Việt Nam đứng thứ 38 trong bảng xếp hạng chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) của Viện Kinh tế và Hòa bình, có trụ sở tại Australia.
Bảng xếp hạng được xây dựng trên cơ sở 23 tiêu chí khác nhau từ mức độ tội phạm bạo lực và chi tiêu quân sự tới mối quan hệ với các nước láng giềng và tôn trọng nhân quyền.
Theo bảng xếp hạng nói trên, Iraq là nước bạo loạn nhất trên thế giới, sau đó là Somalia, Afghanistan, Sudan, Pakistan, Israel, và Congo.
Các nước hòa bình nhất là New Zealand, Iceland, Nhật Bản, Áo, Na Uy, Ireland, Đan Mạch, Luxembourg, Phần Lan và Thụy Điển.
Mỹ xếp hạng thứ 85 trong danh sách 149 nước trên thế giới được xét về mức độ hòa bình, sau Cuba (xếp hạng thứ 72) và Trung Quốc (xếp hạng thứ 80).
Báo cáo về GPI năm 2010 vừa được công bố cho biết nói chung, trong năm qua, thế giới ít hòa bình hơn với gần 2/3 số nước trong danh sách xếp hạng hàng năm trở nên bạo loạn hơn so với năm 2007.
Báo cáo cho rằng hòa bình trên thế giới sẽ giúp nền kinh tế toàn cầu tiết kiệm 7.000 tỷ USD mỗi năm vì hòa bình hơn sẽ đưa đến nhiều thành tựu kinh tế hơn và chi phí để đảm bảo an ninh ít hơn và số tiền tiết kiệm này có thể được đầu tư để đất nước thịnh vượng hơn./.
Bảng xếp hạng được xây dựng trên cơ sở 23 tiêu chí khác nhau từ mức độ tội phạm bạo lực và chi tiêu quân sự tới mối quan hệ với các nước láng giềng và tôn trọng nhân quyền.
Theo bảng xếp hạng nói trên, Iraq là nước bạo loạn nhất trên thế giới, sau đó là Somalia, Afghanistan, Sudan, Pakistan, Israel, và Congo.
Các nước hòa bình nhất là New Zealand, Iceland, Nhật Bản, Áo, Na Uy, Ireland, Đan Mạch, Luxembourg, Phần Lan và Thụy Điển.
Mỹ xếp hạng thứ 85 trong danh sách 149 nước trên thế giới được xét về mức độ hòa bình, sau Cuba (xếp hạng thứ 72) và Trung Quốc (xếp hạng thứ 80).
Báo cáo về GPI năm 2010 vừa được công bố cho biết nói chung, trong năm qua, thế giới ít hòa bình hơn với gần 2/3 số nước trong danh sách xếp hạng hàng năm trở nên bạo loạn hơn so với năm 2007.
Báo cáo cho rằng hòa bình trên thế giới sẽ giúp nền kinh tế toàn cầu tiết kiệm 7.000 tỷ USD mỗi năm vì hòa bình hơn sẽ đưa đến nhiều thành tựu kinh tế hơn và chi phí để đảm bảo an ninh ít hơn và số tiền tiết kiệm này có thể được đầu tư để đất nước thịnh vượng hơn./.
Kim Yến (Vietnam+)