ASEAN hiện là nhà xuất khẩu thóc gạo nhiều nhất thế giới, với Việt Nam vàThái Lan cung cấp tới 50% tổng lượng gạo buôn bán ước vào khoảng 30 triệu tấntrên toàn cầu hàng năm.
Theo một vài nguồn tin tại Bangkok, lượng gạo dự trữ của các nước khu vực hiệnvượt 9 triệu tấn.
Tại cuộc họp của Hiệp hội các nhà xay xát ASEAN vừa diễn ra ở Bangkok, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Porntiva Nakasai và một số quan chức ASEAN nóirằng Hiệp hội ASEAN cần tập trung vào ba lĩnh vực hợp tác nhằm củng cố vị thếmặc cả trên thị trường. Đó là hợp tác giữa mạng lưới càc nhà xay xát, hệ thốngthương mại khu vực và việc dỡ bỏ những hàng rào buôn bán, qua đó giúp ASEAN sẽcó quy chuẩn thương mại tốt hơn và có được một hệ thống sẽ loại trừ được vấn đềbán tháo thóc gạo.
Điều này, nếu thực hiện thành công, sẽ làm dịu bớt vấn đề giá cả dao động và đảmbảo an ninh lương thực cho khu vực.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà xay xát Thái Lan Charnchai Rakthananon cho rằng ASEANcần hợp tác trong việc định ra giá bán công bằng dựa vào chi phí sản xuất. Theoông Charnchai, trong tương lai “Thái Lan có thể chú trọng xuất khẩu nhiều sảnphẩm (lương thực) chất lượng cao," còn các nước khác bán những loại thóc gạo cóchất lượng thấp hơn.
Dù mức thuế đối với 23 nông sản - trong đó có thóc gạo, ngô, đậu tương, đường,tỏi, đã được hạ xuống 0% theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) bắt đầu cóhiệu lực từ đầu năm nay, nhưng thóc gạo vẫn đang là mặt hàng được buôn lậu khánhiều qua biên giới, nhất là từ Myanmar và Campuchia sang Thái Lan.
Trong cuộc họp, các nước thành viên ASEAN nhất trí thành lập Liên hiệp các nhà xay xátthóc gạo ASEAN, nhằm tăng cường hợp tác để hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do và kiềm chế sự cạnh tranh về giá cảtrên thị trường.
Các nước thành viên - trừ Singapore và Brunei là hai nước không tự sảnxuất thóc gạo, đều mong muốn nâng cấp chất luợng của quy trình xay xát thóc gạo, thúc đẩycông tác quản lý và kiến lập một mạng lưới sản xuất theo hướng hội nhập trongkhu vực Đông Nam Á./.
Theo một vài nguồn tin tại Bangkok, lượng gạo dự trữ của các nước khu vực hiệnvượt 9 triệu tấn.
Tại cuộc họp của Hiệp hội các nhà xay xát ASEAN vừa diễn ra ở Bangkok, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Porntiva Nakasai và một số quan chức ASEAN nóirằng Hiệp hội ASEAN cần tập trung vào ba lĩnh vực hợp tác nhằm củng cố vị thếmặc cả trên thị trường. Đó là hợp tác giữa mạng lưới càc nhà xay xát, hệ thốngthương mại khu vực và việc dỡ bỏ những hàng rào buôn bán, qua đó giúp ASEAN sẽcó quy chuẩn thương mại tốt hơn và có được một hệ thống sẽ loại trừ được vấn đềbán tháo thóc gạo.
Điều này, nếu thực hiện thành công, sẽ làm dịu bớt vấn đề giá cả dao động và đảmbảo an ninh lương thực cho khu vực.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà xay xát Thái Lan Charnchai Rakthananon cho rằng ASEANcần hợp tác trong việc định ra giá bán công bằng dựa vào chi phí sản xuất. Theoông Charnchai, trong tương lai “Thái Lan có thể chú trọng xuất khẩu nhiều sảnphẩm (lương thực) chất lượng cao," còn các nước khác bán những loại thóc gạo cóchất lượng thấp hơn.
Dù mức thuế đối với 23 nông sản - trong đó có thóc gạo, ngô, đậu tương, đường,tỏi, đã được hạ xuống 0% theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) bắt đầu cóhiệu lực từ đầu năm nay, nhưng thóc gạo vẫn đang là mặt hàng được buôn lậu khánhiều qua biên giới, nhất là từ Myanmar và Campuchia sang Thái Lan.
Trong cuộc họp, các nước thành viên ASEAN nhất trí thành lập Liên hiệp các nhà xay xátthóc gạo ASEAN, nhằm tăng cường hợp tác để hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do và kiềm chế sự cạnh tranh về giá cảtrên thị trường.
Các nước thành viên - trừ Singapore và Brunei là hai nước không tự sảnxuất thóc gạo, đều mong muốn nâng cấp chất luợng của quy trình xay xát thóc gạo, thúc đẩycông tác quản lý và kiến lập một mạng lưới sản xuất theo hướng hội nhập trongkhu vực Đông Nam Á./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)