Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nguồn cội dựa trên sự lưu truyền trong cộng đồng, để hiểu rõ vấn đề này, Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn Phó Giáo Sư.Tiến sĩ Bùi Quang Thanh - Viện Văn hóa Nghệ thuật, người trực tiếp tham gia thực hiện và hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO yêu cầu công nhận "Tín ngưỡng thờ Hùng Vương" của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
- Thưa Phó Giáo sư, ông có thể cho biết cơ sở của việc hình thành tín ngưỡng thờ Hùng Vương?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Theo nguồn gốc văn hóa thờ tự xa xưa nhất của người Việt cổ có thờ thần Núi, thần Cây, thần Nước (có lễ Rước nước đến nay vẫn còn). Đó là các thần từ nguồn gốc tự nhiên. Sau khi quan hệ xã hội phát triển, văn hóa thờ những người có công khai phá mở mang bờ cõi trong quá trình dựng nước, mở nghiệp đã phát triển. Đó là tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt.
Như vậy thờ Vua Hùng là biểu tượng kết tinh của tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt. Nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi được biết nhiều nước cũng thờ vua, nhưng thờ những vị vua khai sáng với vị trí bao trùm như Vua Hùng ở Việt Nam là độc đáo.
Ở Trung Quốc có thờ vua Thần Nông, ở Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có thờ vua nhưng chỉ trong phạm vi cung đình. Trường hợp có sức lan tỏa trong cộng đồng như ở Việt Nam ta với tín ngưỡng Vua Hùng là hiếm.
Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng là tín ngưỡng mang tầm vóc quốc gia. Có nhiều tôn giáo ở Việt Nam phát triển nhưng dù sao cũng chỉ nằm trong một cộng đồng nhất định.
Còn "Tín ngưỡng thờ Hùng Vương" có tính phổ cập khác các tôn giáo vì nguồn gốc là tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc nên là tín ngưỡng bao trùm tất cả. Mọi người dân dù theo tín ngưỡng nào như Đạo Phật hay đạo Thiên Chúa Giáo, đạo Cao Đài hay đạo Hòa Hảo thì vẫn cùng chung trong tín ngưỡng thờ Vua Hùng.
-Theo ông, việc trình UNESCO để đề nghị công nhận tín ngưỡng thờ Hùng Vương là nhằm mục đích tuyên truyền hay vinh danh tín ngưỡng thờ Vua Hùng nhiều hơn?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Tôi nghĩ không nên dùng từ “tuyên truyền” vì nó có vẻ mang màu sắc chủ quan. Thực ra tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã nằm trong tiềm thức nhân dân như đã nói ở trên. Nên chỉ là giới thiệu và khẳng định thêm giá trị mà thôi. Nên coi là và tôn vinh một tín ngưỡng có giá trị và ý nghĩa lớn lao.
- Nhưng vẫn rất cần tuyên truyền đến thế hệ trẻ, thưa ông?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Đúng vậy, trong chương trình hành động của chúng tôi sẽ có việc phối hợp với ngành giáo dục để giáo dục truyền thống và đạo lý cho các em học sinh từ các nhà trường. Vì như chúng ta thấy cha mẹ thời nay cũng rất ít có thời gian kể chuyện hay giảng giải cho con.
Ngay như tôi, là một chuyên gia nghiên cứu văn hóa thì cũng chỉ giới thiệu sách cho con đọc và nếu có thể thì đưa con đến nơi tổ chức lễ hội. Đúng là vai trò giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất.
- Xin hỏi ông, với tư cách là Trưởng ban Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật nước ngoài, thì trên thế giới đã có nhiều trường hợp tín ngưỡng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại chưa?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Năm ngoái, cùng với việc bỏ phiếu công nhận “Lễ hội Gióng” của Việt Nam thì Trung Quốc cũng đã được công nhận tín ngưỡng thờ nữ thần biển Đông (tín ngưỡng có ảnh hưởng từ Hải Nam ra triền phía đông của vùng biển này).
Theo tôi được biết, đã có khoảng 3-4 hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận tín ngưỡng đã được vinh danh. Ở khu vực Đông Nam Á thì hồ sơ đề nghị công nhận tín ngưỡng của ta là đầu tiên.
- Đâu là những thách thức khi trình lên UNESCO để được công nhận thưa ông?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Đó là tính chất cộng đồng của tín ngưỡng cần công nhận. Họ không quan tâm nhà nước ta đã đầu tư thế nào mà quan tâm tín ngưỡng đó phải nảy sinh từ cộng đồng, được bảo tồn và duy trì trong cộng đồng. Đó trình là việc trao-truyền thế nào.
Thách thức thì nhiều nhưng chúng tôi đã cùng với địa phương hết sức cố gắng và vượt qua từng bước để tập hợp đầy đủ, khoa học và nộp UNESCO từ ngày 30/3. Theo “lộ trình” như hồi chờ “Lễ hội Gióng” thì đến tháng 6 sẽ qua vòng sơ khảo. Chung khảo sẽ họp toàn thể Hội đồng nghe thuyết trình và bỏ phiếu… Áp lực và hồi hộp cũng nhiều đấy.
- Người dân chưa hiểu hết nên rất hay “hỏi cụ thể” rằng nếu được công nhận thì “ta sẽ được gì,” ông sẽ trả lời thế nào?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Đúng là có những ý hỏi thế thật. Chúng tôi đã giải thích cho nhân dân ở tỉnh Phú Thọ biết rằng nếu được thì văn hóa của Phú Thọ nói riêng và văn hóa của Việt Nam nói chung sẽ được cả thế giới biết đến.
Ngay cả người Việt mình cũng nhận thức sâu sắc hơn về Tín ngưỡng thờ Hùng Vương. Sẽ có “nguồn lợi” tinh thần rất lớn niềm tự hào về một di sản văn hóa vô giá. Còn nói riêng về lợi ích kinh tế, nếu thu hút được du lịch, thu hút quan tâm đến địa phương sẽ có nhiều thành công lâu dài.
- Mấy năm nay, chúng ta đã có ngày Quốc lễ. Ai cũng phấn khởi trong ngày nghỉ này nhưng nếu chỉ coi là thêm một ngày Chủ nhật vui chơi thì chưa trọn vẹn ý nghĩa. Theo ông, có nên vận động thắp hương Vua Hùng ở các gia đình Việt Nam? Vì không phải ai cũng lên được Đền Hùng?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Nét đẹp của tín ngưỡng Hùng Vương là hướng về đạo lý tri ân tổ tiên của dân tộc. Hướng về bằng tiềm thức nhiều hơn là nghi lễ.
Ngoài Đền Hùng, còn có những nơi thờ tự Vua Hùng ở khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Bình Dương, riêng Thành phố Hồ Chí Minh hiện có tới 14 nơi thờ Hùng Vương.
Tuy nhiên, ở một số địa phương và các gia đình nếu có làm giỗ Vua Hùng để trong các gia đình quây quần đầm ấm, hướng về tổ tiên sẽ là nét đẹp. Nếu lan rộng được việc thắp hương tưởng nhớ cội nguồn dân tộc ngày Quốc lễ thì cũng rất nên.
Hoạt động tâm linh không thể ép, việc tuyên truyền cần tự nhiên chứ không áp đặt để dần dần người dân sẽ theo. Cũng có thể tổ chức Lễ hội tưởng nhớ Hùng Vương theo các vùng miền.
- Trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư!
- Thưa Phó Giáo sư, ông có thể cho biết cơ sở của việc hình thành tín ngưỡng thờ Hùng Vương?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Theo nguồn gốc văn hóa thờ tự xa xưa nhất của người Việt cổ có thờ thần Núi, thần Cây, thần Nước (có lễ Rước nước đến nay vẫn còn). Đó là các thần từ nguồn gốc tự nhiên. Sau khi quan hệ xã hội phát triển, văn hóa thờ những người có công khai phá mở mang bờ cõi trong quá trình dựng nước, mở nghiệp đã phát triển. Đó là tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt.
Như vậy thờ Vua Hùng là biểu tượng kết tinh của tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt. Nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi được biết nhiều nước cũng thờ vua, nhưng thờ những vị vua khai sáng với vị trí bao trùm như Vua Hùng ở Việt Nam là độc đáo.
Ở Trung Quốc có thờ vua Thần Nông, ở Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có thờ vua nhưng chỉ trong phạm vi cung đình. Trường hợp có sức lan tỏa trong cộng đồng như ở Việt Nam ta với tín ngưỡng Vua Hùng là hiếm.
Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng là tín ngưỡng mang tầm vóc quốc gia. Có nhiều tôn giáo ở Việt Nam phát triển nhưng dù sao cũng chỉ nằm trong một cộng đồng nhất định.
Còn "Tín ngưỡng thờ Hùng Vương" có tính phổ cập khác các tôn giáo vì nguồn gốc là tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc nên là tín ngưỡng bao trùm tất cả. Mọi người dân dù theo tín ngưỡng nào như Đạo Phật hay đạo Thiên Chúa Giáo, đạo Cao Đài hay đạo Hòa Hảo thì vẫn cùng chung trong tín ngưỡng thờ Vua Hùng.
-Theo ông, việc trình UNESCO để đề nghị công nhận tín ngưỡng thờ Hùng Vương là nhằm mục đích tuyên truyền hay vinh danh tín ngưỡng thờ Vua Hùng nhiều hơn?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Tôi nghĩ không nên dùng từ “tuyên truyền” vì nó có vẻ mang màu sắc chủ quan. Thực ra tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã nằm trong tiềm thức nhân dân như đã nói ở trên. Nên chỉ là giới thiệu và khẳng định thêm giá trị mà thôi. Nên coi là và tôn vinh một tín ngưỡng có giá trị và ý nghĩa lớn lao.
- Nhưng vẫn rất cần tuyên truyền đến thế hệ trẻ, thưa ông?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Đúng vậy, trong chương trình hành động của chúng tôi sẽ có việc phối hợp với ngành giáo dục để giáo dục truyền thống và đạo lý cho các em học sinh từ các nhà trường. Vì như chúng ta thấy cha mẹ thời nay cũng rất ít có thời gian kể chuyện hay giảng giải cho con.
Ngay như tôi, là một chuyên gia nghiên cứu văn hóa thì cũng chỉ giới thiệu sách cho con đọc và nếu có thể thì đưa con đến nơi tổ chức lễ hội. Đúng là vai trò giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất.
- Xin hỏi ông, với tư cách là Trưởng ban Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật nước ngoài, thì trên thế giới đã có nhiều trường hợp tín ngưỡng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại chưa?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Năm ngoái, cùng với việc bỏ phiếu công nhận “Lễ hội Gióng” của Việt Nam thì Trung Quốc cũng đã được công nhận tín ngưỡng thờ nữ thần biển Đông (tín ngưỡng có ảnh hưởng từ Hải Nam ra triền phía đông của vùng biển này).
Theo tôi được biết, đã có khoảng 3-4 hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận tín ngưỡng đã được vinh danh. Ở khu vực Đông Nam Á thì hồ sơ đề nghị công nhận tín ngưỡng của ta là đầu tiên.
- Đâu là những thách thức khi trình lên UNESCO để được công nhận thưa ông?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Đó là tính chất cộng đồng của tín ngưỡng cần công nhận. Họ không quan tâm nhà nước ta đã đầu tư thế nào mà quan tâm tín ngưỡng đó phải nảy sinh từ cộng đồng, được bảo tồn và duy trì trong cộng đồng. Đó trình là việc trao-truyền thế nào.
Thách thức thì nhiều nhưng chúng tôi đã cùng với địa phương hết sức cố gắng và vượt qua từng bước để tập hợp đầy đủ, khoa học và nộp UNESCO từ ngày 30/3. Theo “lộ trình” như hồi chờ “Lễ hội Gióng” thì đến tháng 6 sẽ qua vòng sơ khảo. Chung khảo sẽ họp toàn thể Hội đồng nghe thuyết trình và bỏ phiếu… Áp lực và hồi hộp cũng nhiều đấy.
- Người dân chưa hiểu hết nên rất hay “hỏi cụ thể” rằng nếu được công nhận thì “ta sẽ được gì,” ông sẽ trả lời thế nào?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Đúng là có những ý hỏi thế thật. Chúng tôi đã giải thích cho nhân dân ở tỉnh Phú Thọ biết rằng nếu được thì văn hóa của Phú Thọ nói riêng và văn hóa của Việt Nam nói chung sẽ được cả thế giới biết đến.
Ngay cả người Việt mình cũng nhận thức sâu sắc hơn về Tín ngưỡng thờ Hùng Vương. Sẽ có “nguồn lợi” tinh thần rất lớn niềm tự hào về một di sản văn hóa vô giá. Còn nói riêng về lợi ích kinh tế, nếu thu hút được du lịch, thu hút quan tâm đến địa phương sẽ có nhiều thành công lâu dài.
- Mấy năm nay, chúng ta đã có ngày Quốc lễ. Ai cũng phấn khởi trong ngày nghỉ này nhưng nếu chỉ coi là thêm một ngày Chủ nhật vui chơi thì chưa trọn vẹn ý nghĩa. Theo ông, có nên vận động thắp hương Vua Hùng ở các gia đình Việt Nam? Vì không phải ai cũng lên được Đền Hùng?
PGS.TS Bùi Quang Thanh: Nét đẹp của tín ngưỡng Hùng Vương là hướng về đạo lý tri ân tổ tiên của dân tộc. Hướng về bằng tiềm thức nhiều hơn là nghi lễ.
Ngoài Đền Hùng, còn có những nơi thờ tự Vua Hùng ở khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Bình Dương, riêng Thành phố Hồ Chí Minh hiện có tới 14 nơi thờ Hùng Vương.
Tuy nhiên, ở một số địa phương và các gia đình nếu có làm giỗ Vua Hùng để trong các gia đình quây quần đầm ấm, hướng về tổ tiên sẽ là nét đẹp. Nếu lan rộng được việc thắp hương tưởng nhớ cội nguồn dân tộc ngày Quốc lễ thì cũng rất nên.
Hoạt động tâm linh không thể ép, việc tuyên truyền cần tự nhiên chứ không áp đặt để dần dần người dân sẽ theo. Cũng có thể tổ chức Lễ hội tưởng nhớ Hùng Vương theo các vùng miền.
- Trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư!
Nguyễn Anh (Vietnam+)