Nhóm công tác về tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) đã chính thức được ra mắt tại Hà Nội vào ngày 3/3.
Ngày hôm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy Ban Liên minh Châu Âu (EC) đã tổ chức hội thảo Kiểm soát thương mại gỗ nguyên liệu và ra mắt nhóm công tác trên.
EC và Việt Nam đã cùng nhau thành lập nhóm tăng cường thực thi FLEGT tại Việt Nam, EC sẽ hỗ trợ Việt Nam triển khai công cụ pháp lý này từ năm 2010-2012.
Từ nay trở đi, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ, các cửa hàng bán đồ gỗ tại Việt Nam nếu không quan tâm đến chứng chỉ rừng đối với nguyên liệu gỗ thì họ sẽ gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
Nhóm FLEGT đã đề ra nhiều kế hoạch trong chương trình hành động, đào tạo kỹ năng cho các doanh nghiệp trong việc thu mua lâm sản có trách nhiệm, thủ tục xin cấp chứng chỉ FSC (Hội đồng Quản lý Rừng quốc tế); xây dựng hệ thống thông tin cập nhật về FLEGT; hệ thống giám sát thương mại gỗ và lâm sản.
Mặc dù là nước đi đầu Đông Nam Á về việc triển khai FSC, thế nhưng hai năm gần đây, Việt Nam đã bị chậm lại rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Tại thời điểm tháng 1/2008, số chứng chỉ FSC của Việt Nam bằng tổng số chứng chỉ của tất cả các nước Asean khác cộng lại. Nhưng đến tháng 1/2010 thì chỉ còn bằng 60%.
Việt Nam đang mất đi lợi thế so sánh với các nước trong khu vực về chứng chỉ FSC.
Mặt khác, do gần đây có dư luận không thuận lợi về chất lượng chứng chỉ FSC của các doanh nghiệp Việt Nam, nên các đối tác mua đồ gỗ Việt Nam giảm dần sự yên tâm, tác động xấu đến quá trình mua hàng từ Việt Nam.
Chính vì vậy, ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, một trong những công việc quan trọng nhất phải làm hiện nay là phải nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng thiết lập và vận hàng hệ thống FSC và FLEGT.
Từ nay trở đi, chuỗi hành trình sản phẩm, tức là chuỗi thông tin về đường đi của gỗ nguyên liệu mà các doanh nghiệp mua và chế biến, tiêu thụ. Các doanh nghiệp bắt buộc phải thu mua gỗ và lâm sản có trách nhiệm, đây là cách tốt nhất để chứng minh với khách hàng về uy tín của sản phẩm.
Tại hội thảo, ông Sean Doyle - Đại sứ EC tại Việt Nam nhấn mạnh, xuất khẩu gỗ là một trong những hoạt động thương mại quan trọng của Việt Nam, Việt Nam thuộc danh sách 10 nước xuất khẩu hàng đầu về mặt hàng gỗ trên thế giới.
Việc Việt Nam tự nguyện tham gia triển khai đạo luật FLEGT do EC đề xướng, không chỉ hữu ích cho sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam giữ vững và phát triển thị trường tại EU, mà còn là “giấy thông hành” để khẳng định vị thế trên toàn thế giới.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, gỗ là mặt hàng đứng thứ năm về giá trị kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam, sau dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản. Tuy vậy, năm 2009, xuất khẩu đồ gỗ năm 2009 đạt 2,25 tỷ USD (chưa tính hàng thủ công mỹ nghệ), giảm 9,9% so với năm 2008.
EU tuy vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ hai của Việt Nam sau thị trường Mỹ, nhưng đã giảm tới 39% so với năm 2008.
Sự sụt giảm của đồ gỗ xuất khẩu vào EU có độ chênh lệch quá lớn so với mức độ sụt giảm bình quân ở tất cả các thị trường, nguyên nhân chính là do EU thực thi đạo luật FLEGT và hầu hết các sản phẩm gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng được những quy định khe khắt của đạo luật này.
Trong 10 năm qua, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã phát triển đứng hướng chiến lược phát triển lâm nghiệp, hòa nhập sâu vào các quá trình kinh tế trên toàn cầu.
Ngành chế biến gỗ cũng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI, hiện có 421 doanh nghiệp nước ngoài,đến từ 26 quốc gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ.
Theo ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vừa sử dụng gỗ khai thác trong nước, vừa sử dụng gỗ nhập khẩu.
Hiện nay, ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có đến 80% nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài và vấn đề kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu gỗ là vấn đề hết sức phức tạp./.
Ngày hôm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy Ban Liên minh Châu Âu (EC) đã tổ chức hội thảo Kiểm soát thương mại gỗ nguyên liệu và ra mắt nhóm công tác trên.
EC và Việt Nam đã cùng nhau thành lập nhóm tăng cường thực thi FLEGT tại Việt Nam, EC sẽ hỗ trợ Việt Nam triển khai công cụ pháp lý này từ năm 2010-2012.
Từ nay trở đi, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ, các cửa hàng bán đồ gỗ tại Việt Nam nếu không quan tâm đến chứng chỉ rừng đối với nguyên liệu gỗ thì họ sẽ gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
Nhóm FLEGT đã đề ra nhiều kế hoạch trong chương trình hành động, đào tạo kỹ năng cho các doanh nghiệp trong việc thu mua lâm sản có trách nhiệm, thủ tục xin cấp chứng chỉ FSC (Hội đồng Quản lý Rừng quốc tế); xây dựng hệ thống thông tin cập nhật về FLEGT; hệ thống giám sát thương mại gỗ và lâm sản.
Mặc dù là nước đi đầu Đông Nam Á về việc triển khai FSC, thế nhưng hai năm gần đây, Việt Nam đã bị chậm lại rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Tại thời điểm tháng 1/2008, số chứng chỉ FSC của Việt Nam bằng tổng số chứng chỉ của tất cả các nước Asean khác cộng lại. Nhưng đến tháng 1/2010 thì chỉ còn bằng 60%.
Việt Nam đang mất đi lợi thế so sánh với các nước trong khu vực về chứng chỉ FSC.
Mặt khác, do gần đây có dư luận không thuận lợi về chất lượng chứng chỉ FSC của các doanh nghiệp Việt Nam, nên các đối tác mua đồ gỗ Việt Nam giảm dần sự yên tâm, tác động xấu đến quá trình mua hàng từ Việt Nam.
Chính vì vậy, ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, một trong những công việc quan trọng nhất phải làm hiện nay là phải nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng thiết lập và vận hàng hệ thống FSC và FLEGT.
Từ nay trở đi, chuỗi hành trình sản phẩm, tức là chuỗi thông tin về đường đi của gỗ nguyên liệu mà các doanh nghiệp mua và chế biến, tiêu thụ. Các doanh nghiệp bắt buộc phải thu mua gỗ và lâm sản có trách nhiệm, đây là cách tốt nhất để chứng minh với khách hàng về uy tín của sản phẩm.
Tại hội thảo, ông Sean Doyle - Đại sứ EC tại Việt Nam nhấn mạnh, xuất khẩu gỗ là một trong những hoạt động thương mại quan trọng của Việt Nam, Việt Nam thuộc danh sách 10 nước xuất khẩu hàng đầu về mặt hàng gỗ trên thế giới.
Việc Việt Nam tự nguyện tham gia triển khai đạo luật FLEGT do EC đề xướng, không chỉ hữu ích cho sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam giữ vững và phát triển thị trường tại EU, mà còn là “giấy thông hành” để khẳng định vị thế trên toàn thế giới.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, gỗ là mặt hàng đứng thứ năm về giá trị kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam, sau dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản. Tuy vậy, năm 2009, xuất khẩu đồ gỗ năm 2009 đạt 2,25 tỷ USD (chưa tính hàng thủ công mỹ nghệ), giảm 9,9% so với năm 2008.
EU tuy vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ hai của Việt Nam sau thị trường Mỹ, nhưng đã giảm tới 39% so với năm 2008.
Sự sụt giảm của đồ gỗ xuất khẩu vào EU có độ chênh lệch quá lớn so với mức độ sụt giảm bình quân ở tất cả các thị trường, nguyên nhân chính là do EU thực thi đạo luật FLEGT và hầu hết các sản phẩm gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng được những quy định khe khắt của đạo luật này.
Trong 10 năm qua, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã phát triển đứng hướng chiến lược phát triển lâm nghiệp, hòa nhập sâu vào các quá trình kinh tế trên toàn cầu.
Ngành chế biến gỗ cũng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI, hiện có 421 doanh nghiệp nước ngoài,đến từ 26 quốc gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ.
Theo ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vừa sử dụng gỗ khai thác trong nước, vừa sử dụng gỗ nhập khẩu.
Hiện nay, ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có đến 80% nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài và vấn đề kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu gỗ là vấn đề hết sức phức tạp./.
Ngọc Dung (Vietnam+)