Ngày 17/12, Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP), tổ chức hội thảo "Quan hệ Việt Nam - Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhtan): Triển vọng từ việc Nga gia nhập WTO và đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan."
Hiện nay, Nga, Belarus và Kazakhtan đã thiết lập Liên minh Hải quan nhằm gắn kết chặt chẽ về chính trị, kinh tế, đẩy mạnh hợp tác sâu rộng giữa các nước với nhau, cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, việc áp dụng Bộ luật hải quan thống nhất (1/7/2011), hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Liên minh Hải quan, sau khi nộp thuế nhập khẩu theo kiểu thuế thống nhất, đã được tự do lưu chuyển trên toàn khu vực.
Do đó tại hội thảo, các chuyên gia đàm phán của Bộ Công Thương đã cung cấp nhiều nội dung về Hiệp định FTA Việt Nam đã tham gia; nhận định về cơ hội, thách thức khi Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan được hình thành; góp phần giúp doanh nghiệp chủ động chuẩn bị chiến lược và có đóng góp tích cực cho quá trình đàm phán sắp tới.
Theo ông Dương Hoàng Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương): Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan tăng đạt mức trung bình trong thời gian gần đây, năm 2009 đạt 1,87 tỉ USD, năm 2010: 1,97 tỉ USD và năm 2011: 2,24 tỉ USD.
Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan gồm: thủy sản, điện thoại và linh kiện, rau quả, dệt may, giày dép, nông sản… Điều này cho thấy, tiềm năng trao đổi thương mại giữa hai bên còn rất lớn, Việt Nam-Liên minh Hải quan cần thúc đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu ở những mặt hàng có lợi thế, tuân thủ và tận dụng các quy định của WTO để tiếp cận, mở cửa thị trường.
Ông Golikov Maksim Iurievich, đại diện Cơ quan Thương mại Liên Bang Nga tại Việt Nam, cho biết: Trong năm 2012, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước dự kiến đạt hơn 3,5 tỉ USD (tăng gấp 5 lần so với 10 năm trước), đầu tư của Nga vào Việt Nam tập trung ở các lĩnh vực: khai thác dầu khí, khoáng sản, ngân hàng.
Hiện tại, Chính phủ Việt Nam-Nga đang nỗ lực triển khai hợp tác ở nhiều lĩnh vực mới; trong đó Nga có nhu cầu ổn định đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời đang tiến tới tự do hóa thương mại với các nước Đông Nam Á, sẽ tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước./.
Hiện nay, Nga, Belarus và Kazakhtan đã thiết lập Liên minh Hải quan nhằm gắn kết chặt chẽ về chính trị, kinh tế, đẩy mạnh hợp tác sâu rộng giữa các nước với nhau, cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, việc áp dụng Bộ luật hải quan thống nhất (1/7/2011), hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Liên minh Hải quan, sau khi nộp thuế nhập khẩu theo kiểu thuế thống nhất, đã được tự do lưu chuyển trên toàn khu vực.
Do đó tại hội thảo, các chuyên gia đàm phán của Bộ Công Thương đã cung cấp nhiều nội dung về Hiệp định FTA Việt Nam đã tham gia; nhận định về cơ hội, thách thức khi Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan được hình thành; góp phần giúp doanh nghiệp chủ động chuẩn bị chiến lược và có đóng góp tích cực cho quá trình đàm phán sắp tới.
Theo ông Dương Hoàng Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương): Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan tăng đạt mức trung bình trong thời gian gần đây, năm 2009 đạt 1,87 tỉ USD, năm 2010: 1,97 tỉ USD và năm 2011: 2,24 tỉ USD.
Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan gồm: thủy sản, điện thoại và linh kiện, rau quả, dệt may, giày dép, nông sản… Điều này cho thấy, tiềm năng trao đổi thương mại giữa hai bên còn rất lớn, Việt Nam-Liên minh Hải quan cần thúc đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu ở những mặt hàng có lợi thế, tuân thủ và tận dụng các quy định của WTO để tiếp cận, mở cửa thị trường.
Ông Golikov Maksim Iurievich, đại diện Cơ quan Thương mại Liên Bang Nga tại Việt Nam, cho biết: Trong năm 2012, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước dự kiến đạt hơn 3,5 tỉ USD (tăng gấp 5 lần so với 10 năm trước), đầu tư của Nga vào Việt Nam tập trung ở các lĩnh vực: khai thác dầu khí, khoáng sản, ngân hàng.
Hiện tại, Chính phủ Việt Nam-Nga đang nỗ lực triển khai hợp tác ở nhiều lĩnh vực mới; trong đó Nga có nhu cầu ổn định đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời đang tiến tới tự do hóa thương mại với các nước Đông Nam Á, sẽ tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước./.
Mỹ Phương (TTXVN)