“Trung bình mỗi ngày, Trung tâm Nam học - Bệnh viện Việt Đức đón nhận khoảng 150 người tới khám, trong đó chiếm khoảng 1/3 là các trường hợp nam vô sinh và chủ yếu là các ca khó, bởi đây là tuyến khám cao nhất. Trong khi, cách đây một vài năm con số khám dao động chỉ từ 20 - 80 bệnh nhân mỗi ngày.”
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trung tâm Nam học bệnh viện Việt Đức trao đổi với phóng viên Vietnam+ về thực trạng nam vô sinh tại Việt Nam.
Hai phía còn thụ động
- Xin ông cho biết, thực trạng điều trị nam vô sinh hiện nay?
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc: Đối với ngành y tế, vô sinh nam vẫn là một vấn đề khó vì lĩnh vực khám, chữa vô sinh nữ phát triển đã lâu, có bề dày kinh nghiệm, cũng như nền khoa học kỹ thuật trong việc chuẩn đoán, điều trị cũng khá tốt.
Trong khi Nam khoa là ngành mới, phương tiện chưa có gì. Một điều tai hại là tỷ lệ vô sinh nam, nữ là 50/50.
Với thực trạng, tỷ lệ bệnh nhân thì cao, song phương tiện, kinh nghiệm lại ít nên vô sinh nam vẫn đang là vấn đề nan giải với ngành chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hiện nay, một số bệnh viện tại Việt Nam đã có một khoa nhỏ để khám vô sinh cho nam. Nhưng người bệnh thường tập trung tìm tới một vài cơ sở chuyên khoa đầu ngành như ở miền Bắc là Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức và ở miền Nam là Khoa Nam học, Bệnh viện Bình dân.
Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức trung bình đón tiếp 150 ca khám một ngày. Trong số bệnh nhân tới khám có tới 1/3 là trường hợp vô sinh nam. Hơn nữa vì đây tuyến cao nhất nên người tới khám thường rơi vào các ca khó. Trong khi đó, cả trung tâm có 4 bác sĩ vừa khám, vừa làm công tác chuyên môn, nên khám khoảng 100 ca là đã mệt nhoài.
Bên cạnh đó, dưới góc độ người bệnh, nhiều người vẫn chưa thực sự sẵn sàng về mặt tâm lý. Bởi nam giới được mệnh danh là phái mạnh, vì vậy họ khó chấp nhận nguyên nhân vô sinh là do mình. Họ chỉ thừa nhận khi có những bằng chứng rõ ràng.
Trên thực tế, sau khi biết chính xác nguyên nhân vô sinh là do mình, tâm lý người bệnh thường phát triển theo hai hướng, một số người có phản ứng tích cực, tìm mọi cách chạy chữa. Nhưng một số người lại nghĩ mình là một phế nhân, chán chường, sinh ra rượu chè, đánh đập vợ con, khiến nhiều cặp vợ chồng đã phải bỏ nhau.
Mất mát lớn nhất là... thời gian
- Không chỉ phái mạnh mà nhiều người trong xã hội cũng chưa sẵn sàng nhìn nhận việc vô sinh có thể xuất phát từ cả hai phía. Theo anh sự lảng tránh đó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình chữa chạy của bệnh nhân?
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc: Người bác sĩ chuyên khoa về Nam học nói chung và vô sinh ở nam giới nói riêng, chúng tôi không chỉ khám bệnh và điều trị theo cách thông thường. Mà quá trình khám, chữa gần như người bác sĩ còn làm thêm nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho bệnh nhân của mình.
Biết bao nhiêu tâm sự, biết bao điều đáng tiếc lại xuất phát từ tâm lý chưa sẵn sàng nhìn nhận từ phái mạnh.
Tôi nhớ một câu chuyện, một cặp vợ chồng đều thành đạt và có địa vị cao trong lĩnh vực ngân hàng đến khám. Họ cho biết, khi lấy nhau một vài năm mà vẫn chưa có con, cả gia đình nhà chồng đều cho rằng nguyên nhân là tại người vợ, khiến chị phải đi chữa chạy rất nhiều nơi mà vẫn không được.
Chị vợ đã phải chịu đựng áp lực tinh thần rất lớn từ sự chì chiết, đổ lỗi của gia đình nhà chồng trong nhiều năm. Rồi sau một lần khám bệnh, anh chồng phát hiện ra mình mới chính là nguyên nhân của việc vô sinh.
Tình thế thay đổi, người vợ như được giải thoát, trong khi người chồng nhận ra mình bị vô sinh thì rất nhiệt tình chữa chạy nhưng chị vợ có thái độ ngược lại. Chị ấy cho rằng mỗi lần lấy trứng là một lần già đi... và không có tinh thần hợp tác để hỗ trợ sinh sản, chị đã bỏ qua mọi lời van xin từ phía chồng.
Vài năm sau, người vợ bắt đầu có bạn trai. Mặc dù là người rất thành công trong xã hội, nhưng khi tâm sự với bác sĩ, anh ấy đã khóc rất nhiều và cầu xin khám chữa cho anh, nhưng rõ ràng là y học đã bó tay với những trường hợp này.
Cuối cùng, tôi buộc phải tư vấn hai anh chị nên giải thoát cho nhau. Hai năm sau, người chồng lấy người vợ mới và cô ấy rất nhiệt tình giúp anh thực hiện hỗ trợ sinh sản. Kết quả là họ đã có con. Đấy là trường hợp éo le mà tôi vẫn nhớ. Nếu là bác sĩ ở chuyên khoa khác sẽ rất ít khi được nghe những tâm sự của người bệnh như thế.
- Vậy anh có những lời khuyên gì với những phái mạnh không may mắc phải căn bệnh... khó mở lòng?
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc: Thông thường, tâm lý của người bị vô sinh thường không yên tâm làm việc, họ sẽ bị phân tâm cho việc chạy chữa, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ bị giảm đi.
Trên con đường đi tìm cách chữa, họ thường rẽ khắp nơi, có khi là đông y, tây y, có thể là những thầy lang, hay thậm chí là cúng lễ. Hậu quả đi chữa nhiều nơi trước hết là mất thời gian. Thời gian vàng làm hỗ trợ sinh sản khi vợ dưới 25 tuổi, sau 25 đến 27 là tỷ lệ thành công sẽ giảm.
Nếu họ bị vô sinh và khám ngay từ đầu để làm hỗ trợ sinh sản thì không mất thời gian. Nhưng rất ít người như thế, họ đi khám có thể mất nhiều năm rồi lúc quay lại các bệnh viện để làm hỗ trợ sinh sản thì đã khá muộn, tỷ lệ thành công sẽ giảm, cơ hội có con có khi là bằng không.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trung tâm Nam học bệnh viện Việt Đức trao đổi với phóng viên Vietnam+ về thực trạng nam vô sinh tại Việt Nam.
Hai phía còn thụ động
- Xin ông cho biết, thực trạng điều trị nam vô sinh hiện nay?
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc: Đối với ngành y tế, vô sinh nam vẫn là một vấn đề khó vì lĩnh vực khám, chữa vô sinh nữ phát triển đã lâu, có bề dày kinh nghiệm, cũng như nền khoa học kỹ thuật trong việc chuẩn đoán, điều trị cũng khá tốt.
Trong khi Nam khoa là ngành mới, phương tiện chưa có gì. Một điều tai hại là tỷ lệ vô sinh nam, nữ là 50/50.
Với thực trạng, tỷ lệ bệnh nhân thì cao, song phương tiện, kinh nghiệm lại ít nên vô sinh nam vẫn đang là vấn đề nan giải với ngành chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hiện nay, một số bệnh viện tại Việt Nam đã có một khoa nhỏ để khám vô sinh cho nam. Nhưng người bệnh thường tập trung tìm tới một vài cơ sở chuyên khoa đầu ngành như ở miền Bắc là Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức và ở miền Nam là Khoa Nam học, Bệnh viện Bình dân.
Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức trung bình đón tiếp 150 ca khám một ngày. Trong số bệnh nhân tới khám có tới 1/3 là trường hợp vô sinh nam. Hơn nữa vì đây tuyến cao nhất nên người tới khám thường rơi vào các ca khó. Trong khi đó, cả trung tâm có 4 bác sĩ vừa khám, vừa làm công tác chuyên môn, nên khám khoảng 100 ca là đã mệt nhoài.
Bên cạnh đó, dưới góc độ người bệnh, nhiều người vẫn chưa thực sự sẵn sàng về mặt tâm lý. Bởi nam giới được mệnh danh là phái mạnh, vì vậy họ khó chấp nhận nguyên nhân vô sinh là do mình. Họ chỉ thừa nhận khi có những bằng chứng rõ ràng.
Trên thực tế, sau khi biết chính xác nguyên nhân vô sinh là do mình, tâm lý người bệnh thường phát triển theo hai hướng, một số người có phản ứng tích cực, tìm mọi cách chạy chữa. Nhưng một số người lại nghĩ mình là một phế nhân, chán chường, sinh ra rượu chè, đánh đập vợ con, khiến nhiều cặp vợ chồng đã phải bỏ nhau.
Mất mát lớn nhất là... thời gian
- Không chỉ phái mạnh mà nhiều người trong xã hội cũng chưa sẵn sàng nhìn nhận việc vô sinh có thể xuất phát từ cả hai phía. Theo anh sự lảng tránh đó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình chữa chạy của bệnh nhân?
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc: Người bác sĩ chuyên khoa về Nam học nói chung và vô sinh ở nam giới nói riêng, chúng tôi không chỉ khám bệnh và điều trị theo cách thông thường. Mà quá trình khám, chữa gần như người bác sĩ còn làm thêm nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho bệnh nhân của mình.
Biết bao nhiêu tâm sự, biết bao điều đáng tiếc lại xuất phát từ tâm lý chưa sẵn sàng nhìn nhận từ phái mạnh.
Tôi nhớ một câu chuyện, một cặp vợ chồng đều thành đạt và có địa vị cao trong lĩnh vực ngân hàng đến khám. Họ cho biết, khi lấy nhau một vài năm mà vẫn chưa có con, cả gia đình nhà chồng đều cho rằng nguyên nhân là tại người vợ, khiến chị phải đi chữa chạy rất nhiều nơi mà vẫn không được.
Chị vợ đã phải chịu đựng áp lực tinh thần rất lớn từ sự chì chiết, đổ lỗi của gia đình nhà chồng trong nhiều năm. Rồi sau một lần khám bệnh, anh chồng phát hiện ra mình mới chính là nguyên nhân của việc vô sinh.
Tình thế thay đổi, người vợ như được giải thoát, trong khi người chồng nhận ra mình bị vô sinh thì rất nhiệt tình chữa chạy nhưng chị vợ có thái độ ngược lại. Chị ấy cho rằng mỗi lần lấy trứng là một lần già đi... và không có tinh thần hợp tác để hỗ trợ sinh sản, chị đã bỏ qua mọi lời van xin từ phía chồng.
Vài năm sau, người vợ bắt đầu có bạn trai. Mặc dù là người rất thành công trong xã hội, nhưng khi tâm sự với bác sĩ, anh ấy đã khóc rất nhiều và cầu xin khám chữa cho anh, nhưng rõ ràng là y học đã bó tay với những trường hợp này.
Cuối cùng, tôi buộc phải tư vấn hai anh chị nên giải thoát cho nhau. Hai năm sau, người chồng lấy người vợ mới và cô ấy rất nhiệt tình giúp anh thực hiện hỗ trợ sinh sản. Kết quả là họ đã có con. Đấy là trường hợp éo le mà tôi vẫn nhớ. Nếu là bác sĩ ở chuyên khoa khác sẽ rất ít khi được nghe những tâm sự của người bệnh như thế.
- Vậy anh có những lời khuyên gì với những phái mạnh không may mắc phải căn bệnh... khó mở lòng?
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc: Thông thường, tâm lý của người bị vô sinh thường không yên tâm làm việc, họ sẽ bị phân tâm cho việc chạy chữa, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ bị giảm đi.
Trên con đường đi tìm cách chữa, họ thường rẽ khắp nơi, có khi là đông y, tây y, có thể là những thầy lang, hay thậm chí là cúng lễ. Hậu quả đi chữa nhiều nơi trước hết là mất thời gian. Thời gian vàng làm hỗ trợ sinh sản khi vợ dưới 25 tuổi, sau 25 đến 27 là tỷ lệ thành công sẽ giảm.
Nếu họ bị vô sinh và khám ngay từ đầu để làm hỗ trợ sinh sản thì không mất thời gian. Nhưng rất ít người như thế, họ đi khám có thể mất nhiều năm rồi lúc quay lại các bệnh viện để làm hỗ trợ sinh sản thì đã khá muộn, tỷ lệ thành công sẽ giảm, cơ hội có con có khi là bằng không.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Hạnh Dũng Mơ