Ngày 19/10, tại cuộc họp báo tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Bửu Quang, Giám đốc khối Dịch vụ Tài chính doanh nghiệp của HSBC Việt Nam cho biết theo dự báo hàng quý về thương mại toàn cầu gần đây nhất của HSBC, đến cuối năm 2025, tổng giá trị thương mại của Việt Nam sẽ tăng từ 108,1 tỷ USD lên 282,5 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 144%.
Báo cáo của HSBC nhận định Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc và Ai Cập thuộc năm nước sản xuất hàng đầu đóng vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giới đến năm 2025.
Tổng giá trị thương mại của châu Á dự tính sẽ tăng 96%, đạt gần 14.000 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thương mại thế giới mà được dự đoán sẽ đạt được mức tăng 73% cho tới năm 2025.
Ông Huỳnh Bửu Quang đánh giá cao các giải pháp kiên quyết kiềm chế lạm phát của Chính phủ, thông qua việc ban hành Nghị quyết 11 và nhận định nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động trong vài năm gần đây, nhưng vì nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Việt Nam vẫn phát triển mạnh về thương mại. Thương mại Việt Nam ước tính tăng 7,26% trong năm 2011và mức tăng trưởng hàng năm đạt 8,3% trong năm năm tới. Điều này cho thấy tăng trưởng của tổng giá trị giao dịch thương mại và tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 10,12% đến 11,25% trong hai năm tới.
Chỉ số tin cậy thương mại HSBC (HSBC Trade Confidence Index - HSBC TCI) thuộc báo cáo HSBC kết nối giao thương cũng cho thấy mức độ tin cậy của các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam vẫn ở ngưỡng lạc quan: 115 điểm, xếp thứ bảy trên bảng xếp hạng chỉ số tin cậy thương mại toàn cầu và thứ ba trong khu vực châu Á.
Các doanh nghiệp tại Australia, Singapore, Việt Nam và Trung Quốc lo ngại về rủi ro thanh toán từ phía người mua và dự định sẽ yêu cầu thanh toán trước hoặc thắt chặt các điều khoản thanh toán đối với nhà cung cấp của họ Trung Quốc mở rộng (gồm cả Macau, Hong Kong) tiếp tục là khu vực tăng trưởng tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu châu Á, trong đó có Việt Nam.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam tiếp tục duy trì thương mại nội bộ khu vực như một động lực chính thúc đẩy thương mại của quốc gia.
Cũng theo báo cáo này, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc là 5 đối tác giao dịch thương mại hàng đầu của Việt Nam và khối lượng giao thương với năm đối tác này được kỳ vọng sẽ tăng trong 15 năm tới.
Các tuyến giao thương mới hình thành với Thụy Sĩ, Ai Cập, Nam Phi và Arập Xêút phản ánh lợi thế ngày càng tăng của hàng hóa nguyên liệu thô đối với nền tảng thương mại của Việt Nam….
Dự báo cũng cho biết các quốc gia khác trong nội bộ khu vực như Ấn Độ, Việt Nam, Myanmar và Campuchia hiện đang tiếp tục đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng sản xuất công nghiệp có giá trị cao hơn cũng sẽ trở thành những nhân tố chính của khu vực.
Việt Nam xây dựng ba hành lang thương mại quan trọng và phát triển nhanh với Thụy Sĩ, Ấn Độ và Philippines, điều này thể hiện thế mạnh và hàng hóa nguyên liệu thô cũng như tiến trình hội nhập của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng./.
Báo cáo của HSBC nhận định Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc và Ai Cập thuộc năm nước sản xuất hàng đầu đóng vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giới đến năm 2025.
Tổng giá trị thương mại của châu Á dự tính sẽ tăng 96%, đạt gần 14.000 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thương mại thế giới mà được dự đoán sẽ đạt được mức tăng 73% cho tới năm 2025.
Ông Huỳnh Bửu Quang đánh giá cao các giải pháp kiên quyết kiềm chế lạm phát của Chính phủ, thông qua việc ban hành Nghị quyết 11 và nhận định nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động trong vài năm gần đây, nhưng vì nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Việt Nam vẫn phát triển mạnh về thương mại. Thương mại Việt Nam ước tính tăng 7,26% trong năm 2011và mức tăng trưởng hàng năm đạt 8,3% trong năm năm tới. Điều này cho thấy tăng trưởng của tổng giá trị giao dịch thương mại và tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 10,12% đến 11,25% trong hai năm tới.
Chỉ số tin cậy thương mại HSBC (HSBC Trade Confidence Index - HSBC TCI) thuộc báo cáo HSBC kết nối giao thương cũng cho thấy mức độ tin cậy của các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam vẫn ở ngưỡng lạc quan: 115 điểm, xếp thứ bảy trên bảng xếp hạng chỉ số tin cậy thương mại toàn cầu và thứ ba trong khu vực châu Á.
Các doanh nghiệp tại Australia, Singapore, Việt Nam và Trung Quốc lo ngại về rủi ro thanh toán từ phía người mua và dự định sẽ yêu cầu thanh toán trước hoặc thắt chặt các điều khoản thanh toán đối với nhà cung cấp của họ Trung Quốc mở rộng (gồm cả Macau, Hong Kong) tiếp tục là khu vực tăng trưởng tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu châu Á, trong đó có Việt Nam.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam tiếp tục duy trì thương mại nội bộ khu vực như một động lực chính thúc đẩy thương mại của quốc gia.
Cũng theo báo cáo này, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc là 5 đối tác giao dịch thương mại hàng đầu của Việt Nam và khối lượng giao thương với năm đối tác này được kỳ vọng sẽ tăng trong 15 năm tới.
Các tuyến giao thương mới hình thành với Thụy Sĩ, Ai Cập, Nam Phi và Arập Xêút phản ánh lợi thế ngày càng tăng của hàng hóa nguyên liệu thô đối với nền tảng thương mại của Việt Nam….
Dự báo cũng cho biết các quốc gia khác trong nội bộ khu vực như Ấn Độ, Việt Nam, Myanmar và Campuchia hiện đang tiếp tục đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng sản xuất công nghiệp có giá trị cao hơn cũng sẽ trở thành những nhân tố chính của khu vực.
Việt Nam xây dựng ba hành lang thương mại quan trọng và phát triển nhanh với Thụy Sĩ, Ấn Độ và Philippines, điều này thể hiện thế mạnh và hàng hóa nguyên liệu thô cũng như tiến trình hội nhập của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)