Ngày 15/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo tại Cairo về tăng cường hợp tác thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam-Ai Cập.
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Diệp Kính Tần và Thứ trưởng Bộ Hợp tác quốc tế Ai Cập Nabil Hamid Hassan cùng gần 100 doanh nghiệp Ai Cập và Việt Nam.
Hội thảo là cơ hội giới thiệu tiềm năng buôn bán các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam với các nhà nhập khẩu Ai Cập, đồng thời thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai bên.
Kể từ khi vào thị trường Ai Cập năm 2005, hàng thủy sản Việt Nam đã tăng mạnh cả về số lượng và giá trị, từ 1,3 tấn trị giá 4,4 triệu USD năm 2006 lên 6,9 tấn trị giá 20,4 triệu USD năm 2007 và đạt giá trị hơn 63 triệu USD vào năm 2008.
Tính từ đầu năm tới tháng 8/2009, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ai Cập đạt 33 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị các sản phẩm nông lâm như cao su, chè, hạt điều... của Việt Nam xuất sang thị trường Ai Cập vẫn ở mức thấp.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Diệp Kính Tần cho biết, hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Bắc Phi thị phần vẫn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của cả hai bên.
Ông đánh giá Ai Cập là một thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân, mức thu nhập vừa phải nên phù hợp với đối tượng sản phẩm của Việt Nam. Thị trường này còn đóng vai trò quan trọng là cửa ngõ đưa hàng Việt Nam vào thị trường Trung Đông và châu Phi.
Thứ trưởng Diệp Kính Tần nhấn mạnh hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có cả những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao như Mỹ, châu Âu. Đoàn cũng đã mời phía bạn sang Việt Nam để hiểu thêm về công tác quản lý, chất lượng và công nghệ của ngành thủy sản Việt Nam, từ đó mở rộng hợp tác và kêu gọi đầu tư.
Phía Ai Cập đề xuất Việt Nam hỗ trợ về nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo và đưa chuyên gia về phát triển nguồn thủy sản sang Ai Cập. Ai Cập còn đề nghị Việt Nam tăng cường hợp tác đầu tư chế biến nông lâm thủy sản tại nước này.
Hiện Ai Cập vẫn áp dụng chế độ hạn ngạch, do đó việc liên doanh giữa hai bên sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua rào cản này.
Sáng cùng ngày, đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng cục thủy sản Ai Cập để bàn về khả năng tăng cường hợp tác và khẳng định vấn đề chất lượng của hàng thủy sản Việt Nam, nhất là cá basa./.
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Diệp Kính Tần và Thứ trưởng Bộ Hợp tác quốc tế Ai Cập Nabil Hamid Hassan cùng gần 100 doanh nghiệp Ai Cập và Việt Nam.
Hội thảo là cơ hội giới thiệu tiềm năng buôn bán các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam với các nhà nhập khẩu Ai Cập, đồng thời thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai bên.
Kể từ khi vào thị trường Ai Cập năm 2005, hàng thủy sản Việt Nam đã tăng mạnh cả về số lượng và giá trị, từ 1,3 tấn trị giá 4,4 triệu USD năm 2006 lên 6,9 tấn trị giá 20,4 triệu USD năm 2007 và đạt giá trị hơn 63 triệu USD vào năm 2008.
Tính từ đầu năm tới tháng 8/2009, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ai Cập đạt 33 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị các sản phẩm nông lâm như cao su, chè, hạt điều... của Việt Nam xuất sang thị trường Ai Cập vẫn ở mức thấp.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Diệp Kính Tần cho biết, hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Bắc Phi thị phần vẫn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của cả hai bên.
Ông đánh giá Ai Cập là một thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân, mức thu nhập vừa phải nên phù hợp với đối tượng sản phẩm của Việt Nam. Thị trường này còn đóng vai trò quan trọng là cửa ngõ đưa hàng Việt Nam vào thị trường Trung Đông và châu Phi.
Thứ trưởng Diệp Kính Tần nhấn mạnh hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có cả những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao như Mỹ, châu Âu. Đoàn cũng đã mời phía bạn sang Việt Nam để hiểu thêm về công tác quản lý, chất lượng và công nghệ của ngành thủy sản Việt Nam, từ đó mở rộng hợp tác và kêu gọi đầu tư.
Phía Ai Cập đề xuất Việt Nam hỗ trợ về nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo và đưa chuyên gia về phát triển nguồn thủy sản sang Ai Cập. Ai Cập còn đề nghị Việt Nam tăng cường hợp tác đầu tư chế biến nông lâm thủy sản tại nước này.
Hiện Ai Cập vẫn áp dụng chế độ hạn ngạch, do đó việc liên doanh giữa hai bên sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua rào cản này.
Sáng cùng ngày, đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng cục thủy sản Ai Cập để bàn về khả năng tăng cường hợp tác và khẳng định vấn đề chất lượng của hàng thủy sản Việt Nam, nhất là cá basa./.
(TTXVN/Vietnam+)