Tối ngày 28/11, hiện tượng thiên nhiên nguyệt thực nửa tối sẽ diễn ra trên bầu trời trong khoảng thời gian 4 giờ 37 phút. Người yêu thiên văn trên toàn lãnh thổ Việt Nam có thể quan sát hiện tượng này.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho hay, nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào nón bóng tối của Trái Đất tạo thành do ánh sáng Mặt Trời. Nguyệt thực toàn phần hay một phần là khi toàn bộ hay một phần của Mặt Trăng đi vào phần bóng tối hoàn toàn, trở nên tối và đỏ sẫm.
Trong khi đó, nguyệt thực nửa tối là hiện tượng khi Mặt Trăng chỉ đi vào vùng bóng nửa tối và tối lại, chuyển sang màu đỏ nhưng nhạt hơn so với nguyệt thực toàn phần hoặc một phần.
“Nguyệt thực nửa tối là một hiện tượng thú vị, nhất là với người quan sát có sự hỗ trợ của ống nhòm hay kính thiên văn, vì họ có thể quan sát rõ hơn bề mặt Mặt Trăng so với ngày thường,” anh Sơn nói.
Cũng theo anh Sơn, hiện tượng nguyệt thực nửa tối diễn ra tối ngày 28/11 kéo dài tới 4 giờ 37 phút và ở Việt Nam có thể theo dõi trọn vẹn hiện tượng này. Song, khoảng thời gian lý tưởng nhất để quan sát nguyệt thực nửa tối kéo dài khoảng 1 giờ (từ 21 giờ tới 22 giờ, theo giờ Việt Nam). Thời điểm cực đại của nguyệt thực sẽ rơi vào 21 giờ 33 phút. Vào giờ này Mặt Trăng đang mọc cao khoảng hơn 50 độ trên bầu trời phía Đông.
Để quan sát nguyệt thực, nếu không có các dụng cụ như ống nhòm, kính thiên văn người yêu thiên văn chỉ cần dùng mắt thường. Địa điểm lý tưởng cho người xem là các khu vực ít nhà cao tầng, ít ánh sáng nhân tạo và tránh xa những khu vực nhiều khói và bụi.
Tuy nhiên, cũng giống như mưa sao băng, trong điều kiện thời tiết mây mù, người yêu thiên văn sẽ rất khó hoặc không thể theo dõi hiện tượng thiên nhiên trên./.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho hay, nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào nón bóng tối của Trái Đất tạo thành do ánh sáng Mặt Trời. Nguyệt thực toàn phần hay một phần là khi toàn bộ hay một phần của Mặt Trăng đi vào phần bóng tối hoàn toàn, trở nên tối và đỏ sẫm.
Trong khi đó, nguyệt thực nửa tối là hiện tượng khi Mặt Trăng chỉ đi vào vùng bóng nửa tối và tối lại, chuyển sang màu đỏ nhưng nhạt hơn so với nguyệt thực toàn phần hoặc một phần.
“Nguyệt thực nửa tối là một hiện tượng thú vị, nhất là với người quan sát có sự hỗ trợ của ống nhòm hay kính thiên văn, vì họ có thể quan sát rõ hơn bề mặt Mặt Trăng so với ngày thường,” anh Sơn nói.
Cũng theo anh Sơn, hiện tượng nguyệt thực nửa tối diễn ra tối ngày 28/11 kéo dài tới 4 giờ 37 phút và ở Việt Nam có thể theo dõi trọn vẹn hiện tượng này. Song, khoảng thời gian lý tưởng nhất để quan sát nguyệt thực nửa tối kéo dài khoảng 1 giờ (từ 21 giờ tới 22 giờ, theo giờ Việt Nam). Thời điểm cực đại của nguyệt thực sẽ rơi vào 21 giờ 33 phút. Vào giờ này Mặt Trăng đang mọc cao khoảng hơn 50 độ trên bầu trời phía Đông.
Để quan sát nguyệt thực, nếu không có các dụng cụ như ống nhòm, kính thiên văn người yêu thiên văn chỉ cần dùng mắt thường. Địa điểm lý tưởng cho người xem là các khu vực ít nhà cao tầng, ít ánh sáng nhân tạo và tránh xa những khu vực nhiều khói và bụi.
Tuy nhiên, cũng giống như mưa sao băng, trong điều kiện thời tiết mây mù, người yêu thiên văn sẽ rất khó hoặc không thể theo dõi hiện tượng thiên nhiên trên./.
Trung Hiền (Vietnam+)