Hôm qua, Văn phòng Thủ tướng đã gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch văn bản số 268/VPCP-KGVX để thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về “truyền hình Giải Bóng đá quốc gia.”
Theo đó Thủ tướng có ý kiến yêu cầu Bộ VH-TT-DL chỉ đạo việc thanh tra bản quyền truyền hình giải chuyên nghiệp và báo cáo chính phủ; Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL chỉ đạo giải quyết vướng mắc để giải được các đài truyền hình truyền trực tiếp liên tục và rộng rãi, đáp ứng nhu cầu nhân dân.
Trước đó, lãnh đạo Công ty CP bóng đá chuyên nghiệp (VPF) đã gửi công văn kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét tính hợp pháp của hợp đồng số 08/HĐ2010/VFF-AVG ngày 08/12/2010.
Nội dung bản công văn này cũng tương tự những gì đã được VPF nêu ra trong công văn gửi lên Bộ VH-TT&DL, Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin-Truyền thông hồi tuần trước, khi VPF trích dẫn Luật Thể dục Thể thao, Nghị định 112/2007/NĐ-CP, Luật Báo chí để khẳng định hợp đồng giữa VFF và AVG “không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành”.
Từ những vấn đề nêu ra trong công văn, VPF đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo các Bộ, ngành kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình nói trên giữa VFF và AVG. Trong thời gian chờ đợi các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét và kết luận, VPF đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VTV, các Đài truyền hình địa phương và VTC được phép đưa tin, truyền hình các trận đấu do VPF điều hành và quản lý để phục vụ đông đảo người hâm mộ trên cả nước.
Sau khi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo, AVG cũng đã có thông cáo nêu rõ sẽ “tuyệt đối tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng.” Nội dung công văn có đoạn:
“Kể từ khi ký hợp đồng với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, AVG chưa bao giờ ngăn cản các Đài phát thanh truyền hình Trung ương cũng như địa phương phát sóng các trận đấu thuộc các giải bóng đá khác nhau do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức. Trái lại, AVG còn bỏ ra rất nhiều công sức để quảng bá các giải đấu này để có nhiều trận thi đấu hơn nữa được truyền hình trực tiếp.
Điều này được thể hiện rất rõ qua số liệu thống kê của mùa bóng năm 2011, sau khi có sự xuất hiện của AVG, số trận đấu được phát sóng trực tiếp của V-League (nay là Super League) và giải hạng Nhất quốc gia (nay là hạng Nhất) đều tăng đột biến.
Cụ thể, năm 2011 có tổng cộng 345 trận đấu bóng đá tại Việt Nam được truyền hình trực tiếp trên truyền hình, tăng 133% so với năm 2010, trong số đó số trận V-League được phát sóng là 177 tăng 53% so với năm 2010, số trận của giải hạng Nhất quốc gia được phát sóng là 144, tăng 526% so với năm 2010.
Vì thế, mong muốn của AVG là ngày càng có nhiều đơn vị truyền hình hơn nữa tham gia vào việc truyền hình trực tiếp các trận đấu của bóng đá Việt Nam.”
Điều đáng chú ý là từ trước khi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo, AVG, VTV và VCTV cũng đã đạt được thỏa thuận công bố lịch phát sóng các trận đấu tiếp theo của Super League 2012 kể từ vòng đấu thứ 5 (ngày 11/2) đến hết lượt đi (ngày 8/4). Trong 9 vòng đấu đó, VTV và VCTV sẽ truyền hình trực tiếp tổng cộng 31 trận đấu (VTV-12 trận, VCTV-19 trận).
Như vậy, vụ tranh chấp bản quyền của Super League đã hạ nhiệt và người hâm mộ sẽ có phần yên tâm được thưởng thức các trận bóng đá nội vào các dịp cuối tuần./.
Trước đó, lãnh đạo Công ty CP bóng đá chuyên nghiệp (VPF) đã gửi công văn kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét tính hợp pháp của hợp đồng số 08/HĐ2010/VFF-AVG ngày 08/12/2010.
Nội dung bản công văn này cũng tương tự những gì đã được VPF nêu ra trong công văn gửi lên Bộ VH-TT&DL, Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin-Truyền thông hồi tuần trước, khi VPF trích dẫn Luật Thể dục Thể thao, Nghị định 112/2007/NĐ-CP, Luật Báo chí để khẳng định hợp đồng giữa VFF và AVG “không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành”.
Từ những vấn đề nêu ra trong công văn, VPF đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo các Bộ, ngành kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình nói trên giữa VFF và AVG. Trong thời gian chờ đợi các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét và kết luận, VPF đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VTV, các Đài truyền hình địa phương và VTC được phép đưa tin, truyền hình các trận đấu do VPF điều hành và quản lý để phục vụ đông đảo người hâm mộ trên cả nước.
Sau khi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo, AVG cũng đã có thông cáo nêu rõ sẽ “tuyệt đối tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng.” Nội dung công văn có đoạn:
“Kể từ khi ký hợp đồng với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, AVG chưa bao giờ ngăn cản các Đài phát thanh truyền hình Trung ương cũng như địa phương phát sóng các trận đấu thuộc các giải bóng đá khác nhau do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức. Trái lại, AVG còn bỏ ra rất nhiều công sức để quảng bá các giải đấu này để có nhiều trận thi đấu hơn nữa được truyền hình trực tiếp.
Điều này được thể hiện rất rõ qua số liệu thống kê của mùa bóng năm 2011, sau khi có sự xuất hiện của AVG, số trận đấu được phát sóng trực tiếp của V-League (nay là Super League) và giải hạng Nhất quốc gia (nay là hạng Nhất) đều tăng đột biến.
Cụ thể, năm 2011 có tổng cộng 345 trận đấu bóng đá tại Việt Nam được truyền hình trực tiếp trên truyền hình, tăng 133% so với năm 2010, trong số đó số trận V-League được phát sóng là 177 tăng 53% so với năm 2010, số trận của giải hạng Nhất quốc gia được phát sóng là 144, tăng 526% so với năm 2010.
Vì thế, mong muốn của AVG là ngày càng có nhiều đơn vị truyền hình hơn nữa tham gia vào việc truyền hình trực tiếp các trận đấu của bóng đá Việt Nam.”
Điều đáng chú ý là từ trước khi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo, AVG, VTV và VCTV cũng đã đạt được thỏa thuận công bố lịch phát sóng các trận đấu tiếp theo của Super League 2012 kể từ vòng đấu thứ 5 (ngày 11/2) đến hết lượt đi (ngày 8/4). Trong 9 vòng đấu đó, VTV và VCTV sẽ truyền hình trực tiếp tổng cộng 31 trận đấu (VTV-12 trận, VCTV-19 trận).
Như vậy, vụ tranh chấp bản quyền của Super League đã hạ nhiệt và người hâm mộ sẽ có phần yên tâm được thưởng thức các trận bóng đá nội vào các dịp cuối tuần./.
(Vietnam+)