Vinh danh Nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng di động và ISP của năm
Minh Sơn
Năm 2021 cũng là năm đầu tiên Hội đồng tổ chức khảo sát và xét duyệt giải thưởng dành cho các đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tiêu biểu tại Việt Nam.
Sáng 25/3 tại Hà Nội, IDG Vietnam đã công bố báo cáo kết quả khảo sát Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam năm 2021.
Chương trình khảo sát được diễn ra từ ngày 1/1 đến 6/3/2021 tại 11 tỉnh thành tại Việt Nam, thu được hơn 8.400 mẫu khảo sát cá nhân và 300 mẫu khảo sát doanh nghiệp.
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên có tới 90% số phiếu khảo sát được thực hiện dưới hình thức trực tuyến. Đối tượng tham gia khảo sát được chia thành 11 nhóm tuổi, thuộc 6 lĩnh vực/ngành nghề khác nhau.
Đây là năm thứ 5 liên tiếp IDG Vietnam tiến hành khảo sát này. Bản báo cáo được kỳ vọng sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp các nhà mạng có sự nhìn nhận và thay đổi dịch vụ nhằm hướng tới sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Căn cứ trên kết quả khảo sát, Hội đồng cố vấn bình chọn đã đưa ra hệ tiêu chí xét duyệt cùng các nhận định, đánh giá chuyên sâu trên cơ sở kết quả bình chọn của người sử dụng rồi công bố, vinh danh các đơn vị cung cấp dịch vụ tiêu biểu.
Đặc biệt, năm 2021 cũng là năm đầu tiên Hội đồng tổ chức khảo sát và xét duyệt giải thưởng dành cho các đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam.
Một số hình ảnh tại buổi lễ vinh danh các đơn vị cung cấp dịch vụ tiêu biểu:
Tổng công ty VNPT-Vinaphone đạt danh hiệu: 'Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về chất lượng dịch vụ băng thông di động' gồm các tiêu chí: Chất lượng sóng; Đảm bảo kết nối ổn định vào thời gian cao điểm (thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày lễ, ngày Tết); Sự tương xứng giữa chất lượng và giá cước; Tốc độ tải dữ liệu (Download); Tốc độ đăng dữ liệu (Upload). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tổng công ty Viễn thông Viettel đạt danh hiệu: 'Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về chất lượng chăm sóc khách hàng băng thông di động' gồm các tiêu chí: Giá cả hợp lý so với mức sống; Quy trình/thủ tục đăng ký các dịch vụ băng thông rộng di động; Chương trình khuyến mãi; Tổng đài chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ khách hàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tổng công ty viễn thông Mobifone đạt danh hiệu: 'Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về chất lượng chăm sóc khách hàng băng thông di động khu vực thành phố-đô thị' gồm các tiêu chí: Giá cả hợp lý so với mức sống; Quy trình/thủ tục đăng ký các dịch vụ băng thông rộng di động; Chương trình khuyến mãi; Tổng đài chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ khách hàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tổng công ty Viễn thông Viettel đạt danh hiệu: 'Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về chất lượng dịch vụ băng thông rộng cố định' gồm các tiêu chí: Sự ổn định của đường truyền mạng; Tốc độ tải dữ liệu; Tốc độ đăng dữ liệu; Các gói dịch vụ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đạt danh hiệu: 'Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về chất lượng chăm sóc khách hàng băng thông rộng cố định' gồm các tiêu chí: Giá cước hợp lý; Dịch vụ chăm sóc khách hàng; Chương trình khuyến mãi; Thời gian giải quyết sự cố, khiếu nại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công ty Cổ phần VNG Cloud đạt danh hiệu: 'Nhà cung cấp hạ tầng dịch vụ điện toán đám mây tiêu biểu' gồm các tiêu chí: Mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ; Tốc độ xử lý, truy cập, kiểm soát , độ trễ; Khả năng bảo mật; Chất lượng hỗ trợ khách hàng; Tương xứng giữa chất lượng và chi phí; Hiệu quả mang lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel đạt danh hiệu: 'Nhà cung cấp dịch vụ phần mềm điện toán đám mây tiêu biểu' gồm các tiêu chí: Mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ; Tốc độ xử lý, truy cập, kiểm soát, độ trễ; Khả năng bảo mật; Chất lượng hỗ trợ khách hàng; Tương xứng giữa chất lượng và chi phí; Hiệu quả mang lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khát vọng chuyển đổi số tại Việt Nam đặt nhiệm vụ cho ngành công nghệ thông tin và truyền thông phải làm chủ hạ tầng, không gian mạng và bảo vệ chủ quyền số quốc gia trên chính không gian số.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang có dấu hiệu tích cực với tỷ lệ mắc mới giảm dần và các nước trên toàn thế giới đang có xu hướng "chuyển mình" khỏi nền kinh tế truyền thống.
Chuyển đổi số là một bước trong quá trình ứng dụng công nghệ trong hoạt động của doanh nghiệp nhưng hiện vẫn chưa có nhiều người nhận thức đúng đắn về vai trò, hiệu quả của chuyển đổi số.
Microsoft Mesh mới được Microsoft công bố là nền tảng kết nối thế giới vật chất và thế giới công nghệ, cho phép con người xóa bỏ mọi ranh giới, giới hạn truyền thống về không gian và thời gian.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) của Viettel IDC có quy mô lớn nhất miền Bắc với diện tích phòng máy là 6500m2, cung cấp 1200 rack (tủ mạng) với 5 lớp an ninh cực kỳ nghiêm ngặt.
Kinh tế số bao gồm việc ứng dụng các công nghệ mới nổi như dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), 5G…