Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, việc sản xuất công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp ôtô xe máy trên địa bàn tỉnh đang gặp hàng loạt khó khăn do sản xuất, tiêu thụ chậm.
Rất nhiều kho bãi của các nhà máy sản xuất ôtô, xe máy ngập tràn xe, kể cả các đại lý trong và ngoài tỉnh. Qua khảo sát của các ngành chức năng, hàng hóa, sản phẩm tồn đọng khá lớn.
Tính đến hết tháng 8, lượng xe ôtô tồn kho là 3.500 chiếc; trong đó xe ôtô Toyota tồn 3.000 chiếc, ôtô Honda tồn 500 chiếc. Đặc biệt xe máy của Honda tồn tới 70.000 chiếc.
Ngành công nghiệp ôtô, xe máy là thế mạnh của tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng hóa sản phẩm này tiêu thụ chậm, đồng nghĩa với việc giảm nguồn thu ngân sách.
Ước tính 9 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách của tỉnh Vĩnh phúc đạt 8.851 tỷ đồng, giảm 26,8% so với cùng kỳ, đạt 48,6% so với dự toán Hội đồng Nhân dân giao đầu năm.
Đến hết tháng 9, trên địa bàn tỉnh có 292 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 46,3 tổng số dự án đầu tư. Còn lại 339 dự án đang triển khai xây dựng, san nền…
Tuy vậy, tỉnh phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động đầu tư 9 dự án có vốn đầu tư trong nước và xóa tên 4 dự án vốn đầu tư nước ngoài.
Ngành công nghiệp sản xuất ôtô, xe máy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gặp khó khăn do thị trường xe máy sắp đến ngưỡng bão hòa.
Thời gian qua, Nhà nước có chủ trương tạm dừng mua sắm ôtô khối cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp khó khăn về tài chính, thông tin về thu các loại phí khiến nhiều người ngần ngại khi mua sắm ôtô…
Vĩnh Phúc đã và đang tìm các giải pháp, tạo cơ chế thuận lợi trong khuôn khổ cho phép để giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Tuy vậy, vẫn chưa có một cơ chế, giải pháp nào mang tính quyết định, đột phá.
Cũng theo giới chuyên môn nhận định, thăm dò thấy rằng phần đông người tiêu dùng đang nghe ngóng, mong chờ sự giảm giá, sự khuyến mại sản phẩm của các nhà máy.
Khi giá cả sản phẩm xuống mức hợp lý, việc tiêu thụ chắc chắn sẽ không rơi vào tình cảnh ảm đạm như hiện nay /.
Rất nhiều kho bãi của các nhà máy sản xuất ôtô, xe máy ngập tràn xe, kể cả các đại lý trong và ngoài tỉnh. Qua khảo sát của các ngành chức năng, hàng hóa, sản phẩm tồn đọng khá lớn.
Tính đến hết tháng 8, lượng xe ôtô tồn kho là 3.500 chiếc; trong đó xe ôtô Toyota tồn 3.000 chiếc, ôtô Honda tồn 500 chiếc. Đặc biệt xe máy của Honda tồn tới 70.000 chiếc.
Ngành công nghiệp ôtô, xe máy là thế mạnh của tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng hóa sản phẩm này tiêu thụ chậm, đồng nghĩa với việc giảm nguồn thu ngân sách.
Ước tính 9 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách của tỉnh Vĩnh phúc đạt 8.851 tỷ đồng, giảm 26,8% so với cùng kỳ, đạt 48,6% so với dự toán Hội đồng Nhân dân giao đầu năm.
Đến hết tháng 9, trên địa bàn tỉnh có 292 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 46,3 tổng số dự án đầu tư. Còn lại 339 dự án đang triển khai xây dựng, san nền…
Tuy vậy, tỉnh phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động đầu tư 9 dự án có vốn đầu tư trong nước và xóa tên 4 dự án vốn đầu tư nước ngoài.
Ngành công nghiệp sản xuất ôtô, xe máy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gặp khó khăn do thị trường xe máy sắp đến ngưỡng bão hòa.
Thời gian qua, Nhà nước có chủ trương tạm dừng mua sắm ôtô khối cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp khó khăn về tài chính, thông tin về thu các loại phí khiến nhiều người ngần ngại khi mua sắm ôtô…
Vĩnh Phúc đã và đang tìm các giải pháp, tạo cơ chế thuận lợi trong khuôn khổ cho phép để giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Tuy vậy, vẫn chưa có một cơ chế, giải pháp nào mang tính quyết định, đột phá.
Cũng theo giới chuyên môn nhận định, thăm dò thấy rằng phần đông người tiêu dùng đang nghe ngóng, mong chờ sự giảm giá, sự khuyến mại sản phẩm của các nhà máy.
Khi giá cả sản phẩm xuống mức hợp lý, việc tiêu thụ chắc chắn sẽ không rơi vào tình cảnh ảm đạm như hiện nay /.
Nguyễn Trọng Lịch (TTXVN)