Phiên giao dịch chứng khoán ngày 15/2 trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) là phiên giao dịch đầy kịch tính.
Ngay từ đầu phiên tâm lý lo lắng trước một loạt thông tin kinh tế như áp lực lạm phát tăng, giá vàng và USD tăng cao đã bao trùm toàn thị trường khiến nhà đầu tư mạnh tay bán ra.
Ngay đợt 1, VN-Index giảm ngay 4,77 điểm lùi về mức 509,28 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 727 nghìn đơn vị (giảm trên 30% so với cùng đợt tại phiên hôm qua), giá trị tương ứng 19,7 tỷ đồng.
Thị trường có 70 mã cổ phiếu giảm giá, 43 mã đứng giá và 29 mã cổ phiếu tăng giá.
Sang tới đợt 2, dòng tiền xuất hiện, tạo lực đỡ cho những mã có tỷ trọng lớn, nỗ lực vực VN-Index thoát ra khỏi vùng kỹ thuật dưới 510 điểm.
Tuy nhiên, áp lực bán theo đó cũng gia tăng mạnh mẽ, khiến VN-Index trồi sụt lên xuống với biên độ dao động trong phiên này lên tới 8 điểm.
Khối ngoại hôm nay tập trung đỡ mã BVH. Mã cổ phiếu này bất ngờ tăng mạnh trở lại sau đợt điều chỉnh trước đó với mức giá đóng cửa kịch trần 95.009 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản đạt 63 nghìn đơn vị, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua vào 48 nghìn đơn vị.
Động thái trên tạo ra hiệu ứng tăng giá tại một số mã cổ phiếu có mức vốn hóa lớn như PVD, PVF có mức tăng kịch biên độ cho phép.
Ngoài ra các bluechip khác như CTG, DPM, HAG, KBC, VCB, VIC, VNM cũng được tiếp sức, duy trì sắc xanh tại thời điểm đóng cửa thị trường.
Nhóm cổ phiếu "hàng hiệu" lấy lại mãnh lực, cứu VN-Index lội ngược dòng nước tăng 3,82 điểm và chốt đóng cửa thị trường tại mức 517,87 điểm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục giữ ở mức thấp 34,37 triệu đơn vị, giá trị giao dịch tương ứng 825,97 tỷ đồng.
Phiên này tiếp tục cho thấy VN-Index diễn biến thật khó lường khi có sự tham gia của khối ngoại, thị trường tiếp tục đi lên nhờ một số mã lớn trong khi số mã giảm giá áp đảo thị trường.
Kết thúc phiên, toàn thị trường có tới 144 mã giảm điểm, 65 mã đứng giá và 67 mã tăng giá.
Tại sàn Hà Nội, diễn biễn giao dịch cũng có nhiều nét tương đồng so với sàn HoSE, nhưng trợ lực tại các mã cổ phiếu có mức vốn hóa lớn không đủ mạnh để cứu HNX-Index thoát ra khỏi sắc đỏ.
Chốt phiên, HNX-Index giảm nhẹ 0,73 điểm dừng tại mức 106,65 điểm. Thanh khoản đạt 26,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 452,59 tỷ đồng.
Các mã thanh khoản như KLS, PVX, VND đều giao dịch dưới giá tham chiếu. Toàn sàn HNX có tới 194 mã giảm giá, 77 mã tăng giá và 56 mã đứng giá.
Đóng cửa đợt giao dịch buổi sáng, UpCoM-Index giảm nhẹ 0,36 điểm và xuống 41,47 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 410 nghìn đơn vị, tương ứng giá trị hơn 15 tỷ đồng./.
Ngay từ đầu phiên tâm lý lo lắng trước một loạt thông tin kinh tế như áp lực lạm phát tăng, giá vàng và USD tăng cao đã bao trùm toàn thị trường khiến nhà đầu tư mạnh tay bán ra.
Ngay đợt 1, VN-Index giảm ngay 4,77 điểm lùi về mức 509,28 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 727 nghìn đơn vị (giảm trên 30% so với cùng đợt tại phiên hôm qua), giá trị tương ứng 19,7 tỷ đồng.
Thị trường có 70 mã cổ phiếu giảm giá, 43 mã đứng giá và 29 mã cổ phiếu tăng giá.
Sang tới đợt 2, dòng tiền xuất hiện, tạo lực đỡ cho những mã có tỷ trọng lớn, nỗ lực vực VN-Index thoát ra khỏi vùng kỹ thuật dưới 510 điểm.
Tuy nhiên, áp lực bán theo đó cũng gia tăng mạnh mẽ, khiến VN-Index trồi sụt lên xuống với biên độ dao động trong phiên này lên tới 8 điểm.
Khối ngoại hôm nay tập trung đỡ mã BVH. Mã cổ phiếu này bất ngờ tăng mạnh trở lại sau đợt điều chỉnh trước đó với mức giá đóng cửa kịch trần 95.009 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản đạt 63 nghìn đơn vị, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua vào 48 nghìn đơn vị.
Động thái trên tạo ra hiệu ứng tăng giá tại một số mã cổ phiếu có mức vốn hóa lớn như PVD, PVF có mức tăng kịch biên độ cho phép.
Ngoài ra các bluechip khác như CTG, DPM, HAG, KBC, VCB, VIC, VNM cũng được tiếp sức, duy trì sắc xanh tại thời điểm đóng cửa thị trường.
Nhóm cổ phiếu "hàng hiệu" lấy lại mãnh lực, cứu VN-Index lội ngược dòng nước tăng 3,82 điểm và chốt đóng cửa thị trường tại mức 517,87 điểm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục giữ ở mức thấp 34,37 triệu đơn vị, giá trị giao dịch tương ứng 825,97 tỷ đồng.
Phiên này tiếp tục cho thấy VN-Index diễn biến thật khó lường khi có sự tham gia của khối ngoại, thị trường tiếp tục đi lên nhờ một số mã lớn trong khi số mã giảm giá áp đảo thị trường.
Kết thúc phiên, toàn thị trường có tới 144 mã giảm điểm, 65 mã đứng giá và 67 mã tăng giá.
Tại sàn Hà Nội, diễn biễn giao dịch cũng có nhiều nét tương đồng so với sàn HoSE, nhưng trợ lực tại các mã cổ phiếu có mức vốn hóa lớn không đủ mạnh để cứu HNX-Index thoát ra khỏi sắc đỏ.
Chốt phiên, HNX-Index giảm nhẹ 0,73 điểm dừng tại mức 106,65 điểm. Thanh khoản đạt 26,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 452,59 tỷ đồng.
Các mã thanh khoản như KLS, PVX, VND đều giao dịch dưới giá tham chiếu. Toàn sàn HNX có tới 194 mã giảm giá, 77 mã tăng giá và 56 mã đứng giá.
Đóng cửa đợt giao dịch buổi sáng, UpCoM-Index giảm nhẹ 0,36 điểm và xuống 41,47 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 410 nghìn đơn vị, tương ứng giá trị hơn 15 tỷ đồng./.
Linh Chi (Vietnam+)