Ngày 22/10, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tới dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Thụy Sỹ, diễn ra tại thành phố Vevey của quốc gia Trung Âu này.
Phát biểu trước gần 100 doanh nghiệp hai nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh đây là diễn đàn quan trọng để hai bên cùng trao đổi về định hướng phát triển nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư song phương.
Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực bằng nhiều biện pháp đồng bộ nhằm không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Kể từ khi ký Hiệp định Thương mại năm 1993, quan hệ đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và Thụy Sỹ không ngừng phát triển nhanh chóng.
Thụy Sỹ luôn hỗ trợ và coi Việt Nam là nước được ưu tiên nhận viện trợ trong khu vực sông Mekong. Nhiều dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, cải cách hành chính, phát triển nông nghiệp, giáo dục… đã nhận được sự hỗ trợ của Thụy Sỹ thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi.
Tính đến nay, đã có 76 dự án đầu tư của Thụy Sỹ được triển khai tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 1,45 tỷ USD. Các tập đoàn lớn của Thụy Sỹ đang đầu tư thành công tại Việt Nam gồm Nestlé, Novatis/Ciba, Holcim, mang lại trên 2.000 việc làm. Nhiều mặt hàng của Thụy Sỹ cũng có ưu thế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam như hóa chất, tân dược, sắt thép, kim loại màu, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chính xác, đồng hồ.
Các mặt hàng của Việt Nam có mặt tại thị trường Thụy Sỹ gồm hải sản, càphê và hàng dệt may. Kim ngạch thương mại song phương về các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của hai nước vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên, những kết quả đáng kể trong hợp tác kinh doanh chưa xứng tầm với tiềm năng của hai phía.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định Việt Nam hoan nghênh và cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Thụy Sỹ hoạt động thành công tại Việt Nam. Các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam cùng các chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam chính là cơ hội vàng để các doanh nghiệp Thụy Sỹ tiếp cận, khai thác và kết hợp với các lợi thế cạnh tranh tiềm tàng của mình để thúc đẩy đầu tư và thương mại tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh Thụy Sỹ có thế mạnh về vốn, công nghệ, có công nghiệp và các ngành dịch vụ hàng đầu thế giới, trong khi Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa và phát triển kinh tế nhanh, có thế mạnh về nông nghiệp, có nguồn nhân lực dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Mặc dù có sự khác biệt lớn về trình độ phát triển, về thu nhập, song Việt Nam và Thụy Sỹ là những nền kinh tế có tính bổ sung cao.
Theo chương trình hoạt động, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, tổ chức tại Montreux, Thụy Sỹ, từ ngày 23-24/10./.
Phát biểu trước gần 100 doanh nghiệp hai nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh đây là diễn đàn quan trọng để hai bên cùng trao đổi về định hướng phát triển nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư song phương.
Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực bằng nhiều biện pháp đồng bộ nhằm không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Kể từ khi ký Hiệp định Thương mại năm 1993, quan hệ đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và Thụy Sỹ không ngừng phát triển nhanh chóng.
Thụy Sỹ luôn hỗ trợ và coi Việt Nam là nước được ưu tiên nhận viện trợ trong khu vực sông Mekong. Nhiều dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, cải cách hành chính, phát triển nông nghiệp, giáo dục… đã nhận được sự hỗ trợ của Thụy Sỹ thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi.
Tính đến nay, đã có 76 dự án đầu tư của Thụy Sỹ được triển khai tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 1,45 tỷ USD. Các tập đoàn lớn của Thụy Sỹ đang đầu tư thành công tại Việt Nam gồm Nestlé, Novatis/Ciba, Holcim, mang lại trên 2.000 việc làm. Nhiều mặt hàng của Thụy Sỹ cũng có ưu thế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam như hóa chất, tân dược, sắt thép, kim loại màu, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chính xác, đồng hồ.
Các mặt hàng của Việt Nam có mặt tại thị trường Thụy Sỹ gồm hải sản, càphê và hàng dệt may. Kim ngạch thương mại song phương về các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của hai nước vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên, những kết quả đáng kể trong hợp tác kinh doanh chưa xứng tầm với tiềm năng của hai phía.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định Việt Nam hoan nghênh và cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Thụy Sỹ hoạt động thành công tại Việt Nam. Các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam cùng các chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam chính là cơ hội vàng để các doanh nghiệp Thụy Sỹ tiếp cận, khai thác và kết hợp với các lợi thế cạnh tranh tiềm tàng của mình để thúc đẩy đầu tư và thương mại tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh Thụy Sỹ có thế mạnh về vốn, công nghệ, có công nghiệp và các ngành dịch vụ hàng đầu thế giới, trong khi Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa và phát triển kinh tế nhanh, có thế mạnh về nông nghiệp, có nguồn nhân lực dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Mặc dù có sự khác biệt lớn về trình độ phát triển, về thu nhập, song Việt Nam và Thụy Sỹ là những nền kinh tế có tính bổ sung cao.
Theo chương trình hoạt động, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, tổ chức tại Montreux, Thụy Sỹ, từ ngày 23-24/10./.
(TTXVN/Vietnam+)