Trong những năm qua, ngành y tế Việt Nam đã lớn mạnh về mọi mặt cả về mạng lưới các cơ sở y tế, cả về đội ngũ y bác sỹ, cán bộ y tế và chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đặc biệt, lĩnh vực khoa học kỹ thuật của ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào việc phát triển ngành và quan trọng hơn là từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, điều trị và phục vụ nhân dân.
Chính vì vậy, nhân dịp kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), năm nay, Bộ Y tế đã công bố và tôn vinh 26 công trình khoa học-công nghệ được công nhận là thành tựu y, dược nổi bật của ngành. Trong đó, công trình "Ghép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh máu" tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã được đánh giá cao.
Ghép tế bào gốc - Phương pháp điều trị bệnh máu hiện đại
Hàng năm, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 9 triệu người mắc bệnh ung thư và có khoảng 5 triệu người chết vì căn bệnh này. Ở Việt Nam, theo tài liệu của Bệnh viện K Hà Nội, mỗi năm có khoảng 100.000 đến 150.000 bệnh nhân ung thư mới và khoảng 50.000 đến 70.000 người tử vong.
Từ 1957, hàng loạt các nghiên cứu lâm sàng cũng như thực nghiệm về ghép tủy đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Các tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu về ghép tủy như việc sử dụng nguồn tế bào gốc tạo máu ở máu ngoại vi và máu cuống rốn thay cho tủy xương, xây dựng các phác đồ điều kiện hóa mới, cải tiến các phương pháp phòng chống bệnh ghép chống chủ… đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tại nhiều nơi trên thế giới, góp phần gia tăng nhanh chóng số lượng các trường hợp ghép. Hiện nay, ghép tế bào gốc tạo máu đang được thực hiện tại hơn 500 trung tâm của trên 50 quốc gia.
Tại Việt Nam, ghép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh máu ác tính đã được thực hiện thành công tại Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Từ tháng 6/2006, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã tiến hành ứng dụng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh máu.
Với nỗ lực của toàn bộ tập thể y, bác sỹ, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã thực hiện thành công ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị cho 24 bệnh nhân Đa u tủy xương và 5 bệnh nhân U lympho ác tính. Trong nhóm bệnh nhân Đa u tủy xương, bệnh nhân sống lâu nhất đã đạt được mốc 5 năm kể từ thời điểm ghép. Đối với các bệnh nhân U lympho ác tính đã được ghép, bệnh nhân sống lâu nhất đã đạt được mốc là 3 năm.
Sau đó, Viện đã thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại điều trị 2 bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy, 2 bệnh nhân lơ xê mi kinh dòng hạt, 1 bệnh nhân lơ xê mi kinh dòng hạt-mô nô và đặc biệt là 5 bệnh nhân suy tủy xương không rõ nguyên nhân. Các bệnh nhân sống khỏe mạnh bình thường và người lâu nhất đã đạt trên 3 năm. Đến nay, Viện đã thực hiện thành công 39 trường hợp, trong đó 29 trường hợp ghép tự thân và 10 trường hợp ghép đồng loại.
Theo Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, với việc thực hiện thành công phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu điều trị gần 40 bệnh nhân mắc các bệnh máu khác nhau, Viện đã hoàn toàn làm chủ phương pháp điều trị bệnh máu hiện đại nhất hiện nay.
Mặc dù ứng dụng một phương pháp điều trị mà đã trở thành thường quy trên thế giới, Viện đã có nhiều cải tiến và thay đổi cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cụ thể là: điều kiện hóa trước ghép bằng phác đồ hóa trị liệu giảm liều: hiệu quả, hạn chế biến chứng nhiễm trùng và giảm nguy cơ tử vong; Xây dựng phác đồ hóa trị liệu điều kiện hóa trước ghép cho bệnh nhân suy tủy xương phù hợp với điều kiện hiện có của Việt Nam: hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi làm nguồn tế bào gốc ghép cho người bệnh: hiệu quả, an toàn và giảm các tác dụng không mong muốn đối với người hiến tế bào gốc.
Qua việc thực hiện thành công ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cũng như đồng loại, Viện đã phát triển và hoàn chỉnh tất cả các quy trình liên quan như: quy trình lựa chọn bệnh nhân và chỉ định ghép tế bào gốc, quy trình lựa chọn người hiến tế bào gốc, quy trình xét nghiệm HLA (kháng nguyên bạch cầu) bằng kỹ thuật sinh học phân tử, quy trình thu gom tế bào gốc từ máu ngoại vi bằng kỹ thuật gạn tách tế bào, quy trình xử lý và bảo quản khối tế bào gốc, quy trình chăm sóc và theo dõi bệnh nhân trong và sau ghép tế bào gốc.
Bên cạnh đó, viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cũng đã chuyển giao thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho Bệnh viện 198, Bộ Công An, mở ra cơ hội ứng dụng phương pháp hiện đại này cho các bệnh viện khác trong cả nước.
Phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, chi phí thấp
Ghép tế bào gốc tạo máu là một phương pháp điều trị có hiệu quả, an toàn đối với các bệnh nhân mắc một số loại bệnh máu đặc biệt là bệnh máu ác tính. Hiện nay, ghép tế bào gốc tạo máu đã trở thành phương pháp điều trị thường quy tại viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng mang lại một hiệu quả kinh tế lớn với chi phí cho một trường hợp ghép tế bào gốc tại Việt Nam chỉ bằng 30% đến 50% chi phí tại các nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó, số lượng người bệnh đi các nước khác để ghép tế bào gốc sẽ giảm một cách đáng kể, dẫn đến giảm thất thoát một lượng ngoại tệ rất lớn ra nước ngoài, tăng thu nhập cho các bệnh viện Việt Nam.
Ghép tế bào gốc tạo máu đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị rất nhiều các bệnh khác nhau thuộc rất nhiều chuyên khoa như: Các bệnh máu ác tính như đa u tủy xương, u lymphô ác tính, lơ xê mi...; các bệnh máu lành tính nhưng không có phương pháp điều trị đặc hiệu có thể chữa khỏi như suy tủy xương, tan máu bẩm sinh….; các ung thư dạng đặc như ung thư vú, ung thư thận...; các bệnh tự miễn như viêm đa khớp dạng thấp, xuất huyết giảm tiểu cầu...
Theo Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, trong thời gian sắp tới, với sự ra đời của Trung tâm tế bào gốc, Viện sẽ mở rộng ứng dụng ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho nhiều bệnh máu khác và các ung thư kháng thuốc hoặc tái phát. Bên cạnh đó, với việc chuyển sang cơ sở mới có trang thiết bị đầy đủ, phòng bệnh đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế về ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại, Viện cũng đã nhanh chóng hoàn chỉnh kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại và đưa phương pháp điều trị này thành phương pháp điều trị thường quy tại Viện.
Đặc biệt, trong năm 2012, sau khi Trung tâm tế bào gốc chính thức đi vào hoạt động, Viện sẽ nhanh chóng thành lập Ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn và Ngân hàng dữ liệu người hiến tủy dự bị, tạo thêm nguồn tế bào gốc tạo máu và mở thêm nhiều khả năng cho các bệnh nhân có chỉ định ghép đồng loại nhưng không có người cho phù hợp cùng huyết thống.
Việc ứng dụng thành công phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu điều trị một số bệnh máu đặc biệt là bệnh máu ác tính đã mang lại cho bệnh nhân những hy vọng và cơ hội to lớn về chữa khỏi các căn bệnh hiểm nghèo, giúp họ có một cuộc sống bình thường với gia đình, với xã hội.
Với thành công này, Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế về ghép tủy như Hiệp hội ghép tế bào gốc máu và tủy quốc tế - WBMT, Tổ chức ghép máu và tủy Mỹ - CIBMTR, Tổ chức ghép máu và tủy châu Á-Thái Bình Dương - APBMT… công nhận và đánh giá rất cao. Như vậy, các bệnh nhân Việt Nam, từ nay, hoàn toàn có cơ hội được thụ hưởng một phương pháp điều trị hiện đại nhất./.
Chính vì vậy, nhân dịp kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), năm nay, Bộ Y tế đã công bố và tôn vinh 26 công trình khoa học-công nghệ được công nhận là thành tựu y, dược nổi bật của ngành. Trong đó, công trình "Ghép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh máu" tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã được đánh giá cao.
Ghép tế bào gốc - Phương pháp điều trị bệnh máu hiện đại
Hàng năm, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 9 triệu người mắc bệnh ung thư và có khoảng 5 triệu người chết vì căn bệnh này. Ở Việt Nam, theo tài liệu của Bệnh viện K Hà Nội, mỗi năm có khoảng 100.000 đến 150.000 bệnh nhân ung thư mới và khoảng 50.000 đến 70.000 người tử vong.
Từ 1957, hàng loạt các nghiên cứu lâm sàng cũng như thực nghiệm về ghép tủy đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Các tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu về ghép tủy như việc sử dụng nguồn tế bào gốc tạo máu ở máu ngoại vi và máu cuống rốn thay cho tủy xương, xây dựng các phác đồ điều kiện hóa mới, cải tiến các phương pháp phòng chống bệnh ghép chống chủ… đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tại nhiều nơi trên thế giới, góp phần gia tăng nhanh chóng số lượng các trường hợp ghép. Hiện nay, ghép tế bào gốc tạo máu đang được thực hiện tại hơn 500 trung tâm của trên 50 quốc gia.
Tại Việt Nam, ghép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh máu ác tính đã được thực hiện thành công tại Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Từ tháng 6/2006, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã tiến hành ứng dụng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh máu.
Với nỗ lực của toàn bộ tập thể y, bác sỹ, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã thực hiện thành công ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị cho 24 bệnh nhân Đa u tủy xương và 5 bệnh nhân U lympho ác tính. Trong nhóm bệnh nhân Đa u tủy xương, bệnh nhân sống lâu nhất đã đạt được mốc 5 năm kể từ thời điểm ghép. Đối với các bệnh nhân U lympho ác tính đã được ghép, bệnh nhân sống lâu nhất đã đạt được mốc là 3 năm.
Sau đó, Viện đã thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại điều trị 2 bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy, 2 bệnh nhân lơ xê mi kinh dòng hạt, 1 bệnh nhân lơ xê mi kinh dòng hạt-mô nô và đặc biệt là 5 bệnh nhân suy tủy xương không rõ nguyên nhân. Các bệnh nhân sống khỏe mạnh bình thường và người lâu nhất đã đạt trên 3 năm. Đến nay, Viện đã thực hiện thành công 39 trường hợp, trong đó 29 trường hợp ghép tự thân và 10 trường hợp ghép đồng loại.
Theo Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, với việc thực hiện thành công phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu điều trị gần 40 bệnh nhân mắc các bệnh máu khác nhau, Viện đã hoàn toàn làm chủ phương pháp điều trị bệnh máu hiện đại nhất hiện nay.
Mặc dù ứng dụng một phương pháp điều trị mà đã trở thành thường quy trên thế giới, Viện đã có nhiều cải tiến và thay đổi cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cụ thể là: điều kiện hóa trước ghép bằng phác đồ hóa trị liệu giảm liều: hiệu quả, hạn chế biến chứng nhiễm trùng và giảm nguy cơ tử vong; Xây dựng phác đồ hóa trị liệu điều kiện hóa trước ghép cho bệnh nhân suy tủy xương phù hợp với điều kiện hiện có của Việt Nam: hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi làm nguồn tế bào gốc ghép cho người bệnh: hiệu quả, an toàn và giảm các tác dụng không mong muốn đối với người hiến tế bào gốc.
Qua việc thực hiện thành công ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cũng như đồng loại, Viện đã phát triển và hoàn chỉnh tất cả các quy trình liên quan như: quy trình lựa chọn bệnh nhân và chỉ định ghép tế bào gốc, quy trình lựa chọn người hiến tế bào gốc, quy trình xét nghiệm HLA (kháng nguyên bạch cầu) bằng kỹ thuật sinh học phân tử, quy trình thu gom tế bào gốc từ máu ngoại vi bằng kỹ thuật gạn tách tế bào, quy trình xử lý và bảo quản khối tế bào gốc, quy trình chăm sóc và theo dõi bệnh nhân trong và sau ghép tế bào gốc.
Bên cạnh đó, viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cũng đã chuyển giao thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho Bệnh viện 198, Bộ Công An, mở ra cơ hội ứng dụng phương pháp hiện đại này cho các bệnh viện khác trong cả nước.
Phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, chi phí thấp
Ghép tế bào gốc tạo máu là một phương pháp điều trị có hiệu quả, an toàn đối với các bệnh nhân mắc một số loại bệnh máu đặc biệt là bệnh máu ác tính. Hiện nay, ghép tế bào gốc tạo máu đã trở thành phương pháp điều trị thường quy tại viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng mang lại một hiệu quả kinh tế lớn với chi phí cho một trường hợp ghép tế bào gốc tại Việt Nam chỉ bằng 30% đến 50% chi phí tại các nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó, số lượng người bệnh đi các nước khác để ghép tế bào gốc sẽ giảm một cách đáng kể, dẫn đến giảm thất thoát một lượng ngoại tệ rất lớn ra nước ngoài, tăng thu nhập cho các bệnh viện Việt Nam.
Ghép tế bào gốc tạo máu đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị rất nhiều các bệnh khác nhau thuộc rất nhiều chuyên khoa như: Các bệnh máu ác tính như đa u tủy xương, u lymphô ác tính, lơ xê mi...; các bệnh máu lành tính nhưng không có phương pháp điều trị đặc hiệu có thể chữa khỏi như suy tủy xương, tan máu bẩm sinh….; các ung thư dạng đặc như ung thư vú, ung thư thận...; các bệnh tự miễn như viêm đa khớp dạng thấp, xuất huyết giảm tiểu cầu...
Theo Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, trong thời gian sắp tới, với sự ra đời của Trung tâm tế bào gốc, Viện sẽ mở rộng ứng dụng ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho nhiều bệnh máu khác và các ung thư kháng thuốc hoặc tái phát. Bên cạnh đó, với việc chuyển sang cơ sở mới có trang thiết bị đầy đủ, phòng bệnh đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế về ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại, Viện cũng đã nhanh chóng hoàn chỉnh kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại và đưa phương pháp điều trị này thành phương pháp điều trị thường quy tại Viện.
Đặc biệt, trong năm 2012, sau khi Trung tâm tế bào gốc chính thức đi vào hoạt động, Viện sẽ nhanh chóng thành lập Ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn và Ngân hàng dữ liệu người hiến tủy dự bị, tạo thêm nguồn tế bào gốc tạo máu và mở thêm nhiều khả năng cho các bệnh nhân có chỉ định ghép đồng loại nhưng không có người cho phù hợp cùng huyết thống.
Việc ứng dụng thành công phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu điều trị một số bệnh máu đặc biệt là bệnh máu ác tính đã mang lại cho bệnh nhân những hy vọng và cơ hội to lớn về chữa khỏi các căn bệnh hiểm nghèo, giúp họ có một cuộc sống bình thường với gia đình, với xã hội.
Với thành công này, Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế về ghép tủy như Hiệp hội ghép tế bào gốc máu và tủy quốc tế - WBMT, Tổ chức ghép máu và tủy Mỹ - CIBMTR, Tổ chức ghép máu và tủy châu Á-Thái Bình Dương - APBMT… công nhận và đánh giá rất cao. Như vậy, các bệnh nhân Việt Nam, từ nay, hoàn toàn có cơ hội được thụ hưởng một phương pháp điều trị hiện đại nhất./.
Thu Phương (TTXVN)