Trung Quốc đang phải đối mặt với hiện tượng vốn ồ ạt chảy ra nước ngoài. Theo ước tính của Nhật báo Phố Wall, trong năm 2012, các hãng và giới doanh nhân Trung Quốc đã đưa ra khỏi đất nước 225 tỷ USD, tương đương khoảng 3% Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của cả năm 2011.
Thực ra, xu thế đó cũng đã bộc lộ từ trước đây. Tuy nhiên, quy mô như hiện nay thì chưa từng có. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, có 110 tỷ USD từ Trung Quốc chảy ra bên ngoài. Số lượng hiện nay nhiều hơn gấp đôi. Việc xuất vốn ra nước ngoài đã gia tăng trong năm 2011. Khi đó đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu chậm lại.
Ông Aleksei Voskresenski, Trưởng khoa Chính trị học Trường Đại học Quan hệ Quốc tế Mátxcơva (MGIMO) nhận xét: “Rõ ràng, dòng chảy tư bản nói lên những vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc. Điều này có nghĩa là mô hình phát triển mở rộng cuối cùng đã vắt kiệt chính bản thân nó. Còn việc chuyển đổi sang một mô hình mới lại là công việc rất phức tạp và hàm chứa đầy bất ổn."
Chính quyền kiềm chế các nhà đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản làm mức giá hạ xuống, đồng thời cũng giảm sức hấp dẫn của những ngành này đối với các nhà giàu Trung Quốc. Do đó bắt đầu dòng chảy của vốn thặng dư ra khỏi Trung Quốc. Người ta dùng số tiền dư này để mua bất động sản ở nước ngoài. Thậm chí có những tỷ phú người Trung Quốc vung tiền mua cả toàn bộ dãy phố với những căn hộ sang trọng tại các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Mỹ và châu Âu.
Các luật sư và nhà môi giới chuyên giúp lựa chọn các chủ thể dành cho đầu tư ra nước ngoài không giấu rằng đã xuất hiện vô số kẽ hở mới có thể lợi dụng để tránh né những hạn chế về chuyển ngân. Ví dụ, tạo lập công ty để vận chuyển tiền mặt trên máy bay tư nhân mà không qua khâu làm thủ tục hải quan.
[Dân Canada phản đối Trung Quốc thôn tính dầu khí]
Trung Quốc vẫn là thỏi nam châm khổng lồ trên thế giới hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm qua, có từ 6-8 tỷ USD đầu tư trực tiếp của nước ngoài rót vào Trung Quốc, còn danh mục đầu tư đã tăng gấp đôi. Nhưng dù vậy, vẫn không thể sánh ngang với lượng tiền thoát ra từ Trung Quốc.
Thật nghịch lý là hai dòng chảy này không mâu thuẫn với nhau. Chuyên viên Aleksei Voskresenski nhận định: “Dòng chảy vốn ra bên ngoài là thuật ngữ tương đối. Trong bất kỳ quốc gia nào, nếu nền kinh tế đất nước không đóng kín hoàn toàn thì đều diễn ra sự di chuyển hai chiều của tiền vốn vào và ra, song song và độc lập với nhau."
Khi Trung Quốc giảm bớt lượng tiền chi cho thị trường nội địa, thì số vốn được chuyển ra mua tài sản ở nước ngoài lại tăng lên. Từ lâu nay, thế giới đã đối mặt với thực tế, người Trung Quốc ráo riết mua cổ phiếu trên toàn cầu. Tại Đức, họ mua cổ phần của những công ty hàng đầu. Tại Mỹ và Canada là các mỏ dầu, ngân hàng và ngành công nghiệp điện ảnh. Còn ở châu Phi là tài nguyên thiên nhiên và đất đai.
Đối với các đại gia Trung Quốc, đây là phương thức mới để làm giàu cho bản thân. Còn người dân sở tại ở các châu lục thì cho rằng đang diễn ra quá trình bành trướng tài chính của Trung Quốc./.
Thực ra, xu thế đó cũng đã bộc lộ từ trước đây. Tuy nhiên, quy mô như hiện nay thì chưa từng có. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, có 110 tỷ USD từ Trung Quốc chảy ra bên ngoài. Số lượng hiện nay nhiều hơn gấp đôi. Việc xuất vốn ra nước ngoài đã gia tăng trong năm 2011. Khi đó đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu chậm lại.
Ông Aleksei Voskresenski, Trưởng khoa Chính trị học Trường Đại học Quan hệ Quốc tế Mátxcơva (MGIMO) nhận xét: “Rõ ràng, dòng chảy tư bản nói lên những vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc. Điều này có nghĩa là mô hình phát triển mở rộng cuối cùng đã vắt kiệt chính bản thân nó. Còn việc chuyển đổi sang một mô hình mới lại là công việc rất phức tạp và hàm chứa đầy bất ổn."
Chính quyền kiềm chế các nhà đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản làm mức giá hạ xuống, đồng thời cũng giảm sức hấp dẫn của những ngành này đối với các nhà giàu Trung Quốc. Do đó bắt đầu dòng chảy của vốn thặng dư ra khỏi Trung Quốc. Người ta dùng số tiền dư này để mua bất động sản ở nước ngoài. Thậm chí có những tỷ phú người Trung Quốc vung tiền mua cả toàn bộ dãy phố với những căn hộ sang trọng tại các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Mỹ và châu Âu.
Các luật sư và nhà môi giới chuyên giúp lựa chọn các chủ thể dành cho đầu tư ra nước ngoài không giấu rằng đã xuất hiện vô số kẽ hở mới có thể lợi dụng để tránh né những hạn chế về chuyển ngân. Ví dụ, tạo lập công ty để vận chuyển tiền mặt trên máy bay tư nhân mà không qua khâu làm thủ tục hải quan.
[Dân Canada phản đối Trung Quốc thôn tính dầu khí]
Trung Quốc vẫn là thỏi nam châm khổng lồ trên thế giới hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm qua, có từ 6-8 tỷ USD đầu tư trực tiếp của nước ngoài rót vào Trung Quốc, còn danh mục đầu tư đã tăng gấp đôi. Nhưng dù vậy, vẫn không thể sánh ngang với lượng tiền thoát ra từ Trung Quốc.
Thật nghịch lý là hai dòng chảy này không mâu thuẫn với nhau. Chuyên viên Aleksei Voskresenski nhận định: “Dòng chảy vốn ra bên ngoài là thuật ngữ tương đối. Trong bất kỳ quốc gia nào, nếu nền kinh tế đất nước không đóng kín hoàn toàn thì đều diễn ra sự di chuyển hai chiều của tiền vốn vào và ra, song song và độc lập với nhau."
Khi Trung Quốc giảm bớt lượng tiền chi cho thị trường nội địa, thì số vốn được chuyển ra mua tài sản ở nước ngoài lại tăng lên. Từ lâu nay, thế giới đã đối mặt với thực tế, người Trung Quốc ráo riết mua cổ phiếu trên toàn cầu. Tại Đức, họ mua cổ phần của những công ty hàng đầu. Tại Mỹ và Canada là các mỏ dầu, ngân hàng và ngành công nghiệp điện ảnh. Còn ở châu Phi là tài nguyên thiên nhiên và đất đai.
Đối với các đại gia Trung Quốc, đây là phương thức mới để làm giàu cho bản thân. Còn người dân sở tại ở các châu lục thì cho rằng đang diễn ra quá trình bành trướng tài chính của Trung Quốc./.
(Vietnam+)