Ngày 3/2, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức lễ vinh danh 16 làng nghề truyền thống và 17 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ năm 2009.
16 làng nghề truyền thống gồm 3 làng gốm sứ Bát Tràng, Giang Cao, Kim Lan; làng thuốc nam, thuốc bắc Ninh Giang; làng dát vàng bạc quỳ và may da Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm); làng mộc Phụng Công (huyện Thường Tín); mộc Thượng Mạo (quận Hà Đông); mây tre đan Xuân Dương, tre trúc Thu Hồng (cùng huyện Sóc Sơn).
Làng mây tre đan Lương Sơn, phục chế nhà cổ và mộc dân dụng Phúc Cầu (cùng huyện Chương Mỹ); bún Phú Đô, may Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm); dệt Triều Khúc (huyện Thanh Trì); gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông Anh) và làng sản xuất nhạc cụ dân tộc Đào Xá (huyện Ứng Hòa). Mỗi làng nghề được thành phố tặng Bằng công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2009 cùng tiền thưởng.
17 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ gồm Chu Mạnh Chấn (sơn mài), Nguyễn Anh Chung (dát vàng bạc quỳ), Ngô Thị Đan (đúc đồng), Nguyễn Văn Đức (trạm khắc gỗ), Vũ Văn Giỏi (thêu phục chế), Hoàng Văn Hạnh (mây tre đan), Phạm Xuân Hòa (điêu khắc), Nguyễn Mạnh Hùng (hoa nghệ thuật), Nguyễn Đình Huy (điêu khắc), Nguyễn Thị Tuyết Minh (hoa lụa), Trần Ngọc Phước (mây tre đan), Hà Đức Quý (điêu khắc), Nguyễn Tuấn Tâm (điêu khắc gỗ), Nguyễn Thị Thu (mây tre đan), Nguyễn Văn Tĩnh (mây tre đan), Nguyễn Văn Trúc (điêu khắc gỗ). Mỗi nghệ nhân được tặng bằng vinh danh Nghệ nhân Hà Nội, biểu trưng Nghệ nhân Hà Nội và tiền thưởng.
Với những làng nghề và nghệ nhân được vinh danh năm 2009, Hà Nội hiện có 272 làng nghề được công nhận và 116 nghệ nhân. Việc vinh danh nghề truyền thống và nghệ nhân Hà Nội chính là sự ghi nhận những công lao đóng góp của làng nghề và nghệ nhân trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; góp phần xây dựng, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống.
Hà Nội hiện có 1.270 làng nghề, chiếm 56% tổng số làng trên địa bàn thành phố với hàng chục nhóm nghề như gốm sứ, dệt may, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan... Khu vực làng nghề đã thu hút gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất, chiếm trên 42% tổng số lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố.
Năm 2009, giá trị sản xuất của làng nghề đạt hơn 7.000 tỷ đồng, chiếm gần 10% giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn./.
16 làng nghề truyền thống gồm 3 làng gốm sứ Bát Tràng, Giang Cao, Kim Lan; làng thuốc nam, thuốc bắc Ninh Giang; làng dát vàng bạc quỳ và may da Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm); làng mộc Phụng Công (huyện Thường Tín); mộc Thượng Mạo (quận Hà Đông); mây tre đan Xuân Dương, tre trúc Thu Hồng (cùng huyện Sóc Sơn).
Làng mây tre đan Lương Sơn, phục chế nhà cổ và mộc dân dụng Phúc Cầu (cùng huyện Chương Mỹ); bún Phú Đô, may Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm); dệt Triều Khúc (huyện Thanh Trì); gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông Anh) và làng sản xuất nhạc cụ dân tộc Đào Xá (huyện Ứng Hòa). Mỗi làng nghề được thành phố tặng Bằng công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2009 cùng tiền thưởng.
17 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ gồm Chu Mạnh Chấn (sơn mài), Nguyễn Anh Chung (dát vàng bạc quỳ), Ngô Thị Đan (đúc đồng), Nguyễn Văn Đức (trạm khắc gỗ), Vũ Văn Giỏi (thêu phục chế), Hoàng Văn Hạnh (mây tre đan), Phạm Xuân Hòa (điêu khắc), Nguyễn Mạnh Hùng (hoa nghệ thuật), Nguyễn Đình Huy (điêu khắc), Nguyễn Thị Tuyết Minh (hoa lụa), Trần Ngọc Phước (mây tre đan), Hà Đức Quý (điêu khắc), Nguyễn Tuấn Tâm (điêu khắc gỗ), Nguyễn Thị Thu (mây tre đan), Nguyễn Văn Tĩnh (mây tre đan), Nguyễn Văn Trúc (điêu khắc gỗ). Mỗi nghệ nhân được tặng bằng vinh danh Nghệ nhân Hà Nội, biểu trưng Nghệ nhân Hà Nội và tiền thưởng.
Với những làng nghề và nghệ nhân được vinh danh năm 2009, Hà Nội hiện có 272 làng nghề được công nhận và 116 nghệ nhân. Việc vinh danh nghề truyền thống và nghệ nhân Hà Nội chính là sự ghi nhận những công lao đóng góp của làng nghề và nghệ nhân trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; góp phần xây dựng, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống.
Hà Nội hiện có 1.270 làng nghề, chiếm 56% tổng số làng trên địa bàn thành phố với hàng chục nhóm nghề như gốm sứ, dệt may, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan... Khu vực làng nghề đã thu hút gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất, chiếm trên 42% tổng số lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố.
Năm 2009, giá trị sản xuất của làng nghề đạt hơn 7.000 tỷ đồng, chiếm gần 10% giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn./.
Đinh Thị Thuận (Vietnam+)