Tiến sĩ Phạm Anh Cường, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho biết, Việt Nam đã được công nhận là một quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới và là một trong các nước được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu.
Sự đa dạng về địa hình, các hệ sinh thái, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị khoa học chuyên đề về đa dạng sinh học Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức ngày 17/11, tại Hà Nội, tiến sĩ Phạm Anh Cường cho biết, trong các hệ sinh thái trên cạn, Việt Nam đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật, hơn 10.000 loài động vật. Trong các vùng đất ngập nước nội địa đã xác định được trên 3.000 loài thủy sinh vật.
Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trưng cho biển nhiệt đới và là môi trường sống của trên 11.000 loài sinh vật biển. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới vẫn được tiếp tục phát hiện và công bố ở Việt Nam.
Việt Nam cũng được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau. Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.207 giống của 115 loài cây trồng, trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.
Chương trình, mạng lưới quỹ gen được hình thành bảo tồn lưu giữ hơn 17.000 nguồn gen của 200 loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây dược liệu và một số loài cây trồng khác.
Bằng các phương pháp bảo tồn khác nhau như: tại chỗ, chuyển chỗ đã thu thập 3.273 kiểu di truyền cây cao su; bảo tồn 42 loài cây rừng và cây nguyên liệu giấy, bảo tồn tại chỗ 905 nguồn gen và chuyển vị 175 loài cây dược liệu, trong đó có 26 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. 70 giống vật nuôi và gia cầm đang ở trạng thái nguy hiểm; 38 dòng thuộc 26 loài cá nuôi kinh tế và 3 loài ong quý đang được bảo tồn và lưu giữ. 2.016 chủng nấm, vi khuẩn, vi sinh vật dùng trong các lĩnh vực công nghiệp-thực phẩm, y dược, chăn nuôi, thú y, thủy sản và nông nghiệp được phân loại và lưu giữ.
Hiện tại, trên 30% các nguồn gen đang bảo tồn được đánh giá ban đầu về các chỉ tiêu sinh học và khoảng 5-10% nguồn gen được đánh giá chi tiết và đánh giá di truyền. Hàng năm chương trình cung cấp khoảng 1.000 lượt vật liệu di truyền và mẫu giống phục vụ chương trình giống, các đề tài nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo.
Cũng trong hội thảo các đại biểu thống nhất cho rằng, để tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2011-2015, các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho bảo tồn đa dạng sinh học.
Đây là việc làm ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện Luật Đa dạng sinh học, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020.
Cục cần xây dựng và thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học. Bởi vì thông tin này không chỉ là công cụ hết sức cần thiết cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách mà còn là tài liệu quan trọng của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cán bộ, sinh viên, học sinh... trong học tập và công tác.
Lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin./.
Sự đa dạng về địa hình, các hệ sinh thái, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị khoa học chuyên đề về đa dạng sinh học Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức ngày 17/11, tại Hà Nội, tiến sĩ Phạm Anh Cường cho biết, trong các hệ sinh thái trên cạn, Việt Nam đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật, hơn 10.000 loài động vật. Trong các vùng đất ngập nước nội địa đã xác định được trên 3.000 loài thủy sinh vật.
Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trưng cho biển nhiệt đới và là môi trường sống của trên 11.000 loài sinh vật biển. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới vẫn được tiếp tục phát hiện và công bố ở Việt Nam.
Việt Nam cũng được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau. Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.207 giống của 115 loài cây trồng, trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.
Chương trình, mạng lưới quỹ gen được hình thành bảo tồn lưu giữ hơn 17.000 nguồn gen của 200 loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây dược liệu và một số loài cây trồng khác.
Bằng các phương pháp bảo tồn khác nhau như: tại chỗ, chuyển chỗ đã thu thập 3.273 kiểu di truyền cây cao su; bảo tồn 42 loài cây rừng và cây nguyên liệu giấy, bảo tồn tại chỗ 905 nguồn gen và chuyển vị 175 loài cây dược liệu, trong đó có 26 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. 70 giống vật nuôi và gia cầm đang ở trạng thái nguy hiểm; 38 dòng thuộc 26 loài cá nuôi kinh tế và 3 loài ong quý đang được bảo tồn và lưu giữ. 2.016 chủng nấm, vi khuẩn, vi sinh vật dùng trong các lĩnh vực công nghiệp-thực phẩm, y dược, chăn nuôi, thú y, thủy sản và nông nghiệp được phân loại và lưu giữ.
Hiện tại, trên 30% các nguồn gen đang bảo tồn được đánh giá ban đầu về các chỉ tiêu sinh học và khoảng 5-10% nguồn gen được đánh giá chi tiết và đánh giá di truyền. Hàng năm chương trình cung cấp khoảng 1.000 lượt vật liệu di truyền và mẫu giống phục vụ chương trình giống, các đề tài nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo.
Cũng trong hội thảo các đại biểu thống nhất cho rằng, để tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2011-2015, các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho bảo tồn đa dạng sinh học.
Đây là việc làm ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện Luật Đa dạng sinh học, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020.
Cục cần xây dựng và thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học. Bởi vì thông tin này không chỉ là công cụ hết sức cần thiết cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách mà còn là tài liệu quan trọng của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cán bộ, sinh viên, học sinh... trong học tập và công tác.
Lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)