Sáng 16/7, Hội nghị hàng năm Nữ lãnh đạo nghị viện lần thứ sáu với chủ đề “Nữ lãnh đạo nghị viện hành động bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và trẻ sơ sinh," khai mạc tại thủ đô Bern của Thụy Sĩ.
Tham dự hội nghị năm nay có 25 phụ nữ đứng đầu các cơ quan lập pháp từ các nước châu Á, châu Âu, châu Phi cũng như các nhà lãnh đạo IPU. Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội nghị, bà Pascale Bruderer, Chủ tịch Thượng viện Thụy Sĩ, nhấn mạnh vai trò to lớn của phụ nữ với tư cách là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước và nhấn mạnh rằng cần xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử để khai thác các tiềm năng to lớn của phụ nữ.
Bà nêu rõ một trong những vấn đề quan trọng là xã hội cần quan tâm chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh, một thông điệp mà Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) đang thúc đẩy thực hiện.
Trong bài phát biểu của mình, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu bật các chính sách cũng như thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc y tế nói chung cũng như công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng.
Bà Tòng Thị Phóng nói: “Việt Nam luôn khẳng định quan điểm tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với việc bảo đảm công bằng xã hội, trong đó nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân là một ưu tiên.Trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân được phát triển rộng khắp từ trung ương đến xã, thôn bản và ngày càng được mở rộng."
Quốc hội Việt Nam với vị trí là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đã và đang xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như dành nguồn lực để phát huy sức mạnh và hiệu quả của hệ thống y tế, thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe dựa trên bảo hiểm y tế để việc ốm đau bệnh tật không trở thành nguyên nhân gây ra sự đói nghèo, bà Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điểm lại những bộ luật mà Quốc hội Việt Nam đã thông qua trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn dân, trong đó chú trọng tới việc khám chữa bệnh cho phụ nữ và trẻ em, trong đó có luật phòng chống HIV/AIDS, phòng chống lây nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, miễn phí thuốc khám HIV.
Đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức tại Thụy Sĩ, do Nghị viện Thụy Sĩ cùng IPU đồng tổ chức.
Hội nghị diễn ra trong hai ngày, tập trung thảo luận các chủ đề liên quan tới vấn đề bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhấn mạnh tới vai trò của lãnh đạo cơ quan lập pháp và các nữ nghị sĩ trong vấn đề xã hội quan trọng này.
Trong thời gian tham dự hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng có các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch IPU, Tổng Thư ký IPU, các nữ Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện nước chủ nhà Thụy Sĩ, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới và một số nữ lãnh đạo nghị viện thế giới tham dự hội nghị.
Trong cuộc gặp bà M.Kumar, Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng chuyển lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Liên minh nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) mời bà tham dự Đại Hội đồng AIPA lần thứ 31, tổ chức tại Việt Nam với tư cách là khách mời của nước chủ nhà.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham gia các hoạt động của hội nghị. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát biểu tại phiên thảo luận về chủ đề nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội và chống bạo lực đối với phụ nữ./.
Tham dự hội nghị năm nay có 25 phụ nữ đứng đầu các cơ quan lập pháp từ các nước châu Á, châu Âu, châu Phi cũng như các nhà lãnh đạo IPU. Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội nghị, bà Pascale Bruderer, Chủ tịch Thượng viện Thụy Sĩ, nhấn mạnh vai trò to lớn của phụ nữ với tư cách là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước và nhấn mạnh rằng cần xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử để khai thác các tiềm năng to lớn của phụ nữ.
Bà nêu rõ một trong những vấn đề quan trọng là xã hội cần quan tâm chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh, một thông điệp mà Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) đang thúc đẩy thực hiện.
Trong bài phát biểu của mình, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu bật các chính sách cũng như thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc y tế nói chung cũng như công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng.
Bà Tòng Thị Phóng nói: “Việt Nam luôn khẳng định quan điểm tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với việc bảo đảm công bằng xã hội, trong đó nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân là một ưu tiên.Trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân được phát triển rộng khắp từ trung ương đến xã, thôn bản và ngày càng được mở rộng."
Quốc hội Việt Nam với vị trí là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đã và đang xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như dành nguồn lực để phát huy sức mạnh và hiệu quả của hệ thống y tế, thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe dựa trên bảo hiểm y tế để việc ốm đau bệnh tật không trở thành nguyên nhân gây ra sự đói nghèo, bà Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điểm lại những bộ luật mà Quốc hội Việt Nam đã thông qua trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn dân, trong đó chú trọng tới việc khám chữa bệnh cho phụ nữ và trẻ em, trong đó có luật phòng chống HIV/AIDS, phòng chống lây nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, miễn phí thuốc khám HIV.
Đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức tại Thụy Sĩ, do Nghị viện Thụy Sĩ cùng IPU đồng tổ chức.
Hội nghị diễn ra trong hai ngày, tập trung thảo luận các chủ đề liên quan tới vấn đề bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhấn mạnh tới vai trò của lãnh đạo cơ quan lập pháp và các nữ nghị sĩ trong vấn đề xã hội quan trọng này.
Trong thời gian tham dự hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng có các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch IPU, Tổng Thư ký IPU, các nữ Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện nước chủ nhà Thụy Sĩ, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới và một số nữ lãnh đạo nghị viện thế giới tham dự hội nghị.
Trong cuộc gặp bà M.Kumar, Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng chuyển lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Liên minh nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) mời bà tham dự Đại Hội đồng AIPA lần thứ 31, tổ chức tại Việt Nam với tư cách là khách mời của nước chủ nhà.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham gia các hoạt động của hội nghị. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát biểu tại phiên thảo luận về chủ đề nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội và chống bạo lực đối với phụ nữ./.
(TTXVN/Vietnam+)