Từ ngày 25-28/6, đoàn công tác do đặc phái viên của Thủ tướng, Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng đã có các cuộc tiếp xúc và làm việc với Thủ tướng Ai Cập Essam Sharaf, các bộ như ngoại giao, nông nghiệp, dầu khí, hợp tác quốc tế và lãnh đạo cùng các doanh nghiệp tỉnh Suez, nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước, nhất là quan hệ kinh tế và thương mại.
Tại các cuộc tiếp xúc, các đại diện phía chủ nhà đã đánh giá cao việc đoàn Việt Nam đến thăm Ai Cập trong bối cảnh nước này vừa trải qua những thay đổi lớn về chính trị và xã hội; nêu rõ Ai Cập cần sự ủng hộ về tinh thần, chính trị và kinh tế từ phía Việt Nam và mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực.
Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, Ai Cập cần thu hút đầu tư, thiết lập các quan hệ đối tác và hợp tác kinh tế với các nước bè bạn. Phía Ai Cập đề nghị Việt Nam tạo điều kiện cho hàng hóa và doanh nghiệp Ai Cập vào thị trường Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực dược phẩm.
Ai Cập cũng kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Ai Cập, và mong muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển ngành thủy sản.
Chia sẻ tình hình khó khăn hiện nay của Ai Cập, Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng khẳng định coi trọng mối quan hệ với Ai Cập và mong muốn mở ra một chương mới giữa hai nước. Việt Nam hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Ai Cập và mong muốn củng cố mối quan hệ sẵn có cũng như mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác trong tương lai.
Ông đánh giá cao chiến lược mới của Ai Cập trong quan hệ với Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Ai Cập; sẵn sàng hợp tác với Ai Cập trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, dầu khí và viễn thông.
Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng đề nghị Ai Cập tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại nước này nhằm thúc đẩy quan hệ chiến lược giữa hai nước. Khẳng định vai trò cầu nối quan trọng của Ai Cập giữa Việt Nam với châu Phi, ông nhấn mạnh Ai Cập là đối tác ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong chính sách đối với châu Phi.
Tại các cuộc gặp, hai bên đều mong muốn duy trì và củng cố mối quan hệ quan hệ hiện nay, tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, nhất trí rằng quan hệ thương mại hiện chưa tương xứng với quan hệ chính trị giữa hai nước. Hai bên đặt mục tiêu nâng kim ngạch buôn bán hai chiều lên 500 triệu USD, thậm chí 1 tỷ USD, so với con số khiêm tốn khoảng 160 triệu USD hiện nay./.
Tại các cuộc tiếp xúc, các đại diện phía chủ nhà đã đánh giá cao việc đoàn Việt Nam đến thăm Ai Cập trong bối cảnh nước này vừa trải qua những thay đổi lớn về chính trị và xã hội; nêu rõ Ai Cập cần sự ủng hộ về tinh thần, chính trị và kinh tế từ phía Việt Nam và mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực.
Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, Ai Cập cần thu hút đầu tư, thiết lập các quan hệ đối tác và hợp tác kinh tế với các nước bè bạn. Phía Ai Cập đề nghị Việt Nam tạo điều kiện cho hàng hóa và doanh nghiệp Ai Cập vào thị trường Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực dược phẩm.
Ai Cập cũng kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Ai Cập, và mong muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển ngành thủy sản.
Chia sẻ tình hình khó khăn hiện nay của Ai Cập, Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng khẳng định coi trọng mối quan hệ với Ai Cập và mong muốn mở ra một chương mới giữa hai nước. Việt Nam hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Ai Cập và mong muốn củng cố mối quan hệ sẵn có cũng như mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác trong tương lai.
Ông đánh giá cao chiến lược mới của Ai Cập trong quan hệ với Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Ai Cập; sẵn sàng hợp tác với Ai Cập trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, dầu khí và viễn thông.
Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng đề nghị Ai Cập tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại nước này nhằm thúc đẩy quan hệ chiến lược giữa hai nước. Khẳng định vai trò cầu nối quan trọng của Ai Cập giữa Việt Nam với châu Phi, ông nhấn mạnh Ai Cập là đối tác ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong chính sách đối với châu Phi.
Tại các cuộc gặp, hai bên đều mong muốn duy trì và củng cố mối quan hệ quan hệ hiện nay, tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, nhất trí rằng quan hệ thương mại hiện chưa tương xứng với quan hệ chính trị giữa hai nước. Hai bên đặt mục tiêu nâng kim ngạch buôn bán hai chiều lên 500 triệu USD, thậm chí 1 tỷ USD, so với con số khiêm tốn khoảng 160 triệu USD hiện nay./.
(TTXVN/Vietnam+)