Tại Hội nghị quốc tế phòng, chống ma túy, khu vực nhóm công tác Viễn Đông năm 2012 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong hai ngày 5 và 6/12, phát biểu của đoàn Việt Nam về "Tình hình phòng, chống ma túy tại Việt Nam" đã được đánh giá cao.
Trong những năm qua, Việt Nam luôn tích cực phối hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là các nước khu vực Viễn Đông triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế phòng, chống ma túy. Việt Nam tham gia nhiều hội thảo, hội nghị trao đổi về thực trạng tình hình, phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy và các vấn đề khác có liên quan; tham gia hợp tác song phương và đa phương trong phòng chống tội phạm; tham gia Hiệp hội những người đứng đầu Quốc hội các nước ASEAN về nâng cao vai trò của Quốc hội trong chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy; hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mekong (MOU); hợp tác giữa các cơ quan Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol và Aseanpol...
Hàng năm, Việt Nam đã cử nhiều đoàn công tác gồm các cán bộ thuộc các cơ quan phòng, chống ma túy đến các nước để tham quan, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn nâng cao trình độ phòng, chống ma túy. Việt Nam cũng đã tổ chức một số lớp tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan phòng, chống tội phạm ma túy của nước bạn Lào. Mô hình này sẽ tiếp tục được mở rộng và phát huy trong thời gian tới; tiến hành phối hợp, hỗ trợ trang bị các loại máy móc, phương tiện nghiệp vụ như xây dựng các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về nghiệp vụ phòng, chống ma túy.
Đặc biệt, thời gian tới đây, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an Việt Nam sẽ tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý tại Cửa Lò, tỉnh Nghệ An do DEA và lực lượng đặc nhiệm liên ngành miền Tây Hoa Kỳ tài trợ. Việt Nam cũng đã thường xuyên trao đổi hai chiều các thông tin có liên quan đến tội phạm ma túy giữa các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy của Việt Nam và các nước như Lào, Campuchia, Australia, Mỹ, Trung quốc, Thái Lan, Indonesia...
Trong năm 2012, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp chia sẻ, xác minh 202 thông tin về đối tượng nghi vấn hoạt động phạm tội ma túy. Nhiều thông tin đã giúp cơ quan chức năng các nước đấu tranh triệt phá một số đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn. Mối quan hệ hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy giữa Việt Nam và các nước còn được thể hiện ở sự phối hợp trao đổi thông tin liên quan đến tội phạm ma túy qua kênh sỹ quan liên lạc cũng như qua các Văn phòng liên lạc về ma túy (BLO); phối hợp về lực lượng, trực tiếp xác minh, điều tra, bắt giữ các đối tượng truy nã và tội phạm về ma túy.
Việt Nam là quốc gia nằm gần khu vực "Tam giác vàng" và "Trăng lưỡi liềm vàng" là các trung tâm sản xuất, buôn bán ma tuý lớn trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động tội phạm ma túy ở các khu vực này, hơn nữa, trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động tội phạm về ma túy ở các khu vực khác trên thế giới cũng có ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam.
Đến cuối năm 2012, Việt Nam có khoảng 170.000 người nghiện ma tuý, đây là yêu tố phát sinh nguồn "cầu" ma tuý, hơn nữa lợi dụng triệt để những thuận lợi về vị trí địa lý, các đường dây phạm tội ma túy quốc tế đã và đang tìm cách móc nối với các đối tượng ở trong nước hình thành các đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia để vận chuyển ma túy từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ hoặc đưa đi nước thứ ba. Nguồn ma túy thẩm lậu vào Việt Nam chủ yếu từ khu vực "tam giác vàng;" khu vực có chung đường biên giới phía Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam.
Ngoài ra, một lượng lớn ma túy còn được vận chuyển từ khu vực Tây Phi, Tây Á, Mỹ Latinh về Việt Nam bằng đường không, đường biển, đường bưu điện, nhưng phần lớn chỉ quá cảnh rồi tiếp tục vận chuyển đi quốc gia thứ ba tiêu thụ.
Thời gian gần đây, xu hướng mua bán, sử dụng ma tuý tổng hợp nhất là ma tuý tổng hợp dạng "đá" tăng nhanh. Việt Nam đã phát hiện, triệt phá kịp thời một số ổ nhóm tổ chức điều chế, sản xuất ma tuý tổng hợp trong nội địa với phương pháp thủ công và quy mô nhỏ lẻ, sản lượng ít, chất lượng thấp. Tội phạm ma tuý có yếu tố nước ngoài tiếp tục phức tạp, nhất là các đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý qua đường hàng không.
Những năm qua, do có sự chủ động trong việc nắm tình hình và tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch phối hợp phòng, chống tội phạm ma túy nên việc phát hiện, bắt giữ, điều tra xử lý tội phạm ma túy của các cơ quan chức năng Việt Nam đạt được kết quả nhất định. Năm 2012, các cơ quan hành pháp của Việt Nam phát hiện, bắt gần 20.000 vụ, với gần 30.000 đối tượng tội phạm về ma túy./.
Trong những năm qua, Việt Nam luôn tích cực phối hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là các nước khu vực Viễn Đông triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế phòng, chống ma túy. Việt Nam tham gia nhiều hội thảo, hội nghị trao đổi về thực trạng tình hình, phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy và các vấn đề khác có liên quan; tham gia hợp tác song phương và đa phương trong phòng chống tội phạm; tham gia Hiệp hội những người đứng đầu Quốc hội các nước ASEAN về nâng cao vai trò của Quốc hội trong chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy; hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mekong (MOU); hợp tác giữa các cơ quan Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol và Aseanpol...
Hàng năm, Việt Nam đã cử nhiều đoàn công tác gồm các cán bộ thuộc các cơ quan phòng, chống ma túy đến các nước để tham quan, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn nâng cao trình độ phòng, chống ma túy. Việt Nam cũng đã tổ chức một số lớp tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan phòng, chống tội phạm ma túy của nước bạn Lào. Mô hình này sẽ tiếp tục được mở rộng và phát huy trong thời gian tới; tiến hành phối hợp, hỗ trợ trang bị các loại máy móc, phương tiện nghiệp vụ như xây dựng các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về nghiệp vụ phòng, chống ma túy.
Đặc biệt, thời gian tới đây, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an Việt Nam sẽ tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý tại Cửa Lò, tỉnh Nghệ An do DEA và lực lượng đặc nhiệm liên ngành miền Tây Hoa Kỳ tài trợ. Việt Nam cũng đã thường xuyên trao đổi hai chiều các thông tin có liên quan đến tội phạm ma túy giữa các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy của Việt Nam và các nước như Lào, Campuchia, Australia, Mỹ, Trung quốc, Thái Lan, Indonesia...
Trong năm 2012, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp chia sẻ, xác minh 202 thông tin về đối tượng nghi vấn hoạt động phạm tội ma túy. Nhiều thông tin đã giúp cơ quan chức năng các nước đấu tranh triệt phá một số đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn. Mối quan hệ hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy giữa Việt Nam và các nước còn được thể hiện ở sự phối hợp trao đổi thông tin liên quan đến tội phạm ma túy qua kênh sỹ quan liên lạc cũng như qua các Văn phòng liên lạc về ma túy (BLO); phối hợp về lực lượng, trực tiếp xác minh, điều tra, bắt giữ các đối tượng truy nã và tội phạm về ma túy.
Việt Nam là quốc gia nằm gần khu vực "Tam giác vàng" và "Trăng lưỡi liềm vàng" là các trung tâm sản xuất, buôn bán ma tuý lớn trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động tội phạm ma túy ở các khu vực này, hơn nữa, trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động tội phạm về ma túy ở các khu vực khác trên thế giới cũng có ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam.
Đến cuối năm 2012, Việt Nam có khoảng 170.000 người nghiện ma tuý, đây là yêu tố phát sinh nguồn "cầu" ma tuý, hơn nữa lợi dụng triệt để những thuận lợi về vị trí địa lý, các đường dây phạm tội ma túy quốc tế đã và đang tìm cách móc nối với các đối tượng ở trong nước hình thành các đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia để vận chuyển ma túy từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ hoặc đưa đi nước thứ ba. Nguồn ma túy thẩm lậu vào Việt Nam chủ yếu từ khu vực "tam giác vàng;" khu vực có chung đường biên giới phía Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam.
Ngoài ra, một lượng lớn ma túy còn được vận chuyển từ khu vực Tây Phi, Tây Á, Mỹ Latinh về Việt Nam bằng đường không, đường biển, đường bưu điện, nhưng phần lớn chỉ quá cảnh rồi tiếp tục vận chuyển đi quốc gia thứ ba tiêu thụ.
Thời gian gần đây, xu hướng mua bán, sử dụng ma tuý tổng hợp nhất là ma tuý tổng hợp dạng "đá" tăng nhanh. Việt Nam đã phát hiện, triệt phá kịp thời một số ổ nhóm tổ chức điều chế, sản xuất ma tuý tổng hợp trong nội địa với phương pháp thủ công và quy mô nhỏ lẻ, sản lượng ít, chất lượng thấp. Tội phạm ma tuý có yếu tố nước ngoài tiếp tục phức tạp, nhất là các đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý qua đường hàng không.
Những năm qua, do có sự chủ động trong việc nắm tình hình và tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch phối hợp phòng, chống tội phạm ma túy nên việc phát hiện, bắt giữ, điều tra xử lý tội phạm ma túy của các cơ quan chức năng Việt Nam đạt được kết quả nhất định. Năm 2012, các cơ quan hành pháp của Việt Nam phát hiện, bắt gần 20.000 vụ, với gần 30.000 đối tượng tội phạm về ma túy./.
Văn Sơn (TTXVN)