Phiên tòa sơ thẩm xét xử Trần Thị Nguyệt ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cướp tài sản trôi qua gần một tuần nhưng dư luận ở tỉnh này vẫn đặc biệt xôn xao bởi vi phạm nghiêm trọng trong tố tụng của các cơ quan hành pháp ở đây.
Điều đặc biệt trong “kỳ án” này, cả bị cáo và bị hại đều nhất mực kêu oan, trong đó, đáng chú ý là việc bị hại nhất quyết không chịu nhận mình là bị hại mà còn đứng ra bảo vệ, kêu oan cho bị cáo. Vụ việc này càng trở nên “nóng” khi qua phiên tòa, qua các đơn thư trình báo của người bị hại và người làm chứng với cơ quan chức năng ở tỉnh Điện Biên càng củng cố cho câu hỏi có hay không dấu hiệu “gắp lửa bỏ tay người” đối với bị cáo.
Từ tranh chấp dân sự
Hai anh em Ly A Ly, Ly A Chía, ở bản Nậm Ty 2, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên - người bất đắc dĩ bị cơ quan tố tụng huyện Điện Biên coi là hai bị hại của vụ án kể rằng, vì có mối quan hệ quen biết với chị Trần Thị Nguyệt, chủ cửa hàng xe máy ở chợ Bản Phủ, xã Noong Hẹt nên vào tháng 6/2009, Ly và Chía đứng ra bảo lãnh cho người em họ là Ly A Tủa mua xe máy, nợ 6,5 triệu đồng.
Trước đó, để thuyết phục được chị Nguyệt bán xe, Ly và Chía còn hứa với chị rằng nếu đến hẹn mà em Tủa không trả được tiền thì hai người sẽ thay em để trả cho chị. Với việc cam kết chắc như đinh đóng cột của hai anh em này, chị Nguyệt đồng ý bán mà không một chút gì băn khoăn gì.
Vì quá hạn, Tủa không đến trả tiền nên vào ngày 25/3/2010, khi thấy Chía đến cửa hàng của mình chị Nguyệt đã yêu cầu Chía phải trả thay cho Tủa theo lời hứa bảo lãnh trước đây. Chị Nguyệt quyết định giữ xe máy của Chía lại làm vật bảo đảm nhằm thu được nợ. Lúc đầu Chía không đồng ý, nhưng cuối cùng Chía đành đề chị Nguyệt giữ xe lại, chỉ xin được giữ giấy tờ xe. Được sự đồng ý của chị Nguyệt, Chía đã mở cốp xe lấy lại giấy tờ xe và cầm theo chìa khóa xe.
Bị giữ xe, Chía đi tìm anh mình là Ly A Ly cùng đến để đòi lại. Khi Chía và Ly trở lại cửa hàng xe máy thì có xảy ra cãi vã và xô xát giữa Ly và chị Nguyệt. Ly đã đến Trạm Công an Bản Phủ (thuộc Công an huyện Điện Biên) để trình báo sự việc với mong muốn được giúp đỡ để lấy lại xe cho em mình.
Với nội dung vụ việc trên chắc ai được hỏi cũng sẽ bảo rằng đây là tranh chấp dân sự, vấn đề giải quyết chẳng khó khăn gì. Tuy nhiên, điều lạ lùng là khi đến tay cơ quan tố tụng ở huyện Điện Biên việc này đã biến thành “vụ cướp tài sản có sử dụng hung khí nguy hiểm.” Vì vậy, Trần Thị Nguyệt bị bắt giam và bị đưa ra truy tố theo điểm d, khoản 2 điều 133 Bộ luật Hình sự.
Đến dấu hiệu gắp lửa bỏ tay người...
Mặc dù được cơ quan tố tụng huyện Điện Biên xác định là bị hại trong vụ án nhưng cả Ly A Ly và Ly A Chía đều không nhận bởi theo họ vụ việc chỉ là tranh chấp dân sự mà bản thân không bị thiệt hại gì.
Không dừng lại ở đó, tất cả lời khai tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên ngày 9/11 và 10/11, cả Ly và Chía đều thay đổi lời khai khác xa so với lời khai trước đó tại cơ quan điều tra Công an huyện Điện Biên.
Lý giải về việc này, Ly A Ly cho biết, do kém hiểu biết [Ly A Chía lại không thạo tiếng phổ thông và không biết chữ - PV] nên khi trình báo sự việc như thế này thì cán bộ điều tra lại đọc cho viết như thế kia.
Ly cho biết đã khai báo với công an là chị Nguyệt dùng tay đẩy, móng tay chị dài làm xước cổ thì cán bộ điều tra bảo "bóp cổ phải không" và nói viết vào đơn trình báo là bóp cổ. Hay như chuyện chị Nguyệt có đánh Ly bằng búa hay không bởi người này không nhìn thấy, nghe thấy, không bị thương tích thân thể, hoặc bị ảnh hưởng sức khoẻ nhưng rồi cuối cùng cũng được cán bộ đọc cho để viết vào tờ trình là bị đánh bằng búa và để lại dấu vết trên mũ bảo hiểm.
Chính chi tiết dùng búa này là căn cứ để cơ quan tố tụng cáo buộc bị cáo dùng hung khí cướp tài sản nên Trần Thị Nguyệt nhất mực kêu oan và yêu cầu cơ quan tố tụng cho xem xét cơ chế hình thành vết xước trên mũ bảo hiểm.
Oái oăm là cơ quan tố tụng huyện Điện Biên không thu được tang vật mà chỉ dựa vào bức ảnh chụp chiếc mũ bảo hiểm bị trầy xước để cáo buộc việc sử dụng hung khí. Về việc này, tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên Phạm Thu Hằng cũng phải thừa nhận đây là thiếu sót trong quá trình thu thập chứng cứ.
Sự việc không chỉ dừng lại ở đó, ngay cả khi Ly A Ly, Ly A Chía cùng gia đình chị Nguyệt do anh Trần Quốc Trải là chồng làm đại diện, hòa giải trước sự chứng kiến của nhiều người thì cũng bị cán bộ cơ quan điều tra huyện Điện Biên ngăn cản và đe dọa không cho tiến hành.
Theo Ly, điều tra viên không những điện thoại đe dọa rằng nếu hòa giải sẽ bắt luôn cả gia đình Ly mà còn cử cán bộ điều tra trực tiếp đến gia đình để ngăn việc hòa giải này (?!)
Ly A Ly còn tố cáo trong khi đi gặp nhân chứng Lầu Giống Dua ở Điện Biên Đông, điều tra viên Công an huyện Điện Biên còn bắt Ly phải mang theo gà, vịt hoặc lợn để làm thịt ăn. Và khi thấy Ly chỉ mang được một con gà, các điều tra viên tỏ ra không đồng ý mà yêu cầu Ly phải mua con ngan 3,5 kg để làm thịt... thết các điều tra viên này.
Quá trình gặp nhân chứng Lầu Giống Dua để lấy lời khai, Ly A Ly tố cáo, các điều tra viên không tiến hành xét hỏi mà chỉ đọc nội dung đã soạn sẵn cho Dua nghe và ký tên. Do Dua không biết chữ, họ yêu cầu con trai của Dua là Lầu A Pó chép lại nội dung và xem đó như là lời khai của nhân chứng .
Không chỉ có sự bất minh trong quá trình lấy lời khai của nhân chứng Dua và Pó, ngay cả Lưu Quang Hà, một nhân chứng khác trong vụ án, cũng có đơn trình báo sự bất minh này cho nhiều cơ quan chức năng ở tỉnh Điện Biên. Trong đơn, Lưu Quang Hà cho biết, bản thân không biết vụ việc xảy ra như thế nào nên không thể trình báo gì nhưng do điều tra viên đánh đập, đe dọa làm cho Hà khiếp sợ và phải viết theo đúng nội dung mà điều tra viên đọc. Hà còn tố cáo các lần triệu tập sau, điều tra viên yêu cầu Hà phải đọc kỹ nội dung được hướng dẫn trước đó để nhớ lấy sau này còn ra trả lời trước tòa....
Điều đáng nói là các thông tin có giá trị tố cáo việc sai phạm nghiêm trọng trong quá trình điều tra và tố tụng này đã được Ly, Chía, Hà trình báo bằng văn bản với các cơ quan chức năng ở tỉnh Điện Biên nhưng không thấy ai quan tâm, xem xét và giải quyết.
Ý kiến luật sư
Luật sư Nguyễn Minh Châu - Văn phòng luật sư Bảo Châu và cộng sự cho biết: Sau khi nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi phát hiện có hàng trăm lỗi vi phạm tố tụng trong vụ án này. Trong đó, có những lỗi ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định tội danh “cướp tài sản” đối với hành vi của Trần Thị Nguyệt.
Trước hết, phải nói đến việc cơ quan tố tụng huyện Điện Biên đã vô hình chung hình sự hóa một quan hệ dân sự. Nên nhớ giữa Ly, Chía, Tủa và Nguyệt có mối quan hệ hợp đồng mua bán tài sản, trong đó Nguyệt là bên bán. Tủa là bên mua, còn Ly, Chía là bên bảo lãnh. Khi đến hạn thanh toán, Tủa đã không thực hiện, do vậy theo Điều 361 Bộ luật Dân sự thì nghĩa vụ trả nợ phải thuộc về người bảo lãnh. Vì vậy, việc Nguyệt giữ xe của Chía để làm vật đảm bảo buộc Chía phải làm tròn nghĩa vụ bảo lãnh cũng là điều dễ hiểu.
Còn về vấn đề đương sự được Cơ quan tố tụng huyện Điện Biên nêu trong vụ án. Nếu căn cứ khoản 1 Điều 51 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra” thì trong vụ án này không có người bị hại. Ly A Ly được cho là bị Nguyệt dùng vũ lực nhưng không phải là chủ sở hữu chiếc xe máy-tang vật vụ án nên không thỏa mãn điều kiện bị coi là người bị hại theo Điều 51 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Còn Chía (là chủ sở hữu chiếc xe máy) thì Nguyệt không dùng bất cứ vũ lực nào để “chiếm đoạt” hay cướp xe nên cũng không thỏa mãn điều kiện bị coi là người bị hại theo Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự.
Bên cạnh đó, giữa Nguyệt và Chía lại có liên quan đến hợp đồng mua bán tài sản mà Ly, là bên bảo lãnh nên phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh. Trước đó, Nguyệt giữ xe máy cũng có sự đồng ý của Chía nên trong vụ án này Chía không phải là người bị hại. Xung đột về tranh chấp giữa Nguyệt với Chía hay giữa Nguyệt với Ly là 2 xung đột khác nhau ở 2 thời điểm khác nhau, thế nhưng cơ quan điều tra đã gộp sự 2 sự xung đột này làm một trên cơ sở lắp ghép sự kiện Chía bị giữ tài sản với sự kiện Ly bị dùng bạo lực vào với nhau để chuyển hóa thành một vụ cướp. Cũng chính điều này mà tại phiên toà cả hai anh em Ly và Chía đều không nhận mình là bị hại mà còn đứng ra kêu oan cho Nguyệt khi bị cáo buộc tội “cướp tài sản.”
Ngoài các vấn đề được trình bày trên ra, việc cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện bỏ sót vật chứng, không tiến hành khám khám nghiệm hiện trường vụ án theo như quy định tại Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự cũng là những sai sót đặc biệt nghiêm trọng, vi phạm Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về trách nhiệm xác định sự thật của vụ án của cơ quan tiền hành tố tụng. Điều luật quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hơp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tôi, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo…”
Từ chứng cứ, hồ sơ vụ án đến thực tế của vụ việc tranh chấp giữa Ly, Chía và Nguyệt có thể dễ dàng khẳng định không đủ căn cứ buộc tội Trần Thị Nguyệt phạm tội “cướp tài sản” theo như cáo trạng và kết luận Viện kiểm sát nhân dân huyện Điện Biên.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Nguyệt của Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên đã phải tạm hoãn vào ngày 12/11 vừa qua do tình hình sức khỏe của bị cáo không đảm bảo. Đây là lần thứ 3, phải hoãn phiên tòa, trong đó, hai lần trước vắng mặt nhân chứng. Tuy nhiên, việc xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa cũng như những thông tin trình báo của người bị hại và của nhân chứng trong vụ án càng cho thấy dấu hiệu bất minh, vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, tố tụng của các cơ quan hành pháp ở huyện Điện Biên.
Nhiều người không ngần ngại nói rằng vụ án là màn dàn dựng kịch vụng về để hình sự hóa quan hệ dân sự nhằm cáo buộc tội cướp tài sản cho bị cáo Nguyệt./.
Điều đặc biệt trong “kỳ án” này, cả bị cáo và bị hại đều nhất mực kêu oan, trong đó, đáng chú ý là việc bị hại nhất quyết không chịu nhận mình là bị hại mà còn đứng ra bảo vệ, kêu oan cho bị cáo. Vụ việc này càng trở nên “nóng” khi qua phiên tòa, qua các đơn thư trình báo của người bị hại và người làm chứng với cơ quan chức năng ở tỉnh Điện Biên càng củng cố cho câu hỏi có hay không dấu hiệu “gắp lửa bỏ tay người” đối với bị cáo.
Từ tranh chấp dân sự
Hai anh em Ly A Ly, Ly A Chía, ở bản Nậm Ty 2, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên - người bất đắc dĩ bị cơ quan tố tụng huyện Điện Biên coi là hai bị hại của vụ án kể rằng, vì có mối quan hệ quen biết với chị Trần Thị Nguyệt, chủ cửa hàng xe máy ở chợ Bản Phủ, xã Noong Hẹt nên vào tháng 6/2009, Ly và Chía đứng ra bảo lãnh cho người em họ là Ly A Tủa mua xe máy, nợ 6,5 triệu đồng.
Trước đó, để thuyết phục được chị Nguyệt bán xe, Ly và Chía còn hứa với chị rằng nếu đến hẹn mà em Tủa không trả được tiền thì hai người sẽ thay em để trả cho chị. Với việc cam kết chắc như đinh đóng cột của hai anh em này, chị Nguyệt đồng ý bán mà không một chút gì băn khoăn gì.
Vì quá hạn, Tủa không đến trả tiền nên vào ngày 25/3/2010, khi thấy Chía đến cửa hàng của mình chị Nguyệt đã yêu cầu Chía phải trả thay cho Tủa theo lời hứa bảo lãnh trước đây. Chị Nguyệt quyết định giữ xe máy của Chía lại làm vật bảo đảm nhằm thu được nợ. Lúc đầu Chía không đồng ý, nhưng cuối cùng Chía đành đề chị Nguyệt giữ xe lại, chỉ xin được giữ giấy tờ xe. Được sự đồng ý của chị Nguyệt, Chía đã mở cốp xe lấy lại giấy tờ xe và cầm theo chìa khóa xe.
Bị giữ xe, Chía đi tìm anh mình là Ly A Ly cùng đến để đòi lại. Khi Chía và Ly trở lại cửa hàng xe máy thì có xảy ra cãi vã và xô xát giữa Ly và chị Nguyệt. Ly đã đến Trạm Công an Bản Phủ (thuộc Công an huyện Điện Biên) để trình báo sự việc với mong muốn được giúp đỡ để lấy lại xe cho em mình.
Với nội dung vụ việc trên chắc ai được hỏi cũng sẽ bảo rằng đây là tranh chấp dân sự, vấn đề giải quyết chẳng khó khăn gì. Tuy nhiên, điều lạ lùng là khi đến tay cơ quan tố tụng ở huyện Điện Biên việc này đã biến thành “vụ cướp tài sản có sử dụng hung khí nguy hiểm.” Vì vậy, Trần Thị Nguyệt bị bắt giam và bị đưa ra truy tố theo điểm d, khoản 2 điều 133 Bộ luật Hình sự.
Đến dấu hiệu gắp lửa bỏ tay người...
Mặc dù được cơ quan tố tụng huyện Điện Biên xác định là bị hại trong vụ án nhưng cả Ly A Ly và Ly A Chía đều không nhận bởi theo họ vụ việc chỉ là tranh chấp dân sự mà bản thân không bị thiệt hại gì.
Không dừng lại ở đó, tất cả lời khai tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên ngày 9/11 và 10/11, cả Ly và Chía đều thay đổi lời khai khác xa so với lời khai trước đó tại cơ quan điều tra Công an huyện Điện Biên.
Lý giải về việc này, Ly A Ly cho biết, do kém hiểu biết [Ly A Chía lại không thạo tiếng phổ thông và không biết chữ - PV] nên khi trình báo sự việc như thế này thì cán bộ điều tra lại đọc cho viết như thế kia.
Ly cho biết đã khai báo với công an là chị Nguyệt dùng tay đẩy, móng tay chị dài làm xước cổ thì cán bộ điều tra bảo "bóp cổ phải không" và nói viết vào đơn trình báo là bóp cổ. Hay như chuyện chị Nguyệt có đánh Ly bằng búa hay không bởi người này không nhìn thấy, nghe thấy, không bị thương tích thân thể, hoặc bị ảnh hưởng sức khoẻ nhưng rồi cuối cùng cũng được cán bộ đọc cho để viết vào tờ trình là bị đánh bằng búa và để lại dấu vết trên mũ bảo hiểm.
Chính chi tiết dùng búa này là căn cứ để cơ quan tố tụng cáo buộc bị cáo dùng hung khí cướp tài sản nên Trần Thị Nguyệt nhất mực kêu oan và yêu cầu cơ quan tố tụng cho xem xét cơ chế hình thành vết xước trên mũ bảo hiểm.
Oái oăm là cơ quan tố tụng huyện Điện Biên không thu được tang vật mà chỉ dựa vào bức ảnh chụp chiếc mũ bảo hiểm bị trầy xước để cáo buộc việc sử dụng hung khí. Về việc này, tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên Phạm Thu Hằng cũng phải thừa nhận đây là thiếu sót trong quá trình thu thập chứng cứ.
Sự việc không chỉ dừng lại ở đó, ngay cả khi Ly A Ly, Ly A Chía cùng gia đình chị Nguyệt do anh Trần Quốc Trải là chồng làm đại diện, hòa giải trước sự chứng kiến của nhiều người thì cũng bị cán bộ cơ quan điều tra huyện Điện Biên ngăn cản và đe dọa không cho tiến hành.
Theo Ly, điều tra viên không những điện thoại đe dọa rằng nếu hòa giải sẽ bắt luôn cả gia đình Ly mà còn cử cán bộ điều tra trực tiếp đến gia đình để ngăn việc hòa giải này (?!)
Ly A Ly còn tố cáo trong khi đi gặp nhân chứng Lầu Giống Dua ở Điện Biên Đông, điều tra viên Công an huyện Điện Biên còn bắt Ly phải mang theo gà, vịt hoặc lợn để làm thịt ăn. Và khi thấy Ly chỉ mang được một con gà, các điều tra viên tỏ ra không đồng ý mà yêu cầu Ly phải mua con ngan 3,5 kg để làm thịt... thết các điều tra viên này.
Quá trình gặp nhân chứng Lầu Giống Dua để lấy lời khai, Ly A Ly tố cáo, các điều tra viên không tiến hành xét hỏi mà chỉ đọc nội dung đã soạn sẵn cho Dua nghe và ký tên. Do Dua không biết chữ, họ yêu cầu con trai của Dua là Lầu A Pó chép lại nội dung và xem đó như là lời khai của nhân chứng .
Không chỉ có sự bất minh trong quá trình lấy lời khai của nhân chứng Dua và Pó, ngay cả Lưu Quang Hà, một nhân chứng khác trong vụ án, cũng có đơn trình báo sự bất minh này cho nhiều cơ quan chức năng ở tỉnh Điện Biên. Trong đơn, Lưu Quang Hà cho biết, bản thân không biết vụ việc xảy ra như thế nào nên không thể trình báo gì nhưng do điều tra viên đánh đập, đe dọa làm cho Hà khiếp sợ và phải viết theo đúng nội dung mà điều tra viên đọc. Hà còn tố cáo các lần triệu tập sau, điều tra viên yêu cầu Hà phải đọc kỹ nội dung được hướng dẫn trước đó để nhớ lấy sau này còn ra trả lời trước tòa....
Điều đáng nói là các thông tin có giá trị tố cáo việc sai phạm nghiêm trọng trong quá trình điều tra và tố tụng này đã được Ly, Chía, Hà trình báo bằng văn bản với các cơ quan chức năng ở tỉnh Điện Biên nhưng không thấy ai quan tâm, xem xét và giải quyết.
Ý kiến luật sư
Luật sư Nguyễn Minh Châu - Văn phòng luật sư Bảo Châu và cộng sự cho biết: Sau khi nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi phát hiện có hàng trăm lỗi vi phạm tố tụng trong vụ án này. Trong đó, có những lỗi ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định tội danh “cướp tài sản” đối với hành vi của Trần Thị Nguyệt.
Trước hết, phải nói đến việc cơ quan tố tụng huyện Điện Biên đã vô hình chung hình sự hóa một quan hệ dân sự. Nên nhớ giữa Ly, Chía, Tủa và Nguyệt có mối quan hệ hợp đồng mua bán tài sản, trong đó Nguyệt là bên bán. Tủa là bên mua, còn Ly, Chía là bên bảo lãnh. Khi đến hạn thanh toán, Tủa đã không thực hiện, do vậy theo Điều 361 Bộ luật Dân sự thì nghĩa vụ trả nợ phải thuộc về người bảo lãnh. Vì vậy, việc Nguyệt giữ xe của Chía để làm vật đảm bảo buộc Chía phải làm tròn nghĩa vụ bảo lãnh cũng là điều dễ hiểu.
Còn về vấn đề đương sự được Cơ quan tố tụng huyện Điện Biên nêu trong vụ án. Nếu căn cứ khoản 1 Điều 51 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra” thì trong vụ án này không có người bị hại. Ly A Ly được cho là bị Nguyệt dùng vũ lực nhưng không phải là chủ sở hữu chiếc xe máy-tang vật vụ án nên không thỏa mãn điều kiện bị coi là người bị hại theo Điều 51 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Còn Chía (là chủ sở hữu chiếc xe máy) thì Nguyệt không dùng bất cứ vũ lực nào để “chiếm đoạt” hay cướp xe nên cũng không thỏa mãn điều kiện bị coi là người bị hại theo Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự.
Bên cạnh đó, giữa Nguyệt và Chía lại có liên quan đến hợp đồng mua bán tài sản mà Ly, là bên bảo lãnh nên phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh. Trước đó, Nguyệt giữ xe máy cũng có sự đồng ý của Chía nên trong vụ án này Chía không phải là người bị hại. Xung đột về tranh chấp giữa Nguyệt với Chía hay giữa Nguyệt với Ly là 2 xung đột khác nhau ở 2 thời điểm khác nhau, thế nhưng cơ quan điều tra đã gộp sự 2 sự xung đột này làm một trên cơ sở lắp ghép sự kiện Chía bị giữ tài sản với sự kiện Ly bị dùng bạo lực vào với nhau để chuyển hóa thành một vụ cướp. Cũng chính điều này mà tại phiên toà cả hai anh em Ly và Chía đều không nhận mình là bị hại mà còn đứng ra kêu oan cho Nguyệt khi bị cáo buộc tội “cướp tài sản.”
Ngoài các vấn đề được trình bày trên ra, việc cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện bỏ sót vật chứng, không tiến hành khám khám nghiệm hiện trường vụ án theo như quy định tại Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự cũng là những sai sót đặc biệt nghiêm trọng, vi phạm Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về trách nhiệm xác định sự thật của vụ án của cơ quan tiền hành tố tụng. Điều luật quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hơp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tôi, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo…”
Từ chứng cứ, hồ sơ vụ án đến thực tế của vụ việc tranh chấp giữa Ly, Chía và Nguyệt có thể dễ dàng khẳng định không đủ căn cứ buộc tội Trần Thị Nguyệt phạm tội “cướp tài sản” theo như cáo trạng và kết luận Viện kiểm sát nhân dân huyện Điện Biên.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Nguyệt của Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên đã phải tạm hoãn vào ngày 12/11 vừa qua do tình hình sức khỏe của bị cáo không đảm bảo. Đây là lần thứ 3, phải hoãn phiên tòa, trong đó, hai lần trước vắng mặt nhân chứng. Tuy nhiên, việc xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa cũng như những thông tin trình báo của người bị hại và của nhân chứng trong vụ án càng cho thấy dấu hiệu bất minh, vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, tố tụng của các cơ quan hành pháp ở huyện Điện Biên.
Nhiều người không ngần ngại nói rằng vụ án là màn dàn dựng kịch vụng về để hình sự hóa quan hệ dân sự nhằm cáo buộc tội cướp tài sản cho bị cáo Nguyệt./.
Mạnh Thành (TTXVN/Vietnam+)