Hội nghị quốc tế nhằm tăng cường quan hệ giữa các tỉnh thành kết nghĩa và hữu nghị của sáu nước trong khu vực với tỉnh Ubon Ratchathani, của Thái Lan vừa diễn ra tuần qua tại tỉnh Đông Bắc Thái Lan này.
Đại diện của bốn tỉnh Việt Nam là Quảng Trị, Huế, Quy Nhơn và Kon Tum đã tham dự hội nghị cùng với giới chức, doanh thương hay nhà nghiên cứu đến từ trên 10 tỉnh thành khác của Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
Hội nghị và các cuộc hội thảo, diễn đàn - do chính quyền tỉnh Ubon Ratchathani tổ chức - được xem là cơ hội để các bên hiểu rõ thêm về thế mạnh của nhau, bàn cách khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ hợp tác để cùng nhau phát triển.
Tại hội nghị, Tỉnh trưởng tỉnh Ubon Ratchathani Surapol Saipan nói rằng việc tổ chức sự kiện này là nhằm tạo lập mối quan hệ kết nghĩa, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, du lịch, giáo dục, văn hóa, thể thao, y tế với các tỉnh thành trong khu vực, nhất là Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) - gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc và ASEAN.
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn lời một quan chức thuộc Phòng Thương mại Ubon Ratchathani cho biết tỉnh sẽ khai thác tuyến đường qua cửa khẩu giáp với Lào, kết nối với các địa phương khác ở Lào, Việt Nam và Campuchia để phát triển Ubon thành trung tâm du lịch, thương mại và vận tải của vùng phía Nam miền Đông Bắc Thái Lan.
Để tạo điều kiện cho các đại biểu thảo luận sâu về những lĩnh vực hợp tác cụ thể, ba diễn đàn trong khuôn khổ của hội nghị và hội thảo được tổ chức nhằm bàn về hợp tác kinh doanh, đầu tư và du lịch; giáo dục, văn hóa và thể thao; thuốc men và sức khỏe.
Tại diễn đàn hợp tác kinh doanh và đầu tư, Tham tán Thương mại Nguyễn Thành Hưng trình bày về những cơ hội và thách thức trong đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời nhấn mạnh Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan sẵn sàng làm đầu mối thu xếp các cuộc gặp, trao đổi hợp tác về nhiều mặt giữa các doanh nghiệp hai nước, cung cấp thông tin cập nhật về môi trường kinh doanh ở mỗi nước.
Trong khi đó, giới chức tỉnh Kon Tum đề xuất tạo lập “các trung tâm đầu mối hạt nhân” để đẩy mạnh liên kết, giao thương và hợp tác phát triển du lịch, với Kon Tum là trung tâm đầu mối khu vực Tây Nguyên. Bình Định hoặc Quảng Ngãi có thể sẽ đóng vai trò trung tâm của duyên hải Nam Trung Bộ, Champasak sẽ là đầu mối phía Lào và Ubon là trung tâm bên Thái Lan.
Các bên thường xuyên tổ chức những cuộc gặp luân phiên để thúc đẩy hợp tác, tận dụng cơ hội và khắc phục những vướng mắc nảy sinh.
Trong dịp này, Hội chợ Thương mại ASEAN và Thời trang Isaan (Thời trang Đông Bắc Thái Lan) cũng đã diễn ra với những quầy hàng trưng bày thực phẩm, đồ gia dụng, thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ, thu hút khá đông khách đến tham quan và mua hàng./.
Đại diện của bốn tỉnh Việt Nam là Quảng Trị, Huế, Quy Nhơn và Kon Tum đã tham dự hội nghị cùng với giới chức, doanh thương hay nhà nghiên cứu đến từ trên 10 tỉnh thành khác của Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
Hội nghị và các cuộc hội thảo, diễn đàn - do chính quyền tỉnh Ubon Ratchathani tổ chức - được xem là cơ hội để các bên hiểu rõ thêm về thế mạnh của nhau, bàn cách khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ hợp tác để cùng nhau phát triển.
Tại hội nghị, Tỉnh trưởng tỉnh Ubon Ratchathani Surapol Saipan nói rằng việc tổ chức sự kiện này là nhằm tạo lập mối quan hệ kết nghĩa, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, du lịch, giáo dục, văn hóa, thể thao, y tế với các tỉnh thành trong khu vực, nhất là Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) - gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc và ASEAN.
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn lời một quan chức thuộc Phòng Thương mại Ubon Ratchathani cho biết tỉnh sẽ khai thác tuyến đường qua cửa khẩu giáp với Lào, kết nối với các địa phương khác ở Lào, Việt Nam và Campuchia để phát triển Ubon thành trung tâm du lịch, thương mại và vận tải của vùng phía Nam miền Đông Bắc Thái Lan.
Để tạo điều kiện cho các đại biểu thảo luận sâu về những lĩnh vực hợp tác cụ thể, ba diễn đàn trong khuôn khổ của hội nghị và hội thảo được tổ chức nhằm bàn về hợp tác kinh doanh, đầu tư và du lịch; giáo dục, văn hóa và thể thao; thuốc men và sức khỏe.
Tại diễn đàn hợp tác kinh doanh và đầu tư, Tham tán Thương mại Nguyễn Thành Hưng trình bày về những cơ hội và thách thức trong đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời nhấn mạnh Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan sẵn sàng làm đầu mối thu xếp các cuộc gặp, trao đổi hợp tác về nhiều mặt giữa các doanh nghiệp hai nước, cung cấp thông tin cập nhật về môi trường kinh doanh ở mỗi nước.
Trong khi đó, giới chức tỉnh Kon Tum đề xuất tạo lập “các trung tâm đầu mối hạt nhân” để đẩy mạnh liên kết, giao thương và hợp tác phát triển du lịch, với Kon Tum là trung tâm đầu mối khu vực Tây Nguyên. Bình Định hoặc Quảng Ngãi có thể sẽ đóng vai trò trung tâm của duyên hải Nam Trung Bộ, Champasak sẽ là đầu mối phía Lào và Ubon là trung tâm bên Thái Lan.
Các bên thường xuyên tổ chức những cuộc gặp luân phiên để thúc đẩy hợp tác, tận dụng cơ hội và khắc phục những vướng mắc nảy sinh.
Trong dịp này, Hội chợ Thương mại ASEAN và Thời trang Isaan (Thời trang Đông Bắc Thái Lan) cũng đã diễn ra với những quầy hàng trưng bày thực phẩm, đồ gia dụng, thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ, thu hút khá đông khách đến tham quan và mua hàng./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)