Liên quan đến việc giải quyết vụ kiện giữa Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và ông Maurizio Liberati tại Tòa án Rome, Italy, ngày 28/3, Vietnam Airlines cho biết, ngày 11 /3/2011, Vietnam Airlines nhận được Bản án của Tòa án Dân sự Paris bác đơn của bên nguyên đơn (ông Maurizio Liberati).
Đây là kết quả phiên xem xét của Tòa Dân sự Paris ngày 4/3/2011 về yêu cầu của Liberati đòi giải tỏa khoản tiền 5,2 triệu Euro của Vietnam Airlines đang được giữ tại tài khoản của Đoàn Luật sư Paris.
Theo Vietnam Airlines, trước đó, khi nhận được thông báo về việc luật sư của ông Liberati nộp đơn yêu cầu Chánh án tòa Dân sự Paris ra lệnh giải tỏa khoản tiền trên, Vietnam Airlines đã cùng các luật sư Pháp và Italy nghiên cứu, phân tích luận cứ của nguyên đơn, xây dựng các luận cứ và bằng chứng phản bác để gửi lên tòa án nhằm chống lại yêu cầu của nguyên đơn.
Theo Quyết định của Tòa án Dân sự Paris, số tiền 5,2 triệu Euro của Vietnam Airlines vẫn được giữ nguyên trong tài khoản của Đoàn luật sư Paris. Đây là dấu hiệu tích cực ban đầu trong quá trình theo đuổi vụ kiện và kháng án liên tục nhiều năm liền tại các tòa án có thẩm quyền tại Pháp và Italy của Vietnam Airlines.
Vietnam Airlines cho hay, hãng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như Văn phòng Chính Phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan hữu quan khác của Nhà nước và các phương tiện truyền thông, dư luận xã hội… để tiến hành các biện pháp có thể nhằm yêu cầu các cơ quan tư pháp của Italy xem xét và làm rõ bản chất của vụ kiện, đưa ra phán quyết khách quan và công bằng.
Vietnam Airlines khẳng định vẫn quyết tâm, kiên trì đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp và Nhà nước.
Vụ kiện giữa luật sư Liberati và Vietnam Airlines tại Tòa Sơ thẩm Roma là vụ kiện kéo dài gần 17 năm. Vụ việc được bắt đầu từ năm 1992, khi Vietnam Airlines ký hợp đồng đại lý bán vé máy bay với Công ty Falcomar, một công ty được thành lập theo pháp luật của nước Cộng hòa Italia, do ông De Montis làm giám đốc. Hợp đồng trên được ký kết dựa trên mẫu hợp đồng đại lý của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA).
Trong đó, tại điều 2 hợp đồng quy định rõ Công ty Falcomar chỉ có quyền bán vé cho Vietnam Airlines và Vietnam Airlines không chịu trách nhiệm về bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ bất kỳ hợp đồng/thỏa thuận nào khác do Công ty Falcomar ký kết.
Tuy nhiên, đến tháng 11/1994, Vietnam Airlines bất ngờ nhận được giấy triệu tập của Tòa sơ thẩm Rome kèm theo bản dịch Đơn kiện của ông Maurizio Liberati (nguyên đơn) yêu cầu Vietnam Airlines phải có mặt tại Tòa Sơ thẩm Rome ngày 30/11/1995.
Theo nội dung đơn kiện, ông Liberati yêu cầu Tòa án buộc Công ty Falcomar và Vietnam Airlines (các bị đơn) phải bồi thường cho ông Liberati tiền công cho các công việc mà ông đã thực hiện cho Công ty Falcomar và Vietnam Airlines không ít hơn 537.910.000 lia Italy.
Do thấy không có mối liên hệ gì với ông Liberati, vì trên thực tế, Vietnam Airlines không thuê hoặc yêu cầu ông Liberati làm bất cứ công việc gì, giữa hai bên cũng không có bất cứ thỏa thuận, hợp đồng hoặc văn bản ủy quyền nào mà dựa trên đó ông Liberati thực hiện công việc nhân danh Vietnam Airlines nên Vietnam Airlines đã không cử người tham dự phiên tòa ngày 30/11/1995.
7 năm sau, khi mọi việc tưởng như đã rơi vào quên lãng thì bất ngờ tháng 5/2002, Vietnam Airlines nhận được bản dịch thư đòi tiền của ông Liberati kèm theo một trang copy bản án do Tòa sơ thẩm Rome ban hành ngày 7/3/2000 yêu cầu Vietnam Airlines trả số tiền 4,3 triệu euro trong vòng 30 ngày để thi hành bản án của tòa. Đến lúc đó, Vietnam Airlines mới biết có bản án này vì Vietnam Airlines không được tống đạt bản án.
Đến tháng 2/2004, Vietnam Airlines nhận được thông báo của Ủy ban Đòi nợ và tịch biên Pháp thông báo phong tỏa số tiền hơn 1,33 triệu Euro tại tài khoản BSP của Vietnam Airlines tại Italy để thi hành bản án ngày 7/3/2000 xác nhận số tiền phải trả trên 5,185 triệu Euro./.
Đây là kết quả phiên xem xét của Tòa Dân sự Paris ngày 4/3/2011 về yêu cầu của Liberati đòi giải tỏa khoản tiền 5,2 triệu Euro của Vietnam Airlines đang được giữ tại tài khoản của Đoàn Luật sư Paris.
Theo Vietnam Airlines, trước đó, khi nhận được thông báo về việc luật sư của ông Liberati nộp đơn yêu cầu Chánh án tòa Dân sự Paris ra lệnh giải tỏa khoản tiền trên, Vietnam Airlines đã cùng các luật sư Pháp và Italy nghiên cứu, phân tích luận cứ của nguyên đơn, xây dựng các luận cứ và bằng chứng phản bác để gửi lên tòa án nhằm chống lại yêu cầu của nguyên đơn.
Theo Quyết định của Tòa án Dân sự Paris, số tiền 5,2 triệu Euro của Vietnam Airlines vẫn được giữ nguyên trong tài khoản của Đoàn luật sư Paris. Đây là dấu hiệu tích cực ban đầu trong quá trình theo đuổi vụ kiện và kháng án liên tục nhiều năm liền tại các tòa án có thẩm quyền tại Pháp và Italy của Vietnam Airlines.
Vietnam Airlines cho hay, hãng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như Văn phòng Chính Phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan hữu quan khác của Nhà nước và các phương tiện truyền thông, dư luận xã hội… để tiến hành các biện pháp có thể nhằm yêu cầu các cơ quan tư pháp của Italy xem xét và làm rõ bản chất của vụ kiện, đưa ra phán quyết khách quan và công bằng.
Vietnam Airlines khẳng định vẫn quyết tâm, kiên trì đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp và Nhà nước.
Vụ kiện giữa luật sư Liberati và Vietnam Airlines tại Tòa Sơ thẩm Roma là vụ kiện kéo dài gần 17 năm. Vụ việc được bắt đầu từ năm 1992, khi Vietnam Airlines ký hợp đồng đại lý bán vé máy bay với Công ty Falcomar, một công ty được thành lập theo pháp luật của nước Cộng hòa Italia, do ông De Montis làm giám đốc. Hợp đồng trên được ký kết dựa trên mẫu hợp đồng đại lý của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA).
Trong đó, tại điều 2 hợp đồng quy định rõ Công ty Falcomar chỉ có quyền bán vé cho Vietnam Airlines và Vietnam Airlines không chịu trách nhiệm về bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ bất kỳ hợp đồng/thỏa thuận nào khác do Công ty Falcomar ký kết.
Tuy nhiên, đến tháng 11/1994, Vietnam Airlines bất ngờ nhận được giấy triệu tập của Tòa sơ thẩm Rome kèm theo bản dịch Đơn kiện của ông Maurizio Liberati (nguyên đơn) yêu cầu Vietnam Airlines phải có mặt tại Tòa Sơ thẩm Rome ngày 30/11/1995.
Theo nội dung đơn kiện, ông Liberati yêu cầu Tòa án buộc Công ty Falcomar và Vietnam Airlines (các bị đơn) phải bồi thường cho ông Liberati tiền công cho các công việc mà ông đã thực hiện cho Công ty Falcomar và Vietnam Airlines không ít hơn 537.910.000 lia Italy.
Do thấy không có mối liên hệ gì với ông Liberati, vì trên thực tế, Vietnam Airlines không thuê hoặc yêu cầu ông Liberati làm bất cứ công việc gì, giữa hai bên cũng không có bất cứ thỏa thuận, hợp đồng hoặc văn bản ủy quyền nào mà dựa trên đó ông Liberati thực hiện công việc nhân danh Vietnam Airlines nên Vietnam Airlines đã không cử người tham dự phiên tòa ngày 30/11/1995.
7 năm sau, khi mọi việc tưởng như đã rơi vào quên lãng thì bất ngờ tháng 5/2002, Vietnam Airlines nhận được bản dịch thư đòi tiền của ông Liberati kèm theo một trang copy bản án do Tòa sơ thẩm Rome ban hành ngày 7/3/2000 yêu cầu Vietnam Airlines trả số tiền 4,3 triệu euro trong vòng 30 ngày để thi hành bản án của tòa. Đến lúc đó, Vietnam Airlines mới biết có bản án này vì Vietnam Airlines không được tống đạt bản án.
Đến tháng 2/2004, Vietnam Airlines nhận được thông báo của Ủy ban Đòi nợ và tịch biên Pháp thông báo phong tỏa số tiền hơn 1,33 triệu Euro tại tài khoản BSP của Vietnam Airlines tại Italy để thi hành bản án ngày 7/3/2000 xác nhận số tiền phải trả trên 5,185 triệu Euro./.
Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)