Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định nguồn vốn dành cho nông thôn tăng nhanh và phục vụ đa ngành hơn trong nông nghiệp, kể từ sau khi có Quyết định 67 /1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ .
Tuyên bố trên được ông Giàu đưa ra tại hội nghị tổng kết Quyết định 67 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, và triển khai Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, ngày 30/6 ở Hà Nội.
Cũng tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến nhấn mạnh qua 10 năm thực hiện, Quyết định 67 đã thực sự đi vào cuộc sống, là cú hích khơi thông dòng chảy nguồn vốn tín dụng về khu vực nông thôn, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở khu vực nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn vốn tín dụng cho nông thôn đã tới được vùng sâu, vùng xa, thủ tục vay vốn từng bước được cải cách theo đặc thù của nông dân nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Nếu như cuối năm 1998, dư nợ tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn chỉ mới đạt 34.000 tỷ đồng thì sau 10 năm dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của ngành ngân hàng đã tăng gấp gần chín lần và đạt hơn 292.000 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 16,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế).
Tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn bình quân trong 10 năm là gần 22%/năm, tạo ra bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đời sống tinh thần người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.
Cơ cấu nợ tiếp tục được cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư vốn trung và dài hạn. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng dần qua các năm đối với vùng, khu vực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Tỷ trọng đầu tư vốn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 28%, tiếp theo là các vùng Đồng bằng Bắc bộ, duyên hải miền Trung, khu vực Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.
Tuy tốc độ tăng trưởng khá cao và tăng liên tục trong các năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu vốn cho nông nghiệp, nông thôn, vì vậy thời gian tới cần tiếp tục tăng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp nông thôn.
Điểm đặc biệt của chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn là việc tổ chức tín dụng có thể xem xét, xử lý rủi ro, cơ cấu lại nợ cho khách hàng gặp rủi ro do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh… Tổ chức tín dụng có thể xem xét cho vay mới mà không xét đến nợ cũ hoặc khoanh vùng nợ cũ./.
Tuyên bố trên được ông Giàu đưa ra tại hội nghị tổng kết Quyết định 67 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, và triển khai Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, ngày 30/6 ở Hà Nội.
Cũng tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến nhấn mạnh qua 10 năm thực hiện, Quyết định 67 đã thực sự đi vào cuộc sống, là cú hích khơi thông dòng chảy nguồn vốn tín dụng về khu vực nông thôn, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở khu vực nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn vốn tín dụng cho nông thôn đã tới được vùng sâu, vùng xa, thủ tục vay vốn từng bước được cải cách theo đặc thù của nông dân nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Nếu như cuối năm 1998, dư nợ tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn chỉ mới đạt 34.000 tỷ đồng thì sau 10 năm dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của ngành ngân hàng đã tăng gấp gần chín lần và đạt hơn 292.000 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 16,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế).
Tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn bình quân trong 10 năm là gần 22%/năm, tạo ra bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đời sống tinh thần người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.
Cơ cấu nợ tiếp tục được cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư vốn trung và dài hạn. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng dần qua các năm đối với vùng, khu vực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Tỷ trọng đầu tư vốn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 28%, tiếp theo là các vùng Đồng bằng Bắc bộ, duyên hải miền Trung, khu vực Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.
Tuy tốc độ tăng trưởng khá cao và tăng liên tục trong các năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu vốn cho nông nghiệp, nông thôn, vì vậy thời gian tới cần tiếp tục tăng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp nông thôn.
Điểm đặc biệt của chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn là việc tổ chức tín dụng có thể xem xét, xử lý rủi ro, cơ cấu lại nợ cho khách hàng gặp rủi ro do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh… Tổ chức tín dụng có thể xem xét cho vay mới mà không xét đến nợ cũ hoặc khoanh vùng nợ cũ./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)