Căn nhà nhỏ nhìn ra Vịnh Blackwattle, Sydney, tuy giản dị, nhưng tràn ngập gió, ánh nắng và tiếng cười rổn rảng của chủ nhân và khách.
Ở độ tuổi ngoài 90 "xưa nay hiếm", như người Việt thường nói, ông Tom Uren - một người bạn lớn của Việt Nam vẫn nhanh nhẹn ra tận cửa đón khách, ôm thật chặt bằng thân hình cao lớn của mình và dường như ông như vui trẻ hơn khi nhắc tới Việt Nam và những người bạn Việt Nam đã cùng ông trải qua biết bao sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước suốt nhiều thập kỷ qua.
Đối với Tom, Việt Nam là "duyên phận" cuộc đời. Ông bắt đầu tham gia cuộc đấu tranh cho hòa bình và tự do tại Việt Nam từ năm 1962, tuy nhiên, ấn tượng sâu đậm đầu tiên của ông về đất nước này là chiến thắng Điện Biên Phủ, một thắng lợi vang lừng năm châu, chấn động địa cầu. Ông cho biết: "Tôi luôn căm ghét chiến tranh và Điện Biên Phủ là chất xúc tác lớn nhất cho con đường đấu tranh của tôi".
Hơn một nửa thế kỷ tham gia các hoạt động chính trị với chức vụ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Khu vực và Đô thị của Chính phủ Công đảng Australia và ngay khi còn là một nghị sỹ trẻ, ông đã từng kịch liệt phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam và tham gia phong trào phản chiến.
Ông chia sẻ, không hiểu sao thời điểm đó ông lại có những quyết định táo bạo như vậy và tự lý giải có lẽ đó là "ngọn lửa tuổi trẻ" đã thôi thúc ông cần làm một điều gì đó có ích cho con người và cho nền hòa bình trên thế giới. "Tôi không thể giải thích lý do tại sao. Chỉ có một điều chắc chắn rằng tôi căm ghét chiến tranh và thấu hiểu sự tàn bạo của cuộc chiến. Bất kỳ ai yêu chuộng lẽ phải và hòa bình trong những năm tháng đó đều không thể không ủng hộ Việt Nam".
Chưa từng tới Việt Nam, chưa biết gì nhiều về Việt Nam, nhưng vị chính khách trẻ lúc đó đã nguyện đứng chung hàng ngũ những người bạn của đất nước Việt Nam. Trong suốt buổi nói chuyện, Tom luôn nhắc tới các vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam với tình cảm chân thành và trân trọng.
Lần gặp gỡ giữa ông và nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười năm 1995 nhân chuyến thăm chính thức Australia của Tổng Bí thư đã để lại trong ông nhiều kỷ niệm đẹp, rồi những lần gặp và nói chuyện với nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, lúc đó là Đại biện lâm thời đầu tiên của Việt Nam tại Australia. Ông nói: "Đó là những người bạn vô cùng chí tình và đáng mến. Tình bạn của chúng tôi luôn sâu sắc kể từ đó tới nay".
Nhắc lại lần tham dự buổi Gặp gỡ bạn bè quốc tế-đoàn kết, hữu nghị với Việt Nam tháng 9/2005 tại Hà Nội, ông đi cùng vợ và con gái, Tom cho biết ông đã rất xúc động trước tình cảm của các bạn Việt Nam dành cho ông và gia đình.
Tới Hà Nội lần đó, ông đã đưa vợ con tới thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và mỗi lần nhắc tới vị Lãnh tụ vĩ đại, ông không thể ngăn nổi những cảm xúc trong lòng bởi ông tìm thấy ở Hồ Chí Minh một nhân cách lớn, một con người của lòng vị tha và bao dung, một con người "vượt trên thời đại". Ông nói: ''Thơ Hồ Chí Minh khiến tôi thêm niềm tin và ấm lòng. Việt Nam và Hồ Chí Minh là một phần ý nghĩa cuộc đời tôi".
Vào thăm thư viện gia đình, một kho tàng lưu những dấu ấn Việt Nam và cá nhân ông rất rõ nét với những hình ảnh ông chụp chung với các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam cho tới những hình ảnh "chàng thanh niên" Tom Uren trên sàn boxing dũng mãnh và cường tráng… Và đặc biệt là cuốn sách bằng tiếng Anh nhan đề "Hồ Chí Minh' thoughts on diplomacy" (Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao) có lời đề tặng của tác giả, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên: "Tom, người bạn lớn của tôi - Với tất cả tình yêu và sự kính trọng".
Tom Uren cùng với một số chính khách lãnh đạo Công đảng cầm quyền ở Australia thời kỳ 1972 - 1975 đã tích cực vận động để chính phủ Australia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1973. Năm 1978, Tom Uren lần đầu tiên đến thăm Hà Nội với tư cách là khách mời chính thức của Chính phủ nước Việt Nam thống nhất.
Những năm 1978 - 1985, với tư cách là Bộ trưởng Lãnh thổ và Nội các Chính phủ Australia, Tom cùng với những người bạn có thiện cảm với Việt Nam như cựu Thủ tướng Gough Whitlam, Phó Thủ tướng Jim Cairn khi đó đã vận động ngăn cản những nghị quyết bất lợi cho Việt Nam trong bối cảnh các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Việt Nam.
Giã từ chính trường, công việc của Tom Uren vẫn tiếp tục gắn bó với Việt Nam. Nhiều năm, ông là Chủ tịch Hội Hữu nghị Australia-Việt Nam, tổ chức đã nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hai nước phát triển.
Riêng cá nhân Tom và gia đình đã từng chia sẻ nguồn tài chính của mình và kêu gọi quyên tiền giúp đỡ trẻ em nghèo ở Việt Nam. Ông cho biết ông đã hoàn thành tâm nguyện của mình khi đưa vợ con tới Việt Nam và theo cách giải thích của ông, đây là cách tốt nhất để giải thích với vợ con vì sao mình lại dành những tình cảm đặc biệt cho Việt Nam không chỉ trong sự nghiệp chính trị mà suốt cả cuộc đời.
Tuổi đã cao, nhưng ông không ngồi yên, cuộc đấu tranh vì hòa bình và môi trường trên thế giới vẫn tiếp tục cháy bỏng trong ông.
Mọi người sẽ còn nhớ mãi hình ảnh ông khoát rộng tay trong khán phòng Nghị viện bang New South Wales khi tham dự Lễ quốc khánh 2/9/2009 do Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney tổ chức, nói một cách chậm rãi và chắc nịch: "Nếu bạn nhìn thấy tất cả những gương mặt hiện diện ngày hôm nay ở đây thì bạn đã có câu trả lời đầy đủ nhất về quan hệ Australia-Việt Nam rồi đấy. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì quan hệ hai nước chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Việt Nam đã chứng minh với toàn thế giới rằng họ luôn anh hùng và chiến thắng dù trong thời chiến hay thời bình"./.
Ở độ tuổi ngoài 90 "xưa nay hiếm", như người Việt thường nói, ông Tom Uren - một người bạn lớn của Việt Nam vẫn nhanh nhẹn ra tận cửa đón khách, ôm thật chặt bằng thân hình cao lớn của mình và dường như ông như vui trẻ hơn khi nhắc tới Việt Nam và những người bạn Việt Nam đã cùng ông trải qua biết bao sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước suốt nhiều thập kỷ qua.
Đối với Tom, Việt Nam là "duyên phận" cuộc đời. Ông bắt đầu tham gia cuộc đấu tranh cho hòa bình và tự do tại Việt Nam từ năm 1962, tuy nhiên, ấn tượng sâu đậm đầu tiên của ông về đất nước này là chiến thắng Điện Biên Phủ, một thắng lợi vang lừng năm châu, chấn động địa cầu. Ông cho biết: "Tôi luôn căm ghét chiến tranh và Điện Biên Phủ là chất xúc tác lớn nhất cho con đường đấu tranh của tôi".
Hơn một nửa thế kỷ tham gia các hoạt động chính trị với chức vụ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Khu vực và Đô thị của Chính phủ Công đảng Australia và ngay khi còn là một nghị sỹ trẻ, ông đã từng kịch liệt phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam và tham gia phong trào phản chiến.
Ông chia sẻ, không hiểu sao thời điểm đó ông lại có những quyết định táo bạo như vậy và tự lý giải có lẽ đó là "ngọn lửa tuổi trẻ" đã thôi thúc ông cần làm một điều gì đó có ích cho con người và cho nền hòa bình trên thế giới. "Tôi không thể giải thích lý do tại sao. Chỉ có một điều chắc chắn rằng tôi căm ghét chiến tranh và thấu hiểu sự tàn bạo của cuộc chiến. Bất kỳ ai yêu chuộng lẽ phải và hòa bình trong những năm tháng đó đều không thể không ủng hộ Việt Nam".
Chưa từng tới Việt Nam, chưa biết gì nhiều về Việt Nam, nhưng vị chính khách trẻ lúc đó đã nguyện đứng chung hàng ngũ những người bạn của đất nước Việt Nam. Trong suốt buổi nói chuyện, Tom luôn nhắc tới các vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam với tình cảm chân thành và trân trọng.
Lần gặp gỡ giữa ông và nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười năm 1995 nhân chuyến thăm chính thức Australia của Tổng Bí thư đã để lại trong ông nhiều kỷ niệm đẹp, rồi những lần gặp và nói chuyện với nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, lúc đó là Đại biện lâm thời đầu tiên của Việt Nam tại Australia. Ông nói: "Đó là những người bạn vô cùng chí tình và đáng mến. Tình bạn của chúng tôi luôn sâu sắc kể từ đó tới nay".
Nhắc lại lần tham dự buổi Gặp gỡ bạn bè quốc tế-đoàn kết, hữu nghị với Việt Nam tháng 9/2005 tại Hà Nội, ông đi cùng vợ và con gái, Tom cho biết ông đã rất xúc động trước tình cảm của các bạn Việt Nam dành cho ông và gia đình.
Tới Hà Nội lần đó, ông đã đưa vợ con tới thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và mỗi lần nhắc tới vị Lãnh tụ vĩ đại, ông không thể ngăn nổi những cảm xúc trong lòng bởi ông tìm thấy ở Hồ Chí Minh một nhân cách lớn, một con người của lòng vị tha và bao dung, một con người "vượt trên thời đại". Ông nói: ''Thơ Hồ Chí Minh khiến tôi thêm niềm tin và ấm lòng. Việt Nam và Hồ Chí Minh là một phần ý nghĩa cuộc đời tôi".
Vào thăm thư viện gia đình, một kho tàng lưu những dấu ấn Việt Nam và cá nhân ông rất rõ nét với những hình ảnh ông chụp chung với các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam cho tới những hình ảnh "chàng thanh niên" Tom Uren trên sàn boxing dũng mãnh và cường tráng… Và đặc biệt là cuốn sách bằng tiếng Anh nhan đề "Hồ Chí Minh' thoughts on diplomacy" (Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao) có lời đề tặng của tác giả, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên: "Tom, người bạn lớn của tôi - Với tất cả tình yêu và sự kính trọng".
Tom Uren cùng với một số chính khách lãnh đạo Công đảng cầm quyền ở Australia thời kỳ 1972 - 1975 đã tích cực vận động để chính phủ Australia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1973. Năm 1978, Tom Uren lần đầu tiên đến thăm Hà Nội với tư cách là khách mời chính thức của Chính phủ nước Việt Nam thống nhất.
Những năm 1978 - 1985, với tư cách là Bộ trưởng Lãnh thổ và Nội các Chính phủ Australia, Tom cùng với những người bạn có thiện cảm với Việt Nam như cựu Thủ tướng Gough Whitlam, Phó Thủ tướng Jim Cairn khi đó đã vận động ngăn cản những nghị quyết bất lợi cho Việt Nam trong bối cảnh các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Việt Nam.
Giã từ chính trường, công việc của Tom Uren vẫn tiếp tục gắn bó với Việt Nam. Nhiều năm, ông là Chủ tịch Hội Hữu nghị Australia-Việt Nam, tổ chức đã nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hai nước phát triển.
Riêng cá nhân Tom và gia đình đã từng chia sẻ nguồn tài chính của mình và kêu gọi quyên tiền giúp đỡ trẻ em nghèo ở Việt Nam. Ông cho biết ông đã hoàn thành tâm nguyện của mình khi đưa vợ con tới Việt Nam và theo cách giải thích của ông, đây là cách tốt nhất để giải thích với vợ con vì sao mình lại dành những tình cảm đặc biệt cho Việt Nam không chỉ trong sự nghiệp chính trị mà suốt cả cuộc đời.
Tuổi đã cao, nhưng ông không ngồi yên, cuộc đấu tranh vì hòa bình và môi trường trên thế giới vẫn tiếp tục cháy bỏng trong ông.
Mọi người sẽ còn nhớ mãi hình ảnh ông khoát rộng tay trong khán phòng Nghị viện bang New South Wales khi tham dự Lễ quốc khánh 2/9/2009 do Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney tổ chức, nói một cách chậm rãi và chắc nịch: "Nếu bạn nhìn thấy tất cả những gương mặt hiện diện ngày hôm nay ở đây thì bạn đã có câu trả lời đầy đủ nhất về quan hệ Australia-Việt Nam rồi đấy. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì quan hệ hai nước chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Việt Nam đã chứng minh với toàn thế giới rằng họ luôn anh hùng và chiến thắng dù trong thời chiến hay thời bình"./.
(Tin tức/Vietnam+)