AFP đưa tin, các nhà hoạt động và một quan chức chính phủ cho biết Nam Phi và Việt Nam dự kiến ký một thỏa thuận quan trọng nhằm giúp ngăn chặn nạn săn bắt tê giác và buôn bán sừng tê giác trái phép.
Theo mạng lưới giám sát hoang dã quốc tế TRAFFIC, một Biên bản thỏa thuận (MoU) giữa Nam Phi, quốc gia có số lượng tê giác lớn nhất thế giới, và Việt Nam, thị trường tiêu thụ lớn nhất, sẽ sớm được ký kết.
Phát biểu với các phóng viên tại buổi công bố báo cáo mới nhất của tổ chức này, người đứng đầu dự án voi và tê giác của TRAFFIC, ông Tom Milliken nói: "Tôi cho rằng sức ép rõ ràng đang ở phía Việt Nam và chúng ta sắp chứng kiến một số thay đổi. Tin tức tốt lành hôm nay là MoU với Nam Phi chuẩn bị được ký kết."
Mavuso Msimang, quan chức quản lý vấn đề tê giác thuộc Bộ Các vấn đề môi trường của Nam Phi, cũng đề cập đến sự hợp tác giữa nước này và Việt Nam trên "các vấn đề quan trọng về quản lý đa dạng sinh học" nhằm ngăn chặn xuất khẩu sừng tê giác sang Việt Nam.
Nam Phi là địa bàn cư trú của khoảng 3/4 trong số 20.000 tê giác trắng của châu Phi và 4.800 tê giác đen đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Năm 2011, tại nước này có tổng cộng 448 tê giác bị giết và từ đầu năm đến nay đã có gần 300 con bị săn trộm. Sừng tê giác được cho là bị buôn lậu sang khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam./.
Theo mạng lưới giám sát hoang dã quốc tế TRAFFIC, một Biên bản thỏa thuận (MoU) giữa Nam Phi, quốc gia có số lượng tê giác lớn nhất thế giới, và Việt Nam, thị trường tiêu thụ lớn nhất, sẽ sớm được ký kết.
Phát biểu với các phóng viên tại buổi công bố báo cáo mới nhất của tổ chức này, người đứng đầu dự án voi và tê giác của TRAFFIC, ông Tom Milliken nói: "Tôi cho rằng sức ép rõ ràng đang ở phía Việt Nam và chúng ta sắp chứng kiến một số thay đổi. Tin tức tốt lành hôm nay là MoU với Nam Phi chuẩn bị được ký kết."
Mavuso Msimang, quan chức quản lý vấn đề tê giác thuộc Bộ Các vấn đề môi trường của Nam Phi, cũng đề cập đến sự hợp tác giữa nước này và Việt Nam trên "các vấn đề quan trọng về quản lý đa dạng sinh học" nhằm ngăn chặn xuất khẩu sừng tê giác sang Việt Nam.
Nam Phi là địa bàn cư trú của khoảng 3/4 trong số 20.000 tê giác trắng của châu Phi và 4.800 tê giác đen đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Năm 2011, tại nước này có tổng cộng 448 tê giác bị giết và từ đầu năm đến nay đã có gần 300 con bị săn trộm. Sừng tê giác được cho là bị buôn lậu sang khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam./.
(Vietnam+)