Liên tiếp những tháng gần đây, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thường xuyên thông báo tuyển lao động, nhưng với số lượng ngày càng giảm dần.
Số lao động tìm được việc làm ổn định thực sự cũng chiếm một tỷ lệ quá thấp so với số lượng mà các doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng.
Điển hình như phiên giao dịch việc làm lần thứ 53 do Trung tâm giới thiệu việc làm (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) Vĩnh Phúc tổ chức trong tháng 1/2012 có 15 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng 258 người. Nhưng số lao động đến tham gia sàn giao dịch việc làm có 95 người; số qua sơ tuyển và tuyển dụng chỉ có 58 người.
Các phiên giao dịch việc làm trong nhiều tháng của năm 2011 cũng cho thấy lao động đạt qua vòng sơ tuyển và được tuyển chỉ chiếm trên dưới 10% so với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp thông báo tuyển dụng cùng thời điểm.
Việc tuyển dụng lao động cũng như tìm kiếm việc làm phù hợp hiện nay chưa thoát khỏi khó khăn, do nhiều doanh nghiệp không mở rộng được sản xuất, nhất là các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp, các loại hình dịch vụ hiện tại không hề nhỏ bé, nhưng người sử dụng lao động và người lao động chưa gặp được nhau vì nhiều lý do.
Có một thực tế đáng quan tâm là đội ngũ cán bộ ở Trung tâm giới thiệu việc làm thiếu cả về số lượng và sự chuyên nghiệp, công tác phân tích thông tin thị trường lao động còn nhiều hạn chế, chưa có đánh giá sâu về thị trường lao động tại địa phương.
Đối với lao động phổ thông - một lực lượng lao động đông đảo nhất, việc tuyển chọn như thời gian vài năm qua chủ yếu dựa vào vài ba câu phỏng vấn hoặc xem hình thức bề ngoài của người đi tìm việc để quyết định có tuyển họ vào doanh nghiệp làm việc hay không, là chưa đúng, chưa đủ.
Công tác tuyên truyền về việc làm cần được quan tâm thường xuyên bằng nhiều hình thức như quảng cáo trên báo, đài truyền hình, tờ rơi, băngrôn và thông báo trực tiếp đến tất cả các xã, phường nhằm phổ biến rộng rãi và thu hút được rất nhiều thanh niên là rất cần thiết./.
Số lao động tìm được việc làm ổn định thực sự cũng chiếm một tỷ lệ quá thấp so với số lượng mà các doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng.
Điển hình như phiên giao dịch việc làm lần thứ 53 do Trung tâm giới thiệu việc làm (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) Vĩnh Phúc tổ chức trong tháng 1/2012 có 15 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng 258 người. Nhưng số lao động đến tham gia sàn giao dịch việc làm có 95 người; số qua sơ tuyển và tuyển dụng chỉ có 58 người.
Các phiên giao dịch việc làm trong nhiều tháng của năm 2011 cũng cho thấy lao động đạt qua vòng sơ tuyển và được tuyển chỉ chiếm trên dưới 10% so với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp thông báo tuyển dụng cùng thời điểm.
Việc tuyển dụng lao động cũng như tìm kiếm việc làm phù hợp hiện nay chưa thoát khỏi khó khăn, do nhiều doanh nghiệp không mở rộng được sản xuất, nhất là các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp, các loại hình dịch vụ hiện tại không hề nhỏ bé, nhưng người sử dụng lao động và người lao động chưa gặp được nhau vì nhiều lý do.
Có một thực tế đáng quan tâm là đội ngũ cán bộ ở Trung tâm giới thiệu việc làm thiếu cả về số lượng và sự chuyên nghiệp, công tác phân tích thông tin thị trường lao động còn nhiều hạn chế, chưa có đánh giá sâu về thị trường lao động tại địa phương.
Đối với lao động phổ thông - một lực lượng lao động đông đảo nhất, việc tuyển chọn như thời gian vài năm qua chủ yếu dựa vào vài ba câu phỏng vấn hoặc xem hình thức bề ngoài của người đi tìm việc để quyết định có tuyển họ vào doanh nghiệp làm việc hay không, là chưa đúng, chưa đủ.
Công tác tuyên truyền về việc làm cần được quan tâm thường xuyên bằng nhiều hình thức như quảng cáo trên báo, đài truyền hình, tờ rơi, băngrôn và thông báo trực tiếp đến tất cả các xã, phường nhằm phổ biến rộng rãi và thu hút được rất nhiều thanh niên là rất cần thiết./.
Trọng Lịch (TTXVN/Vietnam+)