Hội nghị Bộ trưởng Đối thoại hợp tác châu Á (ACD) lần thứ 8 đã được tổ chức tại Colombo, Sri Lanka, từ ngày 14 - 15/10 với sự tham dự của 31 nước thành viên, trong đó 27 nước tham dự ở cấp Bộ, Thứ trưởng.
Được sự ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định Việt Nam là thành viên sáng lập ACD luôn coi trọng hợp tác ACD; đề xuất các nước ACD có các biện pháp và chương trình hành động cụ thể thúc đẩy hợp tác ACD thực chất hơn như đa dạng hóa hình thức hợp tác, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực và tiểu vùng, phát huy vai trò của Nhóm nghiên cứu cao cấp (HLSG) nghiên cứu, đề xuất các biện pháp khả thi thúc đẩy hợp tác ACD, nhất là trong các lĩnh vực các ACD cùng quan tâm như thương mại, đầu tư, du lịch, năng lượng, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh châu Á đang phục hồi tương đối nhanh từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nổi lên là khu vực có tiềm năng dẫn dắt phục hồi kinh tế toàn cầu, với chủ đề “Tinh thần châu Á: Triển vọng phục hồi và phát triển kinh tế toàn cầu”, Hội nghị tập trung thảo luận triển vọng phát triển của châu Á, phương hướng hợp tác ACD và thông qua Tuyên bố Colombo khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác ACD thực chất và hiệu quả hơn.
Hội nghị đánh giá châu Á tuy chịu nhiều tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, song đang phục hồi nhanh và vươn lên khẳng định vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
Hội nghị cho rằng các nước châu Á cần tranh thủ cơ hội kinh tế thế giới có xu hướng chuyển dịch sang châu Á để đẩy mạnh hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực nhằm tăng cường tính gắn kết và tăng trưởng bền vững hơn ở châu Á, đóng góp tích cực vào thúc đẩy cải cách cấu trúc kinh tế-tài chính toàn cầu, phối hợp xử lý các thách thức chung về năng lượng, biến đổi khí hậu.
Hội nghị đánh giá ACD là khuôn khổ hợp tác quan trọng với sự tham gia đông đảo của các nước châu Á, đóng góp tích cực vào củng cố đoàn kết và tiếng nói chung của các nước châu Á trong sự đa dạng về văn hóa, dân tộc và tôn giáo.
Hội nghị nhấn mạnh ACD cần phát huy vai trò gắn kết các khuôn khổ hợp tác khu vực và tiểu vùng ở châu Á nhằm hướng tới xây dựng một cộng đồng châu Á đoàn kết và thịnh vượng.
Trên cơ sở kiểm điểm tiến trình hợp tác trong 20 lĩnh vực hợp tác của ACD, Hội nghị đã thảo luận và đề xuất các biện pháp củng cố cơ chế hợp tác ACD nhằm thúc đẩy tiến trình hợp tác đi vào thực chất và hiệu quả hơn.
Hội nghị nhất trí họp Nhóm điều phối ACD 6 tháng/lần để thúc đẩy việc triển khai các dự án hợp tác; phát huy vai trò của các nước điều phối và Nhóm nghiên cứu cao cấp (HLSG); ưu tiên đẩy mạnh hợp tác thương mại, du lịch, giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, văn hóa-giáo dục..., nhằm tăng cường gắn kết và phát triển kinh tế giữa các nước châu Á.
Nhân dịp dự Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka, gặp Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia và tiếp xúc các Trưởng đoàn của nhiều nước khác bên lề Hội nghị để trao đổi các vấn đề hợp tác song phương./.
Được sự ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định Việt Nam là thành viên sáng lập ACD luôn coi trọng hợp tác ACD; đề xuất các nước ACD có các biện pháp và chương trình hành động cụ thể thúc đẩy hợp tác ACD thực chất hơn như đa dạng hóa hình thức hợp tác, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực và tiểu vùng, phát huy vai trò của Nhóm nghiên cứu cao cấp (HLSG) nghiên cứu, đề xuất các biện pháp khả thi thúc đẩy hợp tác ACD, nhất là trong các lĩnh vực các ACD cùng quan tâm như thương mại, đầu tư, du lịch, năng lượng, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh châu Á đang phục hồi tương đối nhanh từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nổi lên là khu vực có tiềm năng dẫn dắt phục hồi kinh tế toàn cầu, với chủ đề “Tinh thần châu Á: Triển vọng phục hồi và phát triển kinh tế toàn cầu”, Hội nghị tập trung thảo luận triển vọng phát triển của châu Á, phương hướng hợp tác ACD và thông qua Tuyên bố Colombo khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác ACD thực chất và hiệu quả hơn.
Hội nghị đánh giá châu Á tuy chịu nhiều tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, song đang phục hồi nhanh và vươn lên khẳng định vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
Hội nghị cho rằng các nước châu Á cần tranh thủ cơ hội kinh tế thế giới có xu hướng chuyển dịch sang châu Á để đẩy mạnh hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực nhằm tăng cường tính gắn kết và tăng trưởng bền vững hơn ở châu Á, đóng góp tích cực vào thúc đẩy cải cách cấu trúc kinh tế-tài chính toàn cầu, phối hợp xử lý các thách thức chung về năng lượng, biến đổi khí hậu.
Hội nghị đánh giá ACD là khuôn khổ hợp tác quan trọng với sự tham gia đông đảo của các nước châu Á, đóng góp tích cực vào củng cố đoàn kết và tiếng nói chung của các nước châu Á trong sự đa dạng về văn hóa, dân tộc và tôn giáo.
Hội nghị nhấn mạnh ACD cần phát huy vai trò gắn kết các khuôn khổ hợp tác khu vực và tiểu vùng ở châu Á nhằm hướng tới xây dựng một cộng đồng châu Á đoàn kết và thịnh vượng.
Trên cơ sở kiểm điểm tiến trình hợp tác trong 20 lĩnh vực hợp tác của ACD, Hội nghị đã thảo luận và đề xuất các biện pháp củng cố cơ chế hợp tác ACD nhằm thúc đẩy tiến trình hợp tác đi vào thực chất và hiệu quả hơn.
Hội nghị nhất trí họp Nhóm điều phối ACD 6 tháng/lần để thúc đẩy việc triển khai các dự án hợp tác; phát huy vai trò của các nước điều phối và Nhóm nghiên cứu cao cấp (HLSG); ưu tiên đẩy mạnh hợp tác thương mại, du lịch, giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, văn hóa-giáo dục..., nhằm tăng cường gắn kết và phát triển kinh tế giữa các nước châu Á.
Nhân dịp dự Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka, gặp Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia và tiếp xúc các Trưởng đoàn của nhiều nước khác bên lề Hội nghị để trao đổi các vấn đề hợp tác song phương./.
(Vietnam+)