Ngày 4/6, tại tỉnh An Giang đã diễn ra Hội thảo quốc tế về Hợp tác phát triển năng lượng sinh học và hiệu quả năng lượng giữa Việt Nam và Thụy Điển.
Tham dự có đại diện Cơ quan năng lượng Thụy Điển, Viện nghiên cứu môi trường, Trung tâm hợp tác kỹ thuật môi trường Thụy Điển; Công ty Quốc tế về tiết kiệm năng lượng Na Uy; lãnh đạo tỉnh cùng các doanh nghiệp, cơ quan, ban ngành trong tỉnh An Giang, một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Hội thảo đã nghe báo cáo tham luận xoay quanh dự án “Hợp tác phát triển năng lượng sinh học và hiệu quả năng lượng” được triển khai tại An Giang từ tháng 4/2012 kéo dài đến tháng 12/2013 từ hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển với tổng kinh phí là 860.000 euro; trong đó nguồn tài trợ từ Quỹ SIDA (Thụy Điển) 50%, còn lại là vốn đối ứng của tỉnh.
Dự án tập trung hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực trong việc phát triển các dự án ban đầu và tăng cường tham gia vào thị trường carbon, bao gồm cơ chế phát triển sạch, tạo điều kiện thuận lợi và thực hiện hiệu quả năng lượng cũng như các ứng dụng năng lượng tái tạo, thúc đẩy xây dựng kế hoạch kinh doanh được ngân hàng chấp thuận, chuyển giao công nghệ xuất khẩu và tài trợ.
Hội thảo còn tập trung vào vấn đề xây dựng nhà máy phát điện quy mô nhỏ sử dụng các vật liệu phế thải làm nhiên liệu; Sử dụng trấu trong các nhà máy khí hóa và đốt, bằng chất thải ra từ chế biến thủy sản, nước thải, chất thải trong nông nghiệp tại An Giang trong thời gian tới.
Các chuyên gia Thụy Điển đã chia sẻ về dịch vụ thông tin truyền thông, kỹ thuật thị trường, kỹ thuật tài chính, các dự án có liên quan, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch về tài chính...
Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cho biết, tỉnh có sản lượng lúa hàng năm trên 3,4 triệu tấn đã cho ra chất thải từ rơm rạ trên 3,4 triệu tấn, phát sinh lượng trấu thải ra từ các nhà máy xay lúa hơn 680.000 tấn đang là vấn đề môi trường bức xúc hiện nay.
An Giang còn có 21 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, với lượng nước thải ra từ 2.000-6.000 m3/ngày/nhà máy. Bên cạnh đó còn có lượng rác thải sinh hoạt trên 1.200 tấn/ngày chưa được xử lý triệt để.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh nhấn mạnh, hiện việc khai thác nguồn năng lượng sinh học có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững nhưng chưa được tỉnh An Giang cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện nhằm góp phần khắc phục ô nhiễm môi trường, tạo môi trường sống tốt cho cộng đồng.
Việc xử lý các chất thải trong nông nghiệp, nuôi và chế biến thủy sản và tận dụng các chất thải để sản xuất năng lượng sinh học, giải quyết các vấn đề môi trường, giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch, đồng thời mang lại thu nhập cho doanh nghiệp từ hoạt động xử lý chất thải bảo vệ môi trường thông qua các dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) là rất cần thiết sẽ được tỉnh An Giang nhanh chóng triển khai.
Tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp mạnh dạn tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo, dự án hiệu quả năng lượng, dự án sản xuất sạch... nằm trong dự án “Hợp tác phát triển năng lượng sinh học và hiệu quả năng lượng giữa Việt Nam và Thụy Điển”./.
Tham dự có đại diện Cơ quan năng lượng Thụy Điển, Viện nghiên cứu môi trường, Trung tâm hợp tác kỹ thuật môi trường Thụy Điển; Công ty Quốc tế về tiết kiệm năng lượng Na Uy; lãnh đạo tỉnh cùng các doanh nghiệp, cơ quan, ban ngành trong tỉnh An Giang, một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Hội thảo đã nghe báo cáo tham luận xoay quanh dự án “Hợp tác phát triển năng lượng sinh học và hiệu quả năng lượng” được triển khai tại An Giang từ tháng 4/2012 kéo dài đến tháng 12/2013 từ hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển với tổng kinh phí là 860.000 euro; trong đó nguồn tài trợ từ Quỹ SIDA (Thụy Điển) 50%, còn lại là vốn đối ứng của tỉnh.
Dự án tập trung hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực trong việc phát triển các dự án ban đầu và tăng cường tham gia vào thị trường carbon, bao gồm cơ chế phát triển sạch, tạo điều kiện thuận lợi và thực hiện hiệu quả năng lượng cũng như các ứng dụng năng lượng tái tạo, thúc đẩy xây dựng kế hoạch kinh doanh được ngân hàng chấp thuận, chuyển giao công nghệ xuất khẩu và tài trợ.
Hội thảo còn tập trung vào vấn đề xây dựng nhà máy phát điện quy mô nhỏ sử dụng các vật liệu phế thải làm nhiên liệu; Sử dụng trấu trong các nhà máy khí hóa và đốt, bằng chất thải ra từ chế biến thủy sản, nước thải, chất thải trong nông nghiệp tại An Giang trong thời gian tới.
Các chuyên gia Thụy Điển đã chia sẻ về dịch vụ thông tin truyền thông, kỹ thuật thị trường, kỹ thuật tài chính, các dự án có liên quan, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch về tài chính...
Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cho biết, tỉnh có sản lượng lúa hàng năm trên 3,4 triệu tấn đã cho ra chất thải từ rơm rạ trên 3,4 triệu tấn, phát sinh lượng trấu thải ra từ các nhà máy xay lúa hơn 680.000 tấn đang là vấn đề môi trường bức xúc hiện nay.
An Giang còn có 21 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, với lượng nước thải ra từ 2.000-6.000 m3/ngày/nhà máy. Bên cạnh đó còn có lượng rác thải sinh hoạt trên 1.200 tấn/ngày chưa được xử lý triệt để.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh nhấn mạnh, hiện việc khai thác nguồn năng lượng sinh học có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững nhưng chưa được tỉnh An Giang cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện nhằm góp phần khắc phục ô nhiễm môi trường, tạo môi trường sống tốt cho cộng đồng.
Việc xử lý các chất thải trong nông nghiệp, nuôi và chế biến thủy sản và tận dụng các chất thải để sản xuất năng lượng sinh học, giải quyết các vấn đề môi trường, giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch, đồng thời mang lại thu nhập cho doanh nghiệp từ hoạt động xử lý chất thải bảo vệ môi trường thông qua các dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) là rất cần thiết sẽ được tỉnh An Giang nhanh chóng triển khai.
Tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp mạnh dạn tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo, dự án hiệu quả năng lượng, dự án sản xuất sạch... nằm trong dự án “Hợp tác phát triển năng lượng sinh học và hiệu quả năng lượng giữa Việt Nam và Thụy Điển”./.
Thu Trang (TTXVN)