Thương vụ EVN Telecom tưởng chừng đã xong xuôi từ tuần trước khi các thông tin đa chiều cho thấy, "mạng viễn thông chúa Chổm" này sẽ về tay Viettel, tuy nhiên, Hanoi Telecom lại chen ngang xin được ứng cử vào vị trí trả nợ thay, khiến thị trường viễn thông Việt Nam chợt "dậy sóng."
Bỗng nhiên, "cô gái ế-EVN Telecom" đã bị hối hôn đến mấy lần (FPT và VTC), đang mong ngày mong đêm có người "rước" thì nay lại thành cao giá bởi có đến hai kẻ đều quyết tâm giành bằng được "nàng" với cả số nợ đến hàng ngàn tỷ đồng.
Bài 1: Vì sao EVN Telecom bỗng nhiên đắt giá?
Sở dĩ EVN Telecom bỗng "đắt hàng" vì tình thế cục diện thị trường viễn thông di động Việt Nam đang diễn ra theo chiều hướng khá bất lợi cho các nhà mạng nhỏ.
Tuy có tới 7 nhà mạng di động, nhưng thực tế thị trường viễn thông Việt Nam đã sớm ở thế chân vạc với Viettel, Vinaphone và MobiFone. Việc "sáp nhập," "thôn tính" cũng đã được giới phân tích sớm đưa ra từ 2 năm nay với dự đoán điều đó "sớm hay muộn" cũng chỉ trước năm 2015.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Đỗ Tuấn Anh, Admin diễn đàn GSM, cho rằng xây dựng trạm thu phát sóng mới hiện nay là cả một vấn đề, nhất là khi chi phí đắt đỏ và khó chen chân vào những “khoảnh đất trống.” Trong khi đó, nhu cầu phủ sóng toàn quốc, cạnh tranh về chất lượng sóng di động lúc nào cũng là vấn đề bức thiết.
Và, “con mồi” cơ sở hạ tầng mà “con nợ” EVN Telecom bày ra đã khiến những “kẻ đi săn” không thể bỏ qua. Nhất là theo dự báo, mạng 3G ở Việt Nam sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai rất gần.
Thực tế đã chứng minh khi EVN Telecom đã rơi vào hoàn cảnh gần như chìm xuồng và buộc sẽ phải rơi vào tay một đại gia khác. Tuy nhiên, Beeline và Vietnamobile (thuộc Hanoi Telecom) thì lại không cam tâm cùng chung số phận đó, dù họ cũng đang rất khó khăn "để tồn tại" trước sự cạnh tranh đầy khốc liệt của thị trường viễn thông di động đã đến thời điểm bão hòa.
Lý do thì nhiều, nhưng một trong những lý do khá thuyết phục là vì họ có "sân sau" khá hùng mạnh về vốn và vẫn hy vọng nếu không soán ngôi đổi vị thì cũng vẫn có thể "hùng cứ một phương nho nhỏ" bên cạnh "cái chân vạc" đã định hình.
Hanoi Telecom: Chen ngang hay là "chết?"
Có một thực tế là EVN Telecom đang liên danh với Vietnamobile cùng sử dụng chung giấy phép 3G cho giải băng tần 2x15MHZ, nếu EVN Telecom về mạng khác đồng nghĩa là Vietnammobile chỉ còn một nửa băng tần để triển khai dịch vụ băng thông rộng, dịch vụ 3G tốc độ cao.
Theo như đơn thư họ gửi Chính phủ là: "không khả thi và trái với quy hoạch phổ tần 3G đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thông tin-Truyền thông phê duyệt (quy định trong Quy chế cuộc thi giải băng tần 2x15MHZ, liên danh Hanoi Telecom-EVN Telecom đã trúng thầu và được cấp băng tần là trọn vẹn một băng tần "không được chia cắt," để đảm bảo tài nguyên quốc gia cũng như phát triển ứng dụng đầy đủ trên mạng 3G).”
Không thể cạnh tranh bằng 3G, cũng đồng nghĩa số phận VietnamMoblie sẽ rất nhanh chóng cùng hạng với EVN Telecom, vì thế, họ đành buộc phải "ôm" lấy EVN Telecom -như một cái "phao sinh tồn" trong mối quan hệ cộng sinh.
Trong công văn gửi lên Thủ tướng, phía Hanoi Telecom đề xuất: Phần thiết bị và hạ tầng mạng 3G mà EVN Telecom đã đầu tư, Hanoi Telecom chấp nhận mua lại đúng giá trị đã đầu tư. Tuy nhiên, đơn vị này có thể nhận mua lại EVN Telecom theo đơn giá và các điều kiện giống như VTC và EVN Telecom đã ký hợp đồng chính thức. Đơn vị này đề nghị được tiến hành việc mua bán bằng cách trả tiền mặt.
Đến 21/10, Hanoi Telecom lại có công văn gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, trong đó khẳng định: “Nếu chúng tôi không được mua lại băng tân 3G của EVN Telecom thì thật không công bằng. Theo đó, Hanoi Telecom chỉ còn một nửa băng tần để triển khai dịch vụ băng thông rộng, dịch vụ 3G tốc độ cao là không khả thi. Điều này trái với quy hoạch phổ tần 3G đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thông tin-Truyền thông phê duyệt.”
Hệ lụy là, “mạng 3G của Hanoi Telecom buộc phải ‘chết yểu’ và mọi cố gắng đầu tư hàng tỷ USD của Hanoi Telecom và Huschison Telecom sẽ trở nên vô nghĩa,” công văn có đoạn viết.
Viettel: Quyết giữ "miếng mồi ngon"
Động thái bất ngờ của HanoiTelecom khiến Viettel rơi vào thế bị động cho dù họ vẫn ở "cửa trên." Chắc hẳn Viettel đã hối tiếc khi trước đó không thúc đẩy quyết liệt thương vụ EVN Telecom này.
Có lẽ sở dĩ Viettel còn "lừng khừng" vì họ cho rằng EVN Telecom là "cô gái ế," và chỉ có duy nhất Viettel là có khả năng "ôm" nên còn muốn "mặc cả" cái chỗ nợ mà EVN Telecom đang mang. Nói cách khác, Viettel sớm nhận thấy cái lợi của hạ tầng 3G nhưng lại không muốn ra "tiền tươi thóc thật" để trả nợ hộ cho EVN Telecom những khoản nợ trước đó.
Trước sự "chen ngang sỗ sàng" của Hanoi Telecom, Viettel mới giật mình, và ngay lập tức thông tin sẽ hoàn tất phương án tiếp nhận EVN Telecom để trình lên Chính phủ ngay trong tháng 10 này. Vội vã hơn, thông tin từ Viettel cho hay, khi có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, việc tổ chức bàn giao, tiếp nhận sẽ hoàn thành ngay trong tháng 11/2011
Viettel nhấn mạnh" họ quyết mua" bởi việc mua lại EVN Telecom là “cơ hội để trở thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh, là tập đoàn hàng đầu trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin ở Việt Nam.”
Điều đó là hiển nhiên, không cần đến thêm cơ sở hạ tầng của EVN, thì Viettel đã là quá mạnh. Chỉ riêng về hạ tầng 3G, ở thời điểm hiện tại, số lượng trạm thu phát sóng của Viettel là trên 17.000 trạm và trở thành nhà mạng có số trạm 3G lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu EVN Telecom- với 6.000 trạm thu phát sóng - thuộc về Viettel thì đơn vị này sẽ trở nên hùng mạnh hơn rất nhiều.
Còn Hanoi Telecom, cũng "quyết giành cho được" không chỉ về sự sống còn của mình mà còn cả với tham vọng "phá thế chân vạc" đang hình thành khá rõ rệt của thị trường viễn thông di động Việt Nam.
Bài 2: Bài toán của Chính phủ: "Gả" EVN Telecom về đâu thì có lợi?
Bỗng nhiên, "cô gái ế-EVN Telecom" đã bị hối hôn đến mấy lần (FPT và VTC), đang mong ngày mong đêm có người "rước" thì nay lại thành cao giá bởi có đến hai kẻ đều quyết tâm giành bằng được "nàng" với cả số nợ đến hàng ngàn tỷ đồng.
Bài 1: Vì sao EVN Telecom bỗng nhiên đắt giá?
Sở dĩ EVN Telecom bỗng "đắt hàng" vì tình thế cục diện thị trường viễn thông di động Việt Nam đang diễn ra theo chiều hướng khá bất lợi cho các nhà mạng nhỏ.
Tuy có tới 7 nhà mạng di động, nhưng thực tế thị trường viễn thông Việt Nam đã sớm ở thế chân vạc với Viettel, Vinaphone và MobiFone. Việc "sáp nhập," "thôn tính" cũng đã được giới phân tích sớm đưa ra từ 2 năm nay với dự đoán điều đó "sớm hay muộn" cũng chỉ trước năm 2015.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Đỗ Tuấn Anh, Admin diễn đàn GSM, cho rằng xây dựng trạm thu phát sóng mới hiện nay là cả một vấn đề, nhất là khi chi phí đắt đỏ và khó chen chân vào những “khoảnh đất trống.” Trong khi đó, nhu cầu phủ sóng toàn quốc, cạnh tranh về chất lượng sóng di động lúc nào cũng là vấn đề bức thiết.
Và, “con mồi” cơ sở hạ tầng mà “con nợ” EVN Telecom bày ra đã khiến những “kẻ đi săn” không thể bỏ qua. Nhất là theo dự báo, mạng 3G ở Việt Nam sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai rất gần.
Thực tế đã chứng minh khi EVN Telecom đã rơi vào hoàn cảnh gần như chìm xuồng và buộc sẽ phải rơi vào tay một đại gia khác. Tuy nhiên, Beeline và Vietnamobile (thuộc Hanoi Telecom) thì lại không cam tâm cùng chung số phận đó, dù họ cũng đang rất khó khăn "để tồn tại" trước sự cạnh tranh đầy khốc liệt của thị trường viễn thông di động đã đến thời điểm bão hòa.
Lý do thì nhiều, nhưng một trong những lý do khá thuyết phục là vì họ có "sân sau" khá hùng mạnh về vốn và vẫn hy vọng nếu không soán ngôi đổi vị thì cũng vẫn có thể "hùng cứ một phương nho nhỏ" bên cạnh "cái chân vạc" đã định hình.
Hanoi Telecom: Chen ngang hay là "chết?"
Có một thực tế là EVN Telecom đang liên danh với Vietnamobile cùng sử dụng chung giấy phép 3G cho giải băng tần 2x15MHZ, nếu EVN Telecom về mạng khác đồng nghĩa là Vietnammobile chỉ còn một nửa băng tần để triển khai dịch vụ băng thông rộng, dịch vụ 3G tốc độ cao.
Theo như đơn thư họ gửi Chính phủ là: "không khả thi và trái với quy hoạch phổ tần 3G đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thông tin-Truyền thông phê duyệt (quy định trong Quy chế cuộc thi giải băng tần 2x15MHZ, liên danh Hanoi Telecom-EVN Telecom đã trúng thầu và được cấp băng tần là trọn vẹn một băng tần "không được chia cắt," để đảm bảo tài nguyên quốc gia cũng như phát triển ứng dụng đầy đủ trên mạng 3G).”
Không thể cạnh tranh bằng 3G, cũng đồng nghĩa số phận VietnamMoblie sẽ rất nhanh chóng cùng hạng với EVN Telecom, vì thế, họ đành buộc phải "ôm" lấy EVN Telecom -như một cái "phao sinh tồn" trong mối quan hệ cộng sinh.
Trong công văn gửi lên Thủ tướng, phía Hanoi Telecom đề xuất: Phần thiết bị và hạ tầng mạng 3G mà EVN Telecom đã đầu tư, Hanoi Telecom chấp nhận mua lại đúng giá trị đã đầu tư. Tuy nhiên, đơn vị này có thể nhận mua lại EVN Telecom theo đơn giá và các điều kiện giống như VTC và EVN Telecom đã ký hợp đồng chính thức. Đơn vị này đề nghị được tiến hành việc mua bán bằng cách trả tiền mặt.
Đến 21/10, Hanoi Telecom lại có công văn gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, trong đó khẳng định: “Nếu chúng tôi không được mua lại băng tân 3G của EVN Telecom thì thật không công bằng. Theo đó, Hanoi Telecom chỉ còn một nửa băng tần để triển khai dịch vụ băng thông rộng, dịch vụ 3G tốc độ cao là không khả thi. Điều này trái với quy hoạch phổ tần 3G đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thông tin-Truyền thông phê duyệt.”
Hệ lụy là, “mạng 3G của Hanoi Telecom buộc phải ‘chết yểu’ và mọi cố gắng đầu tư hàng tỷ USD của Hanoi Telecom và Huschison Telecom sẽ trở nên vô nghĩa,” công văn có đoạn viết.
Viettel: Quyết giữ "miếng mồi ngon"
Động thái bất ngờ của HanoiTelecom khiến Viettel rơi vào thế bị động cho dù họ vẫn ở "cửa trên." Chắc hẳn Viettel đã hối tiếc khi trước đó không thúc đẩy quyết liệt thương vụ EVN Telecom này.
Có lẽ sở dĩ Viettel còn "lừng khừng" vì họ cho rằng EVN Telecom là "cô gái ế," và chỉ có duy nhất Viettel là có khả năng "ôm" nên còn muốn "mặc cả" cái chỗ nợ mà EVN Telecom đang mang. Nói cách khác, Viettel sớm nhận thấy cái lợi của hạ tầng 3G nhưng lại không muốn ra "tiền tươi thóc thật" để trả nợ hộ cho EVN Telecom những khoản nợ trước đó.
Trước sự "chen ngang sỗ sàng" của Hanoi Telecom, Viettel mới giật mình, và ngay lập tức thông tin sẽ hoàn tất phương án tiếp nhận EVN Telecom để trình lên Chính phủ ngay trong tháng 10 này. Vội vã hơn, thông tin từ Viettel cho hay, khi có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, việc tổ chức bàn giao, tiếp nhận sẽ hoàn thành ngay trong tháng 11/2011
Viettel nhấn mạnh" họ quyết mua" bởi việc mua lại EVN Telecom là “cơ hội để trở thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh, là tập đoàn hàng đầu trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin ở Việt Nam.”
Điều đó là hiển nhiên, không cần đến thêm cơ sở hạ tầng của EVN, thì Viettel đã là quá mạnh. Chỉ riêng về hạ tầng 3G, ở thời điểm hiện tại, số lượng trạm thu phát sóng của Viettel là trên 17.000 trạm và trở thành nhà mạng có số trạm 3G lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu EVN Telecom- với 6.000 trạm thu phát sóng - thuộc về Viettel thì đơn vị này sẽ trở nên hùng mạnh hơn rất nhiều.
Còn Hanoi Telecom, cũng "quyết giành cho được" không chỉ về sự sống còn của mình mà còn cả với tham vọng "phá thế chân vạc" đang hình thành khá rõ rệt của thị trường viễn thông di động Việt Nam.
Bài 2: Bài toán của Chính phủ: "Gả" EVN Telecom về đâu thì có lợi?
(Vietnam+)