Ngày 6/11, tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận về tình hình Nepal và hoạt động của Phái bộ Liên hợp quốc tại nước này (UNMIN) từ tháng 7 đến nay, Đại sứ Bùi Thế Giang hoan nghênh những nỗ lực của các bên trong việc duy trì môi trường an ninh chung, nối lại đối thoại, khởi động lại kế hoạch giải ngũ và tái bố trí cựu quân nhân từ ngày 11/10.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó Đại diện Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hoan nghênh những nỗ lực của các bên trong việc duy trì môi trường an ninh chung, nối lại đối thoại, khởi động lại kế hoạch giải ngũ và tái bố trí cựu quân nhân từ ngày 11/10.
Đại sứ kêu gọi các bên liên quan phát huy tinh thần đối thoại và đồng thuận nhằm phá vỡ tình trạng bế tắc hiện nay, tránh không để ảnh hưởng tới công việc của Chính phủ và Quốc hội Lập hiến, nhất là trong việc soạn thảo Hiến pháp mới. Đại sứ bày tỏ tin tưởng rằng với khát vọng hòa bình và đoàn kết dân tộc, nhân dân Nepal sẽ vượt qua thách thức, thúc đẩy tiến trình hòa bình đi tới.
Đại sứ Bùi Thế Giang ủng hộ đề xuất của Tổng thư ký Liên hợp quốc về tiến hành đánh giá việc thực hiện cam kết của các bên trong tiến trình hòa bình ở Nepal trước khi UNMIN kết thúc sứ mệnh, tạo cơ sở cho Hội đồng Bảo an xem xét quyết định tương lai của UNMIN.
Kêu gọi UNMIN khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có trong khuôn khổ sứ mệnh để hoàn thành các công việc còn lại, Đại sứ cũng bày tỏ ủng hộ cộng đồng quốc tế tiếp tục giúp đỡ Nepal theo đúng yêu cầu của Nepal, đóng góp vào việc xây dựng hòa bình, ổn định và thịnh vượng lâu dài cho nhân dân Nepal.
Tại phiên họp, bà Karin Landgren, Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ tại Nepal, đánh giá tình hình Nepal cơ bản được duy trì ổn định, tuy nhiên bày tỏ quan ngại về việc bất đồng chính trị giữa các đảng phái đang làm chậm tốc độ thúc đẩy tiến trình hòa bình của đất nước, trong khi UNMIN chỉ còn hơn hai tháng nữa để hoàn thành nhiệm vụ khi sứ mệnh dự kiến kết thúc vào ngày 23/01/2010.
Cùng ngày, Hội đồng Bảo an đã họp nghe Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon báo cáo về tình hình Afghanistan sau chuyến công tác đột xuất hồi đầu tuần đến quốc gia Nam Á này.
Sau cuộc họp kín, Hội đồng Bảo an hối thúc tân Chính phủ Afghanistan cải thiện tình hình an ninh, thúc đẩy đoàn kết dân tộc, chống tham nhũng và triệt phá hoạt động buôn bán ma túy. Hội đồng Bảo an cũng công nhận sự kết thúc của tiến trình bầu cử đầy tranh cãi tại quốc gia Nam Á này, đồng thời cho biết sẽ cộng tác với chính phủ mới của Afghanistan.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Bùi Thế Giang hoan nghênh việc Afghanistan kết thúc quá trình bầu cử Tổng thống, đồng thời nhấn mạnh sự ổn định và an ninh lâu dài ở Afghanistan tùy thuộc vào việc xây dựng một chính phủ có uy tín, năng lực, có khả năng đoàn kết dân tộc, thúc đẩy hòa giải, huy động được sự ủng hộ của người dân và các đảng phái chính trị, và có thể đưa ra những giải pháp toàn diện đối với những thách thức trước mắt, nhất là tăng cường an ninh, nâng cao năng lực quản lý, chống tham nhũng và buôn bán ma túy, cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội, đặc biệt tại các vùng nông thôn.
Đại sứ ủng hộ những biện pháp cấp bách trước mắt, đồng thời đề nghị nghiên cứu triển khai các biện pháp lâu dài nhằm đảm bảo an ninh tốt hơn cho các nhân viên Liên hợp quốc cho dù họ làm việc ở bất cứ địa bàn nào, phù hợp với khả năng tài chính của Liên hợp quốc cũng như trên nguyên tắc quốc gia hữu quan chịu trách nhiệm chính về an ninh cho các nhân viên này. Đại sứ khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, ổn định ở Afghanistan./.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó Đại diện Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hoan nghênh những nỗ lực của các bên trong việc duy trì môi trường an ninh chung, nối lại đối thoại, khởi động lại kế hoạch giải ngũ và tái bố trí cựu quân nhân từ ngày 11/10.
Đại sứ kêu gọi các bên liên quan phát huy tinh thần đối thoại và đồng thuận nhằm phá vỡ tình trạng bế tắc hiện nay, tránh không để ảnh hưởng tới công việc của Chính phủ và Quốc hội Lập hiến, nhất là trong việc soạn thảo Hiến pháp mới. Đại sứ bày tỏ tin tưởng rằng với khát vọng hòa bình và đoàn kết dân tộc, nhân dân Nepal sẽ vượt qua thách thức, thúc đẩy tiến trình hòa bình đi tới.
Đại sứ Bùi Thế Giang ủng hộ đề xuất của Tổng thư ký Liên hợp quốc về tiến hành đánh giá việc thực hiện cam kết của các bên trong tiến trình hòa bình ở Nepal trước khi UNMIN kết thúc sứ mệnh, tạo cơ sở cho Hội đồng Bảo an xem xét quyết định tương lai của UNMIN.
Kêu gọi UNMIN khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có trong khuôn khổ sứ mệnh để hoàn thành các công việc còn lại, Đại sứ cũng bày tỏ ủng hộ cộng đồng quốc tế tiếp tục giúp đỡ Nepal theo đúng yêu cầu của Nepal, đóng góp vào việc xây dựng hòa bình, ổn định và thịnh vượng lâu dài cho nhân dân Nepal.
Tại phiên họp, bà Karin Landgren, Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ tại Nepal, đánh giá tình hình Nepal cơ bản được duy trì ổn định, tuy nhiên bày tỏ quan ngại về việc bất đồng chính trị giữa các đảng phái đang làm chậm tốc độ thúc đẩy tiến trình hòa bình của đất nước, trong khi UNMIN chỉ còn hơn hai tháng nữa để hoàn thành nhiệm vụ khi sứ mệnh dự kiến kết thúc vào ngày 23/01/2010.
Cùng ngày, Hội đồng Bảo an đã họp nghe Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon báo cáo về tình hình Afghanistan sau chuyến công tác đột xuất hồi đầu tuần đến quốc gia Nam Á này.
Sau cuộc họp kín, Hội đồng Bảo an hối thúc tân Chính phủ Afghanistan cải thiện tình hình an ninh, thúc đẩy đoàn kết dân tộc, chống tham nhũng và triệt phá hoạt động buôn bán ma túy. Hội đồng Bảo an cũng công nhận sự kết thúc của tiến trình bầu cử đầy tranh cãi tại quốc gia Nam Á này, đồng thời cho biết sẽ cộng tác với chính phủ mới của Afghanistan.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Bùi Thế Giang hoan nghênh việc Afghanistan kết thúc quá trình bầu cử Tổng thống, đồng thời nhấn mạnh sự ổn định và an ninh lâu dài ở Afghanistan tùy thuộc vào việc xây dựng một chính phủ có uy tín, năng lực, có khả năng đoàn kết dân tộc, thúc đẩy hòa giải, huy động được sự ủng hộ của người dân và các đảng phái chính trị, và có thể đưa ra những giải pháp toàn diện đối với những thách thức trước mắt, nhất là tăng cường an ninh, nâng cao năng lực quản lý, chống tham nhũng và buôn bán ma túy, cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội, đặc biệt tại các vùng nông thôn.
Đại sứ ủng hộ những biện pháp cấp bách trước mắt, đồng thời đề nghị nghiên cứu triển khai các biện pháp lâu dài nhằm đảm bảo an ninh tốt hơn cho các nhân viên Liên hợp quốc cho dù họ làm việc ở bất cứ địa bàn nào, phù hợp với khả năng tài chính của Liên hợp quốc cũng như trên nguyên tắc quốc gia hữu quan chịu trách nhiệm chính về an ninh cho các nhân viên này. Đại sứ khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, ổn định ở Afghanistan./.
(TTXVN/Vietnam+)