Thông tin Việt Nam chạy đua đăng cai Đại hội thể thao châu Á 2019 (Asian Games, hay còn gọi là Asiad) đã tạo nên dư luận trái chiều trong thời gian qua. Trong đó, vấn đề gây nhiều băn khoăn nhất là khoản 150 triệu USD tiền ngân sách để xây dựng các địa điểm thi đấu cũng như tổ chức đại hội, theo đề án do Ủy ban Olympic quốc gia soạn thảo.
Con số nói trên là khá lớn trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, trong khi từ sau SEA Games 22 và Đại hội Thể thao trong nhà châu Á AIG III năm 2009 đến nay, nhiều công trình thể thao được xây dựng phục vụ cho hai đại hội này vẫn đang "đắp chiếu."
Hơn nữa, trình độ của các vận động viên Việt Nam còn thấp, chưa đạt tới tầm châu lục, trong khi thời gian để bồi dưỡng đào tạo các vận động viên đẳng cấp cao cho Asiad 2019 là không còn nhiều.
Để rộng đường dư luận, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành thích cao xoay quanh Đề án Việt Nam đăng cai Asiad 2019 của Ủy ban Olympic quốc gia đang chờ Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch phê duyệt để từ đó bộ xin ý kiến của các bộ ngành liên quan trước khi đệ trình lên chính phủ
- Xin ông cho biết ý nghĩa của việc tổ chức các đại hội thể thao lớn, như SEA Games, Asiad hay cao hơn nữa là Olympic?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Những sự kiện thể thao quốc tế lớn như SEA Games, Asiad... thì quốc gia nào có tiềm lực kinh tế tốt và có khả năng phát triển thể thao thành tích cao thì đều muốn đăng cai. Lý do là khi tổ chức một sự kiện thể thao như thế là một động lực phát triển thành tích thể thao và hơn thế nữa cả phong trào thể thao nước đó.
Mặt khác, khi quyết định tổ chức sự kiện thể thao lớn như vậy tạo điều kiện tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thành phố đăng cai của nước đó với bạn bè thế giới. Đây là cơ hội rất tốt để giao thoa văn hóa, tăng cường tình hữu nghị.
- Vậy quan điểm của ông thế nào về Đề án Việt Nam đăng cai Asiad 2019 của Ủy ban Olympic quốc gia?
- Trong tình hình hiện nay, xét về kinh tế thì chúng ta đang gặp nhiều khó khăn. Tháng 10 tới đây, chính phủ đang phải chuẩn bị trình quốc hội dự án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam nhằm khắc phục khó khăn để đưa nền kinh tế phát triển.
Một điểm mấu chốt hơn, thời điểm này chúng ta không thể đủ thời gian để chuẩn bị một lứa vận động viên đi thi đấu Asiad 2019 và đạt thành tích cao. Ít nhất cũng phải đạt một thành tích nhất định để người dân và giới hâm mộ thể thao Việt Nam không cảm thấy hổ thẹn.
- Thưa ông, trong đề án có đề cập nếu đăng cai Asiad 2019 Việt Nam có thể đạt được thành tích khoảng 16 huy chương vàng và đứng thứ 6-10?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Tôi xin khẳng định con số 16 huy chương vàng và đứng từ thứ 6-10 là điều không tưởng, không có căn cứ.
Là người theo dõi quá trình tham gia Asiad của Việt Nam, nắm rõ thành tích thể thao Việt Nam tại các kỳ Asiad, tôi xin nhắc lại may mắn nhất thì chúng ta cũng chỉ đạt 4 huy chương vàng ở Asiad Busan năm 2002, và 3 huy chương vàng ở Asiad Doha 2006. Gần đây nhất ở Quảng Châu, chúng ta mong muốn đạt 4- 6 huy chương vàng nhưng thực tế phút chót chúng ta chỉ giành được một huy chương vàng mà thôi.
Nhắc đến quá khứ để chúng ta thấy được làm sao 6, 7 năm nữa chúng ta có đủ vận động viên giành được trên con số 16 huy chương vàng. Nếu xuất hiện điều kỳ diệu và nỗ lực tuyệt vời không biết có tiếp cận được dưới 10 hay không!
- Kết luận như vậy liệu có võ đoán hay không khi rất khó có thể chắc chắn về thành tích thể thao Việt Nam vào năm 2019?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Với kinh nghiệm tham gia công tác đào tạo vận động viên nâng cao thành tích thể thao và căn cứ vào quy luật phát triển thể thao, tôi có thể khẳng định rằng mỗi một lớp vận động viên từ khi tuyển chọn ban đầu cho đến lúc họ thành tài và đạt trình độ thi đấu quốc tế phải mất quãng thời gian tám đến mười năm.
Nếu đăng cai Asiad chúng ta còn hơn sáu năm, nói như thế nghĩa là chúng ta không kịp tạo ra một lớp vận động viên đạt thành tích cao. Tình hình thể thao hiện nay của Việt nam là gì?
Nếu lấy thành tích và số vận động viên tham gia Asiad Quảng Châu 2010 thì tất cả vận động viên có thể đạt thành tích cao hiện nay thì họ đã ở lứa tuổi khá cao và một số vận động viên trẻ có thành tích cũng đã ở lứa tuổi 20, 22. Và không thể phủ nhận rằng, đến năm 2019 tất cả họ đã bước qua đỉnh cao thi đấu, đó là chưa nói con số này hiện nay cũng không nhiều.
Xin lấy dẫn chứng cụ thể, nhìn vào bộ môn điền kinh hiện chúng ta có Vũ Thị Hương, Trương Thị Hằng, Nguyễn Đình Cương, Dương Thị VIệt Anh, Dương Văn Thái... và sau đó là ai? Nhìn vào môn thể dục dụng cụ có Phan Thị Hà Thanh cũng đã 21 tuổi và đang ở đỉnh cao phong độ, nhưng sau 7 năm sau ai sẽ thay thế Hà Thanh? Một câu hỏi đặt ra, đến 2019 số vận động viên suất sắc như tôi kể trên sẽ có bao nhiêu để thi đấu 35 môn thể thao của chương trình Asiad?
Theo quan điểm tôi, một khi đăng cai Asiad, vấn đề đào tạo vận động viên đi thi đấu và đạt thành tích cao là việc quan trọng nhất. Nhiệm vụ này phải được chính phủ giúp đỡ và phải làm trước đây nhiều năm chứ hiện tại đã quá muộn. Nếu tổ chức chúng ta sẽ rơi vào hoàn cảnh lợi bất cặp hại.
- Vậy lúc nào mới là thời điểm để Việt Nam đăng cai Asiad, thưa ông?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Thông thường để tổ chức một sự kiện lớn như vậy phải có sự đồng thuận, cam kết của chính phủ và như vậy cũng có nghĩa người dân trên đất nước ấy phải có sự chia sẻ, gánh vác nhiệm vụ tổ chức sự kiện đó.
Nếu chúng ta có một lộ trình và bắt tay làm ngay từ bây giờ với quyết tâm của chính phủ, sự ủng hộ của nhân dân thì phải 4 đến 8 năm nữa Việt Nam hãy nên xin đăng cai Asiad.
- Cũng có ý kiến cho rằng thể thao Việt Nam "không thể đem chuông đi đánh xứ người" hoài... chính phủ nên táo bạo vận động đăng cai để quảng bá hình ảnh đất nước và kích thích phong trào thể thao phát triển?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Tôi không tán thành quan điểm chính phủ nên táo bạo tổ chức Asiad 2019. Tôi nghĩ rằng, những nhà quản lý, những nhà lãnh đạo đúng đắn cần phải khách quan, trung thực với thực tế để giải quyết vấn đề, chứ đừng ảo tưởng.
Táo bạo là khái niệm có ý nghĩa tốt nhưng nếu nhìn đúng bản chất sự vật và hiện tượng thực tế nền kinh tế, trình độ quản lý, tổ chức và thành tích thể thao Việt Nam để bắt tay tổ chức một sự kiện lớn như Asiad theo cá nhân tôi ta không nên cố. Táo bạo trong "nháy "là đùa với lịch sử và lãng phí. Mọi chuyện rồi cũng qua đi theo quy luật thời gian, đừng vì một phút huy hoàng phải đánh đổi gánh nặng hậu quả dài lâu.
Cá nhân tôi nghĩ rằng, chính phủ sẽ phải xem xét kỹ lưỡng có nên đăng cai Asiad 2019 hay không? Bởi nếu tổ chức ở thời điểm đó, Việt Nam sẽ phải “vắt chân lên cổ” và đúng như câu châm ngôn “cố đấm ăn xôi”... nhưng không đem lại kết quả tốt đẹp.
- Vẫn có cánh cửa mở ra cơ hội cho Việt Nam đăng cai Asiad 2019 với con số 150 triệu USD làm kinh phí để tổ chức trong đề án, vì biết đâu đến 2019 nền kinh tế sẽ khả quan hơn cùng với số tiền thu được từ quảng bá, du lịch?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Nguyên tắc ở đây là mất tiền và tiêu tiền. Khi tổ chức một sự kiện thể thao lớn như Asiad, Olympic... Số tiền từ quảng bá, du lịch chỉ như muối bỏ bể. Tôi nhắc lại câu chuyện tổ chức Olympic của Trung Quốc, về kết quả họ rất thành công nhưng khi kiểm điểm lại ngân sách, con số trong đề án là 22 tỷ nhưng thực tế tổ chức lên tới 48 tỷ USD.
Anh không thể có nền kinh tế chưa phát triển lại cố gắng dốc tiền đóng thuế của nhân dân ra để tổ chức một sự kiện như thế. Tôi chưa nói đến số tiền 150 triệu USDcác nhà quản lý thể thao đưa ra là con số chưa sát với thực tế. Theo quan điểm và kinh nghiệm của tôi thì số tiền đó không thể đủ được mà phát sinh hơn rất nhiều.
Anh Hoàng Vĩnh Giang nói rằng ở Asiad Quảng Châu làm 18- 20 tỷ USD thì mình cố gắng làm 1/10, 1/16! Nhưng tôi xin nhắc rằng, chỉ bằng chừng đó thôi thì cũng đã mất đến 1-2 tỷ ÚD rồi. Điều ấy cho thấy phải tính toán lại vì có phù hợp hay không?
Khi tổ chức một sự kiện lớn thì có rất nhiều bài học đắt giá của các nước bạn để chúng ta xem xét. Như Mexico tổ chức Olympic 1968 bị nợ cho đến 30 năm sau cũng chưa trả được, Olympic Mátxcơva 1980 hoành tráng đến thế, nhưng đến năm 1990 khi kiểm điểm lại nền kinh tế đã phải giải trình vì thành tích thể thao đã đè nặng lên túi tiền của nhân dân và để lại hậu quả kinh tế nặng nề. Gần đây nhất là Olympic Athens 2004 có thể được coi là thảm họa đối với Hy Lạp. Tất nhiên đó không phải nguyên nhân chính khiến Hy Lạp vỡ nợ, nhưng nó là gánh nặng rõ ràng không thể chối cãi.
Tôi cho rằng, những nhà quản lý, lãnh đạo thể thao cần hết sức trung thực để trả lời câu hỏi đến năm 2019 trình độ thể thao Việt Nam tới đâu?
Tôi cũng rất đồng ý quan điểm rằng không nên đặt chính phủ vào tình thế đã rồi, một khi đã cưỡi lên lưng hổ thì phải đâm theo lao. Điều này đã từng xảy ra ở AIG III, rằng cứ làm đi rồi tính, giải quyết tình thế bị động bằng giải pháp chi phí. Chúng ta không nên lặp lại điều này.
Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc nói chuyện hết sức thẳng thắn và thú vị!
Con số nói trên là khá lớn trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, trong khi từ sau SEA Games 22 và Đại hội Thể thao trong nhà châu Á AIG III năm 2009 đến nay, nhiều công trình thể thao được xây dựng phục vụ cho hai đại hội này vẫn đang "đắp chiếu."
Hơn nữa, trình độ của các vận động viên Việt Nam còn thấp, chưa đạt tới tầm châu lục, trong khi thời gian để bồi dưỡng đào tạo các vận động viên đẳng cấp cao cho Asiad 2019 là không còn nhiều.
Để rộng đường dư luận, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành thích cao xoay quanh Đề án Việt Nam đăng cai Asiad 2019 của Ủy ban Olympic quốc gia đang chờ Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch phê duyệt để từ đó bộ xin ý kiến của các bộ ngành liên quan trước khi đệ trình lên chính phủ
- Xin ông cho biết ý nghĩa của việc tổ chức các đại hội thể thao lớn, như SEA Games, Asiad hay cao hơn nữa là Olympic?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Những sự kiện thể thao quốc tế lớn như SEA Games, Asiad... thì quốc gia nào có tiềm lực kinh tế tốt và có khả năng phát triển thể thao thành tích cao thì đều muốn đăng cai. Lý do là khi tổ chức một sự kiện thể thao như thế là một động lực phát triển thành tích thể thao và hơn thế nữa cả phong trào thể thao nước đó.
Mặt khác, khi quyết định tổ chức sự kiện thể thao lớn như vậy tạo điều kiện tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thành phố đăng cai của nước đó với bạn bè thế giới. Đây là cơ hội rất tốt để giao thoa văn hóa, tăng cường tình hữu nghị.
- Vậy quan điểm của ông thế nào về Đề án Việt Nam đăng cai Asiad 2019 của Ủy ban Olympic quốc gia?
- Trong tình hình hiện nay, xét về kinh tế thì chúng ta đang gặp nhiều khó khăn. Tháng 10 tới đây, chính phủ đang phải chuẩn bị trình quốc hội dự án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam nhằm khắc phục khó khăn để đưa nền kinh tế phát triển.
Một điểm mấu chốt hơn, thời điểm này chúng ta không thể đủ thời gian để chuẩn bị một lứa vận động viên đi thi đấu Asiad 2019 và đạt thành tích cao. Ít nhất cũng phải đạt một thành tích nhất định để người dân và giới hâm mộ thể thao Việt Nam không cảm thấy hổ thẹn.
- Thưa ông, trong đề án có đề cập nếu đăng cai Asiad 2019 Việt Nam có thể đạt được thành tích khoảng 16 huy chương vàng và đứng thứ 6-10?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Tôi xin khẳng định con số 16 huy chương vàng và đứng từ thứ 6-10 là điều không tưởng, không có căn cứ.
Là người theo dõi quá trình tham gia Asiad của Việt Nam, nắm rõ thành tích thể thao Việt Nam tại các kỳ Asiad, tôi xin nhắc lại may mắn nhất thì chúng ta cũng chỉ đạt 4 huy chương vàng ở Asiad Busan năm 2002, và 3 huy chương vàng ở Asiad Doha 2006. Gần đây nhất ở Quảng Châu, chúng ta mong muốn đạt 4- 6 huy chương vàng nhưng thực tế phút chót chúng ta chỉ giành được một huy chương vàng mà thôi.
Nhắc đến quá khứ để chúng ta thấy được làm sao 6, 7 năm nữa chúng ta có đủ vận động viên giành được trên con số 16 huy chương vàng. Nếu xuất hiện điều kỳ diệu và nỗ lực tuyệt vời không biết có tiếp cận được dưới 10 hay không!
- Kết luận như vậy liệu có võ đoán hay không khi rất khó có thể chắc chắn về thành tích thể thao Việt Nam vào năm 2019?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Với kinh nghiệm tham gia công tác đào tạo vận động viên nâng cao thành tích thể thao và căn cứ vào quy luật phát triển thể thao, tôi có thể khẳng định rằng mỗi một lớp vận động viên từ khi tuyển chọn ban đầu cho đến lúc họ thành tài và đạt trình độ thi đấu quốc tế phải mất quãng thời gian tám đến mười năm.
Nếu đăng cai Asiad chúng ta còn hơn sáu năm, nói như thế nghĩa là chúng ta không kịp tạo ra một lớp vận động viên đạt thành tích cao. Tình hình thể thao hiện nay của Việt nam là gì?
Nếu lấy thành tích và số vận động viên tham gia Asiad Quảng Châu 2010 thì tất cả vận động viên có thể đạt thành tích cao hiện nay thì họ đã ở lứa tuổi khá cao và một số vận động viên trẻ có thành tích cũng đã ở lứa tuổi 20, 22. Và không thể phủ nhận rằng, đến năm 2019 tất cả họ đã bước qua đỉnh cao thi đấu, đó là chưa nói con số này hiện nay cũng không nhiều.
Xin lấy dẫn chứng cụ thể, nhìn vào bộ môn điền kinh hiện chúng ta có Vũ Thị Hương, Trương Thị Hằng, Nguyễn Đình Cương, Dương Thị VIệt Anh, Dương Văn Thái... và sau đó là ai? Nhìn vào môn thể dục dụng cụ có Phan Thị Hà Thanh cũng đã 21 tuổi và đang ở đỉnh cao phong độ, nhưng sau 7 năm sau ai sẽ thay thế Hà Thanh? Một câu hỏi đặt ra, đến 2019 số vận động viên suất sắc như tôi kể trên sẽ có bao nhiêu để thi đấu 35 môn thể thao của chương trình Asiad?
Theo quan điểm tôi, một khi đăng cai Asiad, vấn đề đào tạo vận động viên đi thi đấu và đạt thành tích cao là việc quan trọng nhất. Nhiệm vụ này phải được chính phủ giúp đỡ và phải làm trước đây nhiều năm chứ hiện tại đã quá muộn. Nếu tổ chức chúng ta sẽ rơi vào hoàn cảnh lợi bất cặp hại.
- Vậy lúc nào mới là thời điểm để Việt Nam đăng cai Asiad, thưa ông?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Thông thường để tổ chức một sự kiện lớn như vậy phải có sự đồng thuận, cam kết của chính phủ và như vậy cũng có nghĩa người dân trên đất nước ấy phải có sự chia sẻ, gánh vác nhiệm vụ tổ chức sự kiện đó.
Nếu chúng ta có một lộ trình và bắt tay làm ngay từ bây giờ với quyết tâm của chính phủ, sự ủng hộ của nhân dân thì phải 4 đến 8 năm nữa Việt Nam hãy nên xin đăng cai Asiad.
- Cũng có ý kiến cho rằng thể thao Việt Nam "không thể đem chuông đi đánh xứ người" hoài... chính phủ nên táo bạo vận động đăng cai để quảng bá hình ảnh đất nước và kích thích phong trào thể thao phát triển?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Tôi không tán thành quan điểm chính phủ nên táo bạo tổ chức Asiad 2019. Tôi nghĩ rằng, những nhà quản lý, những nhà lãnh đạo đúng đắn cần phải khách quan, trung thực với thực tế để giải quyết vấn đề, chứ đừng ảo tưởng.
Táo bạo là khái niệm có ý nghĩa tốt nhưng nếu nhìn đúng bản chất sự vật và hiện tượng thực tế nền kinh tế, trình độ quản lý, tổ chức và thành tích thể thao Việt Nam để bắt tay tổ chức một sự kiện lớn như Asiad theo cá nhân tôi ta không nên cố. Táo bạo trong "nháy "là đùa với lịch sử và lãng phí. Mọi chuyện rồi cũng qua đi theo quy luật thời gian, đừng vì một phút huy hoàng phải đánh đổi gánh nặng hậu quả dài lâu.
Cá nhân tôi nghĩ rằng, chính phủ sẽ phải xem xét kỹ lưỡng có nên đăng cai Asiad 2019 hay không? Bởi nếu tổ chức ở thời điểm đó, Việt Nam sẽ phải “vắt chân lên cổ” và đúng như câu châm ngôn “cố đấm ăn xôi”... nhưng không đem lại kết quả tốt đẹp.
- Vẫn có cánh cửa mở ra cơ hội cho Việt Nam đăng cai Asiad 2019 với con số 150 triệu USD làm kinh phí để tổ chức trong đề án, vì biết đâu đến 2019 nền kinh tế sẽ khả quan hơn cùng với số tiền thu được từ quảng bá, du lịch?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Nguyên tắc ở đây là mất tiền và tiêu tiền. Khi tổ chức một sự kiện thể thao lớn như Asiad, Olympic... Số tiền từ quảng bá, du lịch chỉ như muối bỏ bể. Tôi nhắc lại câu chuyện tổ chức Olympic của Trung Quốc, về kết quả họ rất thành công nhưng khi kiểm điểm lại ngân sách, con số trong đề án là 22 tỷ nhưng thực tế tổ chức lên tới 48 tỷ USD.
Anh không thể có nền kinh tế chưa phát triển lại cố gắng dốc tiền đóng thuế của nhân dân ra để tổ chức một sự kiện như thế. Tôi chưa nói đến số tiền 150 triệu USDcác nhà quản lý thể thao đưa ra là con số chưa sát với thực tế. Theo quan điểm và kinh nghiệm của tôi thì số tiền đó không thể đủ được mà phát sinh hơn rất nhiều.
Anh Hoàng Vĩnh Giang nói rằng ở Asiad Quảng Châu làm 18- 20 tỷ USD thì mình cố gắng làm 1/10, 1/16! Nhưng tôi xin nhắc rằng, chỉ bằng chừng đó thôi thì cũng đã mất đến 1-2 tỷ ÚD rồi. Điều ấy cho thấy phải tính toán lại vì có phù hợp hay không?
Khi tổ chức một sự kiện lớn thì có rất nhiều bài học đắt giá của các nước bạn để chúng ta xem xét. Như Mexico tổ chức Olympic 1968 bị nợ cho đến 30 năm sau cũng chưa trả được, Olympic Mátxcơva 1980 hoành tráng đến thế, nhưng đến năm 1990 khi kiểm điểm lại nền kinh tế đã phải giải trình vì thành tích thể thao đã đè nặng lên túi tiền của nhân dân và để lại hậu quả kinh tế nặng nề. Gần đây nhất là Olympic Athens 2004 có thể được coi là thảm họa đối với Hy Lạp. Tất nhiên đó không phải nguyên nhân chính khiến Hy Lạp vỡ nợ, nhưng nó là gánh nặng rõ ràng không thể chối cãi.
Tôi cho rằng, những nhà quản lý, lãnh đạo thể thao cần hết sức trung thực để trả lời câu hỏi đến năm 2019 trình độ thể thao Việt Nam tới đâu?
Tôi cũng rất đồng ý quan điểm rằng không nên đặt chính phủ vào tình thế đã rồi, một khi đã cưỡi lên lưng hổ thì phải đâm theo lao. Điều này đã từng xảy ra ở AIG III, rằng cứ làm đi rồi tính, giải quyết tình thế bị động bằng giải pháp chi phí. Chúng ta không nên lặp lại điều này.
Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc nói chuyện hết sức thẳng thắn và thú vị!
Theo Ủy ban Olympic Việt Nam, đơn vị này đang nỗ lực hoàn thành đề án để giành quyền đăng cai Đại hội thể thao châu Á (Asiad) lần thứ 18 vào năm 2019. Để giành quyền đăng cai đại hội lần này, Việt Nam đang phải cạnh tranh với: Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Đài Loan (Trung Quốc) và Indonesia, trong đó Indonesia được đánh giá là đối thủ nặng ký nhất. Nếu muốn chạy đua đăng cai thì ngày 15/5 sắp tới, Việt Nam cần gửi hồ sơ xin đăng cai lên Ủy ban Olympic châu Á. Tên của quốc gia chiến thắng sẽ được công bố vào tháng 11/2012. |
Minh Minh (Vietnam+)