Năm 2010, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) sẽ tăng tốc đầu tư với tổng giá trị 8.593 tỷ đồng, tăng 88% so với năm 2009 nhằm tạo cơ sở gia tăng giá trị sản xuất trong các năm tiếp theo.
Đây là mục tiêu Phó Tổng Giám đốc Vinachem Nguyễn Gia Tường nêu ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010, tổ chức tại Hà Nội ngày 20/1.
Để thực hiện mục tiêu tăng tốc đầu tư, Vinachem đang triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung cân đối nguồn lực tài chính của tập đoàn để cơ bản đảm bảo đủ vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm trung và dài hạn từ nay đến 2015 như Dự án Đạm Ninh Bình mở rộng, Dự án tuyển quặng Bắc Nhạc Sơn, Dự án DAP số 2...
Bên cạnh đó, tập đoàn sẽ tăng cường công tác quản lý, luân chuyển dòng tiền để hỗ trợ các công ty thành viên về vốn lưu động. Ngoài ra, Vinachem sẽ xây dựng hệ thống cung ứng tập trung kết hợp với phân quyền cho các đơn vị thành viên theo mô hình quản lý dự trữ phù hợp, xây dựng và phát triển đề án sản xuất đảm bảo cung cấp ổn định các loại vật tư, nguyên liệu khác.
Tuy nhiên, việc tăng tốc đầu tư của tập đoàn đang vấp phải nhiều khó khăn. Trước hết, cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế gây khó khăn cho việc vận chuyển nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tiếp đến, việc lo ngoại tệ để mua sắm trang thiết bị cho đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư các dự án mới cũng cực kỳ khó khăn.
Theo Trưởng ban quản lý dự án DAP Đình Vũ Hải Phòng, hiện Vinachem phải chấp nhận thanh toán ngoại tệ (mua thiết bị máy móc cho dự án) theo tỷ giá liên ngân hàng cộng thêm phụ phí thu gom ngoại tệ của ngân hàng bởi ngân hàng cũng không đủ sức đáp ứng nhu cầu thành toán của doanh nghiệp.
Đặc biệt, khó khăn về lo nguồn nguyên liệu cho các dự án cũng là vấn đề nan giải trong đầu tư mở rộng sản xuất. Đại diện Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng cho biết hiện nhu cầu cao su thiên nhiên để sản xuất các sản phẩm săm lốp của công ty lên tới 13.000 tấn/năm nhưng công ty mới chỉ mua được 4.000 tấn của các công ty cao su thành viên thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, phần thiếu hụt phải mua bên ngoài nhưng chất lượng cao su không đảm bảo.
Trong khi đó, dự án lốp radial 600.000 lốp/năm của công ty sẽ đi vào sản xuất trong năm 2011 sẽ khiến nhu cầu nguyên liệu cao su thiên nhiên tăng lên gấp đôi.
Tại Hội nghị, Vinachem đã kiến nghị Chính phủ có chính sách vay vốn ưu đãi và ưu tiên ngoại tệ cho các dự án sản xuất phân bón phải nhập khẩu vật tư máy móc của nước ngoài bởi đây là các dự án mang tính xã hội, đảm bảo an ninh lương thực.
Vinachem cũng kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh các dự án giao thông, đặc biệt là tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, đường sắt Hải Phòng-Khu Công nghiệp Đình Vũ./.
Đây là mục tiêu Phó Tổng Giám đốc Vinachem Nguyễn Gia Tường nêu ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010, tổ chức tại Hà Nội ngày 20/1.
Để thực hiện mục tiêu tăng tốc đầu tư, Vinachem đang triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung cân đối nguồn lực tài chính của tập đoàn để cơ bản đảm bảo đủ vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm trung và dài hạn từ nay đến 2015 như Dự án Đạm Ninh Bình mở rộng, Dự án tuyển quặng Bắc Nhạc Sơn, Dự án DAP số 2...
Bên cạnh đó, tập đoàn sẽ tăng cường công tác quản lý, luân chuyển dòng tiền để hỗ trợ các công ty thành viên về vốn lưu động. Ngoài ra, Vinachem sẽ xây dựng hệ thống cung ứng tập trung kết hợp với phân quyền cho các đơn vị thành viên theo mô hình quản lý dự trữ phù hợp, xây dựng và phát triển đề án sản xuất đảm bảo cung cấp ổn định các loại vật tư, nguyên liệu khác.
Tuy nhiên, việc tăng tốc đầu tư của tập đoàn đang vấp phải nhiều khó khăn. Trước hết, cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế gây khó khăn cho việc vận chuyển nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tiếp đến, việc lo ngoại tệ để mua sắm trang thiết bị cho đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư các dự án mới cũng cực kỳ khó khăn.
Theo Trưởng ban quản lý dự án DAP Đình Vũ Hải Phòng, hiện Vinachem phải chấp nhận thanh toán ngoại tệ (mua thiết bị máy móc cho dự án) theo tỷ giá liên ngân hàng cộng thêm phụ phí thu gom ngoại tệ của ngân hàng bởi ngân hàng cũng không đủ sức đáp ứng nhu cầu thành toán của doanh nghiệp.
Đặc biệt, khó khăn về lo nguồn nguyên liệu cho các dự án cũng là vấn đề nan giải trong đầu tư mở rộng sản xuất. Đại diện Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng cho biết hiện nhu cầu cao su thiên nhiên để sản xuất các sản phẩm săm lốp của công ty lên tới 13.000 tấn/năm nhưng công ty mới chỉ mua được 4.000 tấn của các công ty cao su thành viên thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, phần thiếu hụt phải mua bên ngoài nhưng chất lượng cao su không đảm bảo.
Trong khi đó, dự án lốp radial 600.000 lốp/năm của công ty sẽ đi vào sản xuất trong năm 2011 sẽ khiến nhu cầu nguyên liệu cao su thiên nhiên tăng lên gấp đôi.
Tại Hội nghị, Vinachem đã kiến nghị Chính phủ có chính sách vay vốn ưu đãi và ưu tiên ngoại tệ cho các dự án sản xuất phân bón phải nhập khẩu vật tư máy móc của nước ngoài bởi đây là các dự án mang tính xã hội, đảm bảo an ninh lương thực.
Vinachem cũng kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh các dự án giao thông, đặc biệt là tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, đường sắt Hải Phòng-Khu Công nghiệp Đình Vũ./.
Nguyễn Kim Anh (Vietnam+)