Ngày 13/4, một nhóm các chuyên gia y tế và thú y Trung Quốc cho biết nhiều khả năng loại virus cúm gia cầm gây chết người H7N9 đang bùng phát tại nước này bị phát tán bởi các loài chim di trú.
Đó là kết luận được đưa ra tại cuộc họp do Tổng cục Lâm nghiệp Trung Quốc tổ chức có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đến từ Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dịch Trung Quốc, Học viện Quân y, Học viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Chiết Giang, Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc và Học viện Lâm nghiệp Trung Quốc.
Các chuyên gia đã kết luận chủng virus H7N9 có liên hệ gần gũi với các loài chim di trú Á-Âu, song khả năng truyền virus từ các loài chim sang người là khó có thể xảy ra. Vì vậy, virus H7N9 có thể được phát tán thông qua một vật chủ trung gian, mà nhiều khả năng là các loài gia cầm và chim nuôi ở miền Đông Trung Quốc. Theo các chuyên gia, virus H7N9 đã hoàn thành quá trình chuyển hóa và ủ bệnh trong cơ thể vật chủ trung gian, vì vậy rất khó để phát hiện virus ở giai đoạn đầu.
Cùng ngày, chính quyền tỉnh Giang Tây ở miền Đông Trung Quốc công bố kết quả xét nghiệm cho thấy không có virus H7N9 trong số gia cầm chết mới phát hiện được thả trôi trên một con sông ở tỉnh này.
Trước đó, giới chức địa phương đã phát hiện và đem đi tiêu hủy xác của khoảng 120 con gà chết được bọc trong hàng chục bao tải thả xuống một con sông tại huyện Nguyệt Hồ, thuộc thành phố Ưng Đàm. Các mẫu xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với virus H7N9.
[Thượng Hải: Thêm một bệnh nhân tử vong vì H7N9]
Trong khi đó, tình hình lây lan của virus H7N9 ngày càng nghiêm trọng khi chính quyền một số tỉnh thành phố của Trung Quốc tiếp tục ghi nhận có thêm các ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp nhiễm virút H7N9 ở nước này lên 49 người.
Ca nhiễm mới nhất được phát hiện tại thành phố Thượng Hải là một người đàn ông 56 tuổi. Bệnh nhân này có vợ bị nhiễm virus H7N9 và đã tử vong hôm 3/4 vừa qua. Giới chức y tế Thượng Hải cho biết chưa có bằng chứng về việc bệnh nhân này lây virus từ vợ.
Tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc cũng vừa ghi nhận 2 ca nhiễm mới trong ngày 13/4, gồm một bệnh nhân nữ 77 tuổi và một bệnh nam 72 tuổi đều đến từ huyện Trường Thục. Cả hai bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng nguy kịch và đang được điều trị tích cực tại các bệnh viện ở Nam Kinh và Tô Châu. Một trường hợp khác cũng được ghi nhận tại Chiết Giang, một tỉnh ở miền Đông. Tổng số ca tử vong vì virus này tại Trung Quốc đến nay là 11 người./.
Đó là kết luận được đưa ra tại cuộc họp do Tổng cục Lâm nghiệp Trung Quốc tổ chức có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đến từ Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dịch Trung Quốc, Học viện Quân y, Học viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Chiết Giang, Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc và Học viện Lâm nghiệp Trung Quốc.
Các chuyên gia đã kết luận chủng virus H7N9 có liên hệ gần gũi với các loài chim di trú Á-Âu, song khả năng truyền virus từ các loài chim sang người là khó có thể xảy ra. Vì vậy, virus H7N9 có thể được phát tán thông qua một vật chủ trung gian, mà nhiều khả năng là các loài gia cầm và chim nuôi ở miền Đông Trung Quốc. Theo các chuyên gia, virus H7N9 đã hoàn thành quá trình chuyển hóa và ủ bệnh trong cơ thể vật chủ trung gian, vì vậy rất khó để phát hiện virus ở giai đoạn đầu.
Cùng ngày, chính quyền tỉnh Giang Tây ở miền Đông Trung Quốc công bố kết quả xét nghiệm cho thấy không có virus H7N9 trong số gia cầm chết mới phát hiện được thả trôi trên một con sông ở tỉnh này.
Trước đó, giới chức địa phương đã phát hiện và đem đi tiêu hủy xác của khoảng 120 con gà chết được bọc trong hàng chục bao tải thả xuống một con sông tại huyện Nguyệt Hồ, thuộc thành phố Ưng Đàm. Các mẫu xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với virus H7N9.
[Thượng Hải: Thêm một bệnh nhân tử vong vì H7N9]
Trong khi đó, tình hình lây lan của virus H7N9 ngày càng nghiêm trọng khi chính quyền một số tỉnh thành phố của Trung Quốc tiếp tục ghi nhận có thêm các ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp nhiễm virút H7N9 ở nước này lên 49 người.
Ca nhiễm mới nhất được phát hiện tại thành phố Thượng Hải là một người đàn ông 56 tuổi. Bệnh nhân này có vợ bị nhiễm virus H7N9 và đã tử vong hôm 3/4 vừa qua. Giới chức y tế Thượng Hải cho biết chưa có bằng chứng về việc bệnh nhân này lây virus từ vợ.
Tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc cũng vừa ghi nhận 2 ca nhiễm mới trong ngày 13/4, gồm một bệnh nhân nữ 77 tuổi và một bệnh nam 72 tuổi đều đến từ huyện Trường Thục. Cả hai bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng nguy kịch và đang được điều trị tích cực tại các bệnh viện ở Nam Kinh và Tô Châu. Một trường hợp khác cũng được ghi nhận tại Chiết Giang, một tỉnh ở miền Đông. Tổng số ca tử vong vì virus này tại Trung Quốc đến nay là 11 người./.
(TTXVN)