Có một số loại virus từng gây ra các đại dịch trên thế giới đã tự động biến mất, mà gần đây nhất là virus gây Hội chứng suy hô hấp cấp nặng SARS từng khiến thế giới lâm vào tình trạng báo động.
SARS được phát hiện đầu tiên vào ngày 10/2/2003 sau khi văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận được một email mô tả về “căn bệnh truyền nhiễm lạ” đã cướp đi sinh mạng của 100 người trong vòng 1 tuần.
Theo các báo cáo của giới chức y tế, những trường hợp nhiễm SARS sớm nhất xuất hiện tại tỉnh Quảng Đông, một tỉnh ven biển phía Đông Nam Trung Quốc nổi tiếng với nhiều nhà hàng phục vụ các loại món ăn chế biến từ các loài động vật hoang dã.
Sau đó, giới khoa học cũng đã xác định nguồn gốc của virus cùng họ với SARS-CoV-2 này từ cầy hương cũng như khả năng lây nhiễm của loại virus này từ động vật sang người.
Sau 2 năm, SARS lây nhiễm cho ít nhất 8.096 người, trong đó có 774 người đã tử vong.
Về bản chất, SARS là một loại virus RNA, có nghĩa là loại virus có thể phát phát triển nhanh chóng và lây lan qua các giọt bắn từ đường hô hấp.
[Các nhà nghiên cứu bắt đầu thu thập dữ liệu về "Long COVID"]
Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia lo ngại virus này có thể gây ra hậu họa ngang với cuộc khủng hoảng HIV/AIDS, hoặc thậm chí là đại dịch cúm năm 1918, vốn đã lây nhiễm cho 1/3 dân số thế giới và cướp đi sinh mạng của 50 triệu người vào thời điểm đó.
May mắn, virus SARS đã đột ngột biến mất như khi xuất hiện. Tháng 1/2004, chỉ có một số ít trường hợp mắc bệnh SARS và đến cuối tháng đó, ca nhiễm tự nhiên sau cùng đã được công bố.
Theo Sarah Cobey, một nhà dịch tễ học tại Đại học Chicago, sự biến mất của SARS đã là do chính bản chất kỳ quặc của virus này cùng với yếu tố truy vết tiếp xúc virus.
Một người nhiễm SARS thường có triệu chứng đi kèm khá nặng và loại virus này có thể khả năng gây tử vong cao ở mức đáng kinh ngạc, cứ 5 ca mắc có 1 ca tử vong.
Điều này giúp cho việc xác định người nhiễm và cách ly người bệnh khá dễ dàng.
Điều đáng nói là SARS không có nguy cơ lây lan rộng từ những người không có triệu chứng và người nhiễm SARS có thời gian ủ bệnh tương đối lâu trước khi virus này có khả năng truyền nhiễm.
Nhờ đó, cơ quan chức năng có thể nhanh chóng xác định được người nhiễm bệnh trước khi họ có thể truyền virus cho người khác.
Theo nhà dịch tễ học Cobey, việc SARS "tuyệt chủng" một phần nhờ cách thức ứng phó nhanh chóng của các nước có dịch.
Ngoài SASR, còn có 2 loại virus "tuyệt chủng" khác là virus gây bệnh đậu mùa và virus gây bệnh tả ở gia súc.
Trên thực tế, cuộc chiến chống lại các loại virus này đã thắng lợi nhờ sử dụng vaccine giống như cách thế giới loại bỏ bệnh bại liệt.
Các ca bệnh đã giảm 99% kể từ những năm 1980 - và cuối cùng có thể là bệnh sởi, mặc dù gần đây những nỗ lực diệt bệnh sởi đã bị cản trở bởi xung đột, làn sóng bài vaccine và dịch COVID-19./.