Đêm 8/12, tòa thị chính thành phố Wernigerode, một thành phố du lịch nhỏ nằm ở miền trung nước Đức vẫn sáng điện trong một buổi lễ vinh danh một người phụ nữ Việt Nam có nhiều đóng góp cho thành phố.
Đó là chị Lê Thanh Hương Trute (còn gọi là Hương Trute), một người Hà Nội gốc có chồng là người Đức. Tới nước Đức từ những năm đầu 1980 để học tiếng, sau đó là học đại học, cơ duyên đã đưa chị tới thành phố Wernigerode, một thành phố nhỏ nhưng tuyệt đẹp nằm cạnh vùng núi Harz, vùng du lịch nổi tiếng của nước Đức, và nằm giữa "ngã ba" của ba bang miền trung nước Đức, gồm Sachsen-Anhalt, Niedersachsen và Thueringen.
Tại đây, đầu những năm 2000, chị Hương đã mở một nhà hàng châu Á mang tên "Orchidea HUONG" với các món ăn của Việt Nam, Nhật Bản và châu Á. Các món ăn từ rau hay hải sản, qua bàn tay khéo léo của chị và các cộng sự đã được "nâng tầm" nghệ thuật, không chỉ ngon mà còn được trang trí bắt mắt, khách hàng thưởng thức một lần sẽ không thể quên.
Nhà hàng không những là địa chỉ quen thuộc của người bản địa và du khách quốc tế mà còn là nơi để người phương Tây tìm hiểu và "thấm" văn hóa Hà Nội, văn hóa Việt Nam và châu Á.
Phát biểu tại buổi lễ, ngài thị trưởng Peter Gaffert đánh giá cao những cống hiến của chị Hương đối với thành phố Wernigerode nói riêng, góp phần củng cố mối quan hệ giữa bang Sachsen-Anhalt và nước Đức với Việt Nam nói chung. Ông khẳng định Wernigerode tự hào khi có chị Hương và những người Việt Nam sống và làm việc tại thành phố...
Ông Andreas Heinrich, Chủ tịch Quỹ "Wernigerode Hospitälerstiftung," quỹ trao giải thưởng này, cho biết quyết định trao giải cho chị Hương đến từ những cống hiến đặc biệt của chị giúp người Việt hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống-xã hội sở tại, quảng bá và giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với người Đức và làm cầu nối giữa hai nền văn hóa Việt-Đức.
Bên cạnh đó, chị Hương còn tham gia vào mạng lưới các tổ chức giúp đỡ người nhập cư của bang Sachsen-Anhalt cũng như hỗ trợ một số cá nhân, trại trẻ có hoàn cảnh khó khăn...
Giải thưởng này chỉ được trao duy nhất một lần trong năm và chị Hương, dù được đề cử muộn nhất, song là trường hợp duy nhất tính đến nay nhận được 100% sự đồng thuận của ban xét duyệt giải thưởng.
Thực ra, đối với nhiều người Đức và người Việt Nam, cái tên "Hương Trute" không hề xa lạ, bởi năm 2008 chị là một trong số ít người Việt Nam trong tổng số 200 lao động người nước ngoài đã và đang làm việc, sinh sống tại Đức, được vinh danh trong một buổi lễ mang tên "Nước Đức nói lời cảm ơn - Vinh danh những cống hiến của người lao động nước ngoài thế hệ đầu tiên" với sự tham dự của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Thủ tướng Merkel khi đó đã bày tỏ lòng biết ơn của nước Đức đối với những đóng góp của lực lượng lao động người nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và phát triển nước Đức.
Hơn 30 năm sống ở Đức, chị Hương vẫn luôn hướng về quê hương với những gắn bó chân thành nhất. Điều này có thể thấy ngay từ cách chị bài trí quán ăn, với gần 90% là đồ Việt Nam. Chị đã cất công về trong nước mang sang Đức từ bộ bàn ghế, bức tranh trang trí hay các bức tượng, đồ gốm sứ... Gần đây nhất, tháng 11 vừa qua, chị đã làm cầu nối để đưa Dàn đồng ca thiếu niên Đài phát thanh Wernigerode (Rundfunk- Jugendchor Wernigerode) về Việt Nam tham quan và biểu diễn.
Phát biểu tại buổi lễ vinh danh này, Đại sứ Đỗ Hòa Bình coi buổi lễ vinh danh này là sự ghi nhận và đánh giá cao của chính quyền sở tại không chỉ đối với cá nhân chị Hương mà còn đối với sự hội nhập thành công của cộng đồng người Việt Nam tại Wernigerode và tại nước Đức.
Ông nhấn mạnh, giải thưởng này càng mang nhiều ý nghĩa hơn khi được trao đúng vào năm 2010, năm kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức.
Giữa lúc nước Đức đang dấy lên những cuộc tranh luận về sự hội nhập của người nước ngoài với không ít ý kiến chỉ trích, rằng người nước ngoài là gánh nặng đối với nước Đức, rằng nước Đức đã thất bại trong ý đồ xây dựng một xã hội đa văn hóa, thì chính những người Việt Nam như chị Hương là minh chứng điển hình nhất cho sự hội nhập thành công, sâu rộng vào xã hội Đức của cộng đồng người Việt Nam./.
Đó là chị Lê Thanh Hương Trute (còn gọi là Hương Trute), một người Hà Nội gốc có chồng là người Đức. Tới nước Đức từ những năm đầu 1980 để học tiếng, sau đó là học đại học, cơ duyên đã đưa chị tới thành phố Wernigerode, một thành phố nhỏ nhưng tuyệt đẹp nằm cạnh vùng núi Harz, vùng du lịch nổi tiếng của nước Đức, và nằm giữa "ngã ba" của ba bang miền trung nước Đức, gồm Sachsen-Anhalt, Niedersachsen và Thueringen.
Tại đây, đầu những năm 2000, chị Hương đã mở một nhà hàng châu Á mang tên "Orchidea HUONG" với các món ăn của Việt Nam, Nhật Bản và châu Á. Các món ăn từ rau hay hải sản, qua bàn tay khéo léo của chị và các cộng sự đã được "nâng tầm" nghệ thuật, không chỉ ngon mà còn được trang trí bắt mắt, khách hàng thưởng thức một lần sẽ không thể quên.
Nhà hàng không những là địa chỉ quen thuộc của người bản địa và du khách quốc tế mà còn là nơi để người phương Tây tìm hiểu và "thấm" văn hóa Hà Nội, văn hóa Việt Nam và châu Á.
Phát biểu tại buổi lễ, ngài thị trưởng Peter Gaffert đánh giá cao những cống hiến của chị Hương đối với thành phố Wernigerode nói riêng, góp phần củng cố mối quan hệ giữa bang Sachsen-Anhalt và nước Đức với Việt Nam nói chung. Ông khẳng định Wernigerode tự hào khi có chị Hương và những người Việt Nam sống và làm việc tại thành phố...
Ông Andreas Heinrich, Chủ tịch Quỹ "Wernigerode Hospitälerstiftung," quỹ trao giải thưởng này, cho biết quyết định trao giải cho chị Hương đến từ những cống hiến đặc biệt của chị giúp người Việt hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống-xã hội sở tại, quảng bá và giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với người Đức và làm cầu nối giữa hai nền văn hóa Việt-Đức.
Bên cạnh đó, chị Hương còn tham gia vào mạng lưới các tổ chức giúp đỡ người nhập cư của bang Sachsen-Anhalt cũng như hỗ trợ một số cá nhân, trại trẻ có hoàn cảnh khó khăn...
Giải thưởng này chỉ được trao duy nhất một lần trong năm và chị Hương, dù được đề cử muộn nhất, song là trường hợp duy nhất tính đến nay nhận được 100% sự đồng thuận của ban xét duyệt giải thưởng.
Thực ra, đối với nhiều người Đức và người Việt Nam, cái tên "Hương Trute" không hề xa lạ, bởi năm 2008 chị là một trong số ít người Việt Nam trong tổng số 200 lao động người nước ngoài đã và đang làm việc, sinh sống tại Đức, được vinh danh trong một buổi lễ mang tên "Nước Đức nói lời cảm ơn - Vinh danh những cống hiến của người lao động nước ngoài thế hệ đầu tiên" với sự tham dự của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Thủ tướng Merkel khi đó đã bày tỏ lòng biết ơn của nước Đức đối với những đóng góp của lực lượng lao động người nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và phát triển nước Đức.
Hơn 30 năm sống ở Đức, chị Hương vẫn luôn hướng về quê hương với những gắn bó chân thành nhất. Điều này có thể thấy ngay từ cách chị bài trí quán ăn, với gần 90% là đồ Việt Nam. Chị đã cất công về trong nước mang sang Đức từ bộ bàn ghế, bức tranh trang trí hay các bức tượng, đồ gốm sứ... Gần đây nhất, tháng 11 vừa qua, chị đã làm cầu nối để đưa Dàn đồng ca thiếu niên Đài phát thanh Wernigerode (Rundfunk- Jugendchor Wernigerode) về Việt Nam tham quan và biểu diễn.
Phát biểu tại buổi lễ vinh danh này, Đại sứ Đỗ Hòa Bình coi buổi lễ vinh danh này là sự ghi nhận và đánh giá cao của chính quyền sở tại không chỉ đối với cá nhân chị Hương mà còn đối với sự hội nhập thành công của cộng đồng người Việt Nam tại Wernigerode và tại nước Đức.
Ông nhấn mạnh, giải thưởng này càng mang nhiều ý nghĩa hơn khi được trao đúng vào năm 2010, năm kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức.
Giữa lúc nước Đức đang dấy lên những cuộc tranh luận về sự hội nhập của người nước ngoài với không ít ý kiến chỉ trích, rằng người nước ngoài là gánh nặng đối với nước Đức, rằng nước Đức đã thất bại trong ý đồ xây dựng một xã hội đa văn hóa, thì chính những người Việt Nam như chị Hương là minh chứng điển hình nhất cho sự hội nhập thành công, sâu rộng vào xã hội Đức của cộng đồng người Việt Nam./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)