 triệu euro (15,8 triệu USD).
Ba người, trong đó có cựu chuyên viên tư vấn GNTO Costas Vasilakos đã bị bắt và tạm giữ để điều tra.
Vụ việc trên được coi là cú sốc mới đối với ngành "công nghiệp không khói" Hy Lạp khi chính phủ nước này đang lên kế hoạch tập trung thúc đẩy lĩnh vực du lịch, ngành trụ cột của nền kinh tế với hy vọng phục hồi phát triển kinh tế đất nước.
Hy Lạp đã trải qua năm thứ sáu suy thoái kinh tế. Hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch Hy Lạp ngày càng sa sút và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế trong những năm qua.
Năm ngoái, ước tính doanh thu ngành dịch vụ ăn uống của Hy Lạp giảm khoảng 40%, từ mức 3 tỷ euro xuống 1,8 tỷ euro. Riêng tại thủ đô Athens đã có khoảng 4.000 doanh nghiệp đóng cửa và khoảng 30.000 người mất việc làm, đưa tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc đạt mức cao kỷ lục trên 25%.
Là nước có nhiều khu nghỉ dưỡng mùa Hè nổi tiếng, hiện Hy Lạp hướng tới thu hút du khách từ Đông Âu - khu vực chiếm hơn 17% tổng lượng khách du lịch của "xứ sở các vị thần."
Ngành "công nghiệp không khói" này là một trong những ngành có khả năng vực dậy nền kinh tế, hiện chiếm khoảng 1/6 GDP của Hy Lạp và có số lao động chiếm 1/5 tổng số việc làm của đất nước.
GNTO là tổ chức du lịch có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh của Hy Lạp ra bên ngoài, chủ yếu thông qua các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị.
Ngay sau khi được tin về vụ bê bối, Bộ trưởng Du lịch Hy Lạp, Olga Kefalogianni đã yêu cầu các ủy viên công tố vào cuộc, song không bình luận công khai về vụ này./.
(TTXVN)