Ngày 20/7, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức công bố hoàn thành 100% Chương trình kết nối mạng Internet cho toàn ngành giáo dục Việt Nam, sớm hơn gần sáu tháng so với kế hoạch đề ra vào hết năm 2010.
Gần 30 triệu thày cô, học sinh và sinh viên của các trường, các cơ sở giáo dục của cả nước đã có điều kiện tiếp cận với dịch vụ Internet phục vụ trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập, tìm kiếm tài liệu, thông tin.
Tại Lễ khởi công kết nối mạng giáo dục giữa Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 9/2008, Viettel cam kết triển khai kết nối Internet cho tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.
Ngoài 12.727 đơn vị đã sử dụng Internet của các nhà cung cấp khác, 1.366 cơ sở chưa có điều kiện hạ tầng đảm bảo (chưa có điện, chưa có máy tính), hoặc không có nhu cầu sử dụng, tổng số 29.547 cơ sở giáo dục đã được Viettel triển khai, đảm bảo 100% đơn vị giáo dục có Internet thông qua công nghệ Leased line, FTTH, ADSL, EDGE và 3G.
Tỷ lệ này vượt xa các nước trong khu vực và nhiều nước phát triển là cơ sở minh chứng Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có kết nối công nghệ thông tin trong giáo dục cao nhất thế giới. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để ngành giáo dục Việt Nam hướng tới việc phát triển giáo dục điện tử.
Tiếp tục thực hiện theo cam kết “dành cho giáo dục những gì tốt nhất Viettel có," từ tháng 6/2010, Viettel đã tiến hành chuyển đổi từ modem EDGE đã cấp lên modem 3G cho các cơ sở giáo dục đã nằm trong vùng phủ 3G với thiết bị Home Gateway 3G có khả năng bắt sóng cao, có thể chia sẻ kết nối mạng nội bộ. Dự kiến sẽ hoàn thành xong trước ngày 31/8/2010 đảm bảo cho các trường khi khai giảng năm học mới 2010-2011 sẽ được sử dụng Internet với tốc độ cao, chất lượng cao.
Bước tiếp theo của dự án là Viettel sẽ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo để phát triển các dịch vụ, ứng dụng chạy trên hạ tầng kết nối của các trường, như dịch vụ E-mail, hệ thống E-learning, hệ thống quản lý thông tin giáo dục, các ứng dụng blog cho giáo viên, thư viện sách điện tử, hệ thống hội nghị truyền hình qua web.
Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: "Từ nay Việt Nam đã có thể có những bước đi đột phá trong việc ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục và đào tạo, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục cũng như nâng cao chất lượng việc dạy và học ở mọi câp, mọi địa phương"./.
Gần 30 triệu thày cô, học sinh và sinh viên của các trường, các cơ sở giáo dục của cả nước đã có điều kiện tiếp cận với dịch vụ Internet phục vụ trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập, tìm kiếm tài liệu, thông tin.
Tại Lễ khởi công kết nối mạng giáo dục giữa Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 9/2008, Viettel cam kết triển khai kết nối Internet cho tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.
Ngoài 12.727 đơn vị đã sử dụng Internet của các nhà cung cấp khác, 1.366 cơ sở chưa có điều kiện hạ tầng đảm bảo (chưa có điện, chưa có máy tính), hoặc không có nhu cầu sử dụng, tổng số 29.547 cơ sở giáo dục đã được Viettel triển khai, đảm bảo 100% đơn vị giáo dục có Internet thông qua công nghệ Leased line, FTTH, ADSL, EDGE và 3G.
Tỷ lệ này vượt xa các nước trong khu vực và nhiều nước phát triển là cơ sở minh chứng Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có kết nối công nghệ thông tin trong giáo dục cao nhất thế giới. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để ngành giáo dục Việt Nam hướng tới việc phát triển giáo dục điện tử.
Tiếp tục thực hiện theo cam kết “dành cho giáo dục những gì tốt nhất Viettel có," từ tháng 6/2010, Viettel đã tiến hành chuyển đổi từ modem EDGE đã cấp lên modem 3G cho các cơ sở giáo dục đã nằm trong vùng phủ 3G với thiết bị Home Gateway 3G có khả năng bắt sóng cao, có thể chia sẻ kết nối mạng nội bộ. Dự kiến sẽ hoàn thành xong trước ngày 31/8/2010 đảm bảo cho các trường khi khai giảng năm học mới 2010-2011 sẽ được sử dụng Internet với tốc độ cao, chất lượng cao.
Bước tiếp theo của dự án là Viettel sẽ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo để phát triển các dịch vụ, ứng dụng chạy trên hạ tầng kết nối của các trường, như dịch vụ E-mail, hệ thống E-learning, hệ thống quản lý thông tin giáo dục, các ứng dụng blog cho giáo viên, thư viện sách điện tử, hệ thống hội nghị truyền hình qua web.
Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: "Từ nay Việt Nam đã có thể có những bước đi đột phá trong việc ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục và đào tạo, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục cũng như nâng cao chất lượng việc dạy và học ở mọi câp, mọi địa phương"./.
P.V (Vietnam+)