Cách đây 65 năm, giữa những ngày sôi sục khí thế của Cách mạng Tháng Tám tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào - Tuyên Quang trong 2 ngày 14 và 15/8/1945 đã có quyết định thành lập “Ban giao thông chuyên môn” - tổ chức tiền thân của ngành Bưu điện.
Từ đó, ngày 15/8 được lấy làm ngày truyền thống của ngành Bưu điện.
Những bước chuyển mình mạnh mẽ
Trải qua 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đầy gian khổ và hy sinh, các thế hệ cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện giữ vững mạch máu thông tin liên lạc trong mọi tình huống, góp phần xứng đáng vào chiến thắng của cả dân tộc.
Ngày 19/04/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về việc thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất, lưu thông, sự nghiệp về bưu chính-viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện.
Theo đó, VNPT là một doanh nghiệp Nhà nước chủ lực của trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, hoạt động theo mô hình các Tổng công ty mạnh (Tổng công ty 91). Ngày 01/08/1995, Chính phủ ra Nghị định phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT. Kể từ đây, bên cạnh các nhiệm vụ công ích, VNPT đã thực sự hoạt động như một doanh nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết TW3, khóa IX về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã quyết định thí điểm thành lập một số Tập đoàn kinh tế trong những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế.
Theo đó, trên cơ sở Quyết định 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã được thí điểm thành lập theo mô hình công ty mẹ và nhiều công ty con, trong đó Công ty mẹ là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN.
Năm 2007, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2008.
Những dấu ấn
Với sự nỗ lực phấn đấu lớn, đến tháng 12/2003, mạng điện thoại của VNPT đã đạt 7 triệu thuê bao, đưa mật độ điện thoại của Việt Nam lên 8 máy/100 dân. Đến cuối năm 2005, tổng số thuê bao trên mạng của VNPT là trên 13 triệu thuê bao, đạt mật độ khoảng 15,8 máy/100 dân. Mục tiêu 100 số xã trên toàn quốc có điện thoại cũng đã được VNPT hoàn thành vào tháng 12/2005.
Hiện VNPT là doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng rộng lớn nhất trong các doanh nghiệp khai thác viễn thông, với 93% cơ sở hạ tầng của mạng điện thoại cố định, gần 60% hạ tầng mạng điện thoại di động quốc gia, tổng số thuê bao là 62.741.000 thuê bao điện thoại, 1.941.000 thuê bao Internet, MegaVNN.
VNPT cũng đang có mạng lưới phục vụ Bưu chính Viễn thông-công nghệ thông tin rộng khắp với gần 19.000 điểm, đạt bán kính phục vụ bình quân là 2,41km/điểm, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông của người dân. Về phát hành báo chí, hiện, người dân của 96% số xã trên cả nước đã được đọc báo trong ngày.
Không ngừng phát triển
Năm 2008, với việc phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1, VNPT đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện, nâng cao năng lực phủ sóng cho toàn bộ hạ tầng thông tin liên lạc và truyền thông của quốc gia, đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới về thông tin, truyền thông.
Hiện VNPT cũng là một trong những doanh nghiệp viễn thông-công nghệ thông tin đầu tiên trong nước cung cấp các dịch vụ mới như truy cập Internet qua đường truyền cáp quang FTTH, truyền hình qua Internet tốc độ cao MyTV, di động 3G... Với nội lực vững vàng, năm 2009 là năm thứ 3 liên tiếp VNPT được bình chọn vào Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Năm 2009, trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, VNPT đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất, đạt kết quả khả quan với tổng doanh thu phát sinh là 78.450 tỷ đồng, tăng 36,7% so với năm 2008; nộp ngân sách 8.300 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2008.
Trong các hoạt động đóng góp vì cộng đồng, năm 2009, VNPT đã đóng góp 122 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, khuyến học... và còn hỗ trợ 1.500 tỷ đồng nhằm đầu tư nâng cao năng lực hạ tầng bưu chính viễn thông-công nghệ thông tin cho 62 huyện nghèo trên toàn quốc.
Những đóng góp của VNPT đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng; 02 Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng nhất; 03 Huân chương Lao động hạng nhất.
Ngày 22/12/2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định về việc phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo từ năm 1999 đến năm 2008, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc./.
Từ đó, ngày 15/8 được lấy làm ngày truyền thống của ngành Bưu điện.
Những bước chuyển mình mạnh mẽ
Trải qua 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đầy gian khổ và hy sinh, các thế hệ cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện giữ vững mạch máu thông tin liên lạc trong mọi tình huống, góp phần xứng đáng vào chiến thắng của cả dân tộc.
Ngày 19/04/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về việc thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất, lưu thông, sự nghiệp về bưu chính-viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện.
Theo đó, VNPT là một doanh nghiệp Nhà nước chủ lực của trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, hoạt động theo mô hình các Tổng công ty mạnh (Tổng công ty 91). Ngày 01/08/1995, Chính phủ ra Nghị định phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT. Kể từ đây, bên cạnh các nhiệm vụ công ích, VNPT đã thực sự hoạt động như một doanh nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết TW3, khóa IX về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã quyết định thí điểm thành lập một số Tập đoàn kinh tế trong những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế.
Theo đó, trên cơ sở Quyết định 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã được thí điểm thành lập theo mô hình công ty mẹ và nhiều công ty con, trong đó Công ty mẹ là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN.
Năm 2007, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2008.
Những dấu ấn
Với sự nỗ lực phấn đấu lớn, đến tháng 12/2003, mạng điện thoại của VNPT đã đạt 7 triệu thuê bao, đưa mật độ điện thoại của Việt Nam lên 8 máy/100 dân. Đến cuối năm 2005, tổng số thuê bao trên mạng của VNPT là trên 13 triệu thuê bao, đạt mật độ khoảng 15,8 máy/100 dân. Mục tiêu 100 số xã trên toàn quốc có điện thoại cũng đã được VNPT hoàn thành vào tháng 12/2005.
Hiện VNPT là doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng rộng lớn nhất trong các doanh nghiệp khai thác viễn thông, với 93% cơ sở hạ tầng của mạng điện thoại cố định, gần 60% hạ tầng mạng điện thoại di động quốc gia, tổng số thuê bao là 62.741.000 thuê bao điện thoại, 1.941.000 thuê bao Internet, MegaVNN.
VNPT cũng đang có mạng lưới phục vụ Bưu chính Viễn thông-công nghệ thông tin rộng khắp với gần 19.000 điểm, đạt bán kính phục vụ bình quân là 2,41km/điểm, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông của người dân. Về phát hành báo chí, hiện, người dân của 96% số xã trên cả nước đã được đọc báo trong ngày.
Không ngừng phát triển
Năm 2008, với việc phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1, VNPT đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện, nâng cao năng lực phủ sóng cho toàn bộ hạ tầng thông tin liên lạc và truyền thông của quốc gia, đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới về thông tin, truyền thông.
Hiện VNPT cũng là một trong những doanh nghiệp viễn thông-công nghệ thông tin đầu tiên trong nước cung cấp các dịch vụ mới như truy cập Internet qua đường truyền cáp quang FTTH, truyền hình qua Internet tốc độ cao MyTV, di động 3G... Với nội lực vững vàng, năm 2009 là năm thứ 3 liên tiếp VNPT được bình chọn vào Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Năm 2009, trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, VNPT đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất, đạt kết quả khả quan với tổng doanh thu phát sinh là 78.450 tỷ đồng, tăng 36,7% so với năm 2008; nộp ngân sách 8.300 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2008.
Trong các hoạt động đóng góp vì cộng đồng, năm 2009, VNPT đã đóng góp 122 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, khuyến học... và còn hỗ trợ 1.500 tỷ đồng nhằm đầu tư nâng cao năng lực hạ tầng bưu chính viễn thông-công nghệ thông tin cho 62 huyện nghèo trên toàn quốc.
Những đóng góp của VNPT đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng; 02 Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng nhất; 03 Huân chương Lao động hạng nhất.
Ngày 22/12/2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định về việc phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo từ năm 1999 đến năm 2008, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc./.
Hoài Thu (Vietnam+)